Vó Ngựa Và Lời Kinh Trên Đá

Đỗ Quí Toàn trong Tìm Thơ Trong tiếng nói đã viết: “Nguyễn Bắc Sơn tạo nên một tín hiệu trong thơ làm tim đập mạnh, đầu óc ngây ngây. Nguyễn Bắc Sơn thành công vì hệ thống tín hiệu thơ bảy chữ của ông quen thuộc với tất cả chúng ta, ông dùng để truyền đi những cảm xúc mà chúng ta rụt rè không biết nói sao. Cho nên thơ ông sáng, không tối:”

Ngày vui của lính sao mà ngắn
Mặt trời thoắt đã ở phương Tây
Lỡ mai ta chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay.

Người lính Nguyễn Bắc Sơn uống rượu nhưng chỉ muốn khỏa lấp nỗi buồn trong “Cuộc chiến tàn tệ”. Chỉ “Một tiếng đồng hồ trước khi lên đường hành quân”. “Hãy nhanh lên! Thời gian không còn nữa. Hãy gởi trọn đời mình bên ly rượu gạo nồng cay, sợ một ngày đời mình sẽ mất.

“Khi tạo đi lấy khẩu phần
Mày đi mua rượu để Nùng cho tao
Chúng mình nhậu để trừ hao
Bảy ngày sắp đến, nghêu ngao trong rừng
Mùa này gió núi mưa bưng
Trong lòng thiếu rượu anh hùng nhát gan.

Nguyễn Bắc Sơn cùng bạn bè uống rượu rất đơn sơ làm ta nhớ lại Vương Hàn một nhà thơ đời Đường trong bài “Khúc Lương Châu” ghi lại cảnh uống rượu Bồ Đào, chén ngọc quí. Rượu ngon rót trong chén quí, thú vị biết chừng nào! Hạnh phúc đã gần kề thì những tiếng tỳ bà hiệu lệnh hành quân dục phải lên đường. Trong tâm trạng bi thương của thời chiến tranh, họ cố tận hưởng trong những bất thường, bất trắc sớm còn tối mất của đời người đi chinh chiến:

Bồ Đào, mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Tạm dịch:

Bồ Đào rượu ngát chén ly bôi
Toan nhấp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mĩa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.

Có phải rượu là một liều thuốc bổ ích dành cho chinh nhân! Câu chuyện uống rượu của người lính không phải ở phương Đông này, mà ta còn tìm gặp trong quân ngũ trời Tây. Đời lính là chuỗi ngày lo âu tình bầu bạn quây quần bên nhau đàm tiếu, chia nhau tưùng giúm thuốc hút, cùng nhau uống rượu xoay vòng để bền gan chiến đấu trên chiến trường mới; rồi biết ngày sau sẽ ra sao! Cảnh tượng đó cũng tìm găạp trong tập truyện “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh” (All quiet on the Western Front) của Erich Maria Remarque. “Một đám khói thuốc dầy đặc bay qua chúng tôi. Có một người lính nào lại không hút thuốc? Căng tin trong trại lính là nơi ghé tạm, rượu bia còn là một ciá gì hơn một thức uống, nó là một biểu hiện của một người lính năng động và biết ứng phó trong an nguy”.

Trong lo âu của người lính trận, đời sống bây giờ đặt bên cái chết. Một buổi chiều thê lương nào đó bên một thị trấn đìu hiu, con đường cát bụi Sông Mao ngắn rất ngắn mà nỗi đau dài mênh mông như nhà phê văn học Bùi Bảo Trức đã viết “Nguyễn Bắc Sơn có cái ngông nghênh, bất cần, bạt mạng:”

Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé sông Mao phá phách chơi
Chia sớ nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui

Cảnh chịu đựng dai dẳng của người lính trận bắt đầu, khi mây kéo về báo tới một cơn mưa. Mưa trong cuộc chiến tất là nỗi bi đát nhất, đọng lại một chuỗi dài liên tưởng. Mưa khuya hắt hiu xuyên qua manh tình ngăn cách rồi. Hãy phủ kín poncho bên này sợ nước làm buốt lạnh bờ vai. Hãy kéo tấm nylon xuống bên tai để tiếng mưa rơi chậm lại, cho một ngày rất ngắn

Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền Bắc sương mù giăng bốn quận
Che mưa giùm những nắm xương tàn.

Không phải chỉ có Nguyễn Bắc Sơn sợ nỗi cô đơn trong đêm mưa. Con mưa bất chợt hoặc cơn mưa chiều gợi nhớ dù nơi đây lượng nước mưa do được thấp nhất Việt Nam.

Mưa này gió núi mưa ngàn
Mùa này gió núi mưa bưng.

Nhưng chính mưa là hình ảnh kéo dài tình cảnh bi đát trên chiến trận. Thử nhìn lại khuôn mặt trong phim Farewell to arms (Giả từ vũ khí) dựa theo kiệt tác của văn hào Ernest Hemingway, bị thương trên mặt trận, yêu cô y tá, rồi gởi ra lại chiến trường. Cảnh buổi tiễn đưa ra sân ga “Được em sợ mưa, đôi khi em thấy em chết dưới con mưa”. Trời mưa chỉ làm buồn chúng mình thêm. Một cuộc chiến tranh vô tích sự và mối tình tan vỡ tan theo chiếc bong bóng nước mưa trên đường về. Về nơi đâu giữa con mưa. Chàng chiến binh lặng lẽ, thất vọng đi trong mưa. Nỗi buồn chiến tranh cũng từ đó. Cho dù sao, thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn cũng nhìn đặc tính của chiến tranh trong tâm cảnh thân phận của người lính ngoài trận mạc như nhạc sĩ Phạm Duy ghi nhận trong “Hồi Ký, thời phân chia Quốc Cộng” của ông “Là thơ cảm khái hay thơ ngất ngưởng” của Nguyễn Bắc Sơn, một trong hàng triệu thanh niên miền Nam phải đi lính, nhìn địch quân là đứa xâm mình, ăn muối đá, điên say chiến đấu và minh là lính cậu hiền khô, đi hành quân rượu đế vẫn mang theo thì chúng ta đánh nhau không hề vì thù hận:

Ta bắn trúng người vì người bạc phước
Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi

Để rồi những ngày tháng tới thương đau nghe tin người bạn nằm xuống. Nguyễn Bắc Sơn ngẩn ngơ. C ólẽ lời trầm buồn Nguyễn Bắc Sơn thốt ra nỗi nghẹn ngào trong đôi mắt đẫm ướt nhưng tiếng kèn trompette bi ai do tài tử Montgomery Clift trong phim “Thói đời” (tant qu’I; y aura des hommes thối lnê làm nhiều người bật khóc tiễn đưa người bạn già đồng ngũ (Frank Sinatra) bị đánh chết tàn nhẫn chỉ vì những người nhân danh kỷ luật đày đọa con người mang lòng đố kỵ thù hận. Bây giờ tất cả an nghỉ như trong lời thơ Nguyễn Bắc Sơn:

Gã du kích mù
Bắn viên đạn mù
Vào thân thể vị sĩ quan lim dim ngoài trận mạc
Trong trận chiến mù mịt này
Chúng ta làm sao tỉnh thức

*

Khi em chết đi
Em sẽ thành sấm sét
Thành bụi vàng
Thành gió thành mây
Trong vũ trụ hoài hoài sinh diệt.

Trong những nhà phê bình văn học, nhà văn Võ Phiến đã dành cho thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn một chỗ đứng đặc biệc của một giai đoạn thơ tác động sâu thẳm vào lòng người những bề trái ngả nghiêng hiện thực của chiến tranh. Vào tháng bảy năm 1988, trong dịp viếng thăm Úc tại Melbourne, nhà văn Võ Phiến trình bày những vấn đề văn học, đặc biệt Võ Phiến đưa ra hai thi sĩ tiêu biểu: Nữ thi sĩ Hoàng Hương Trang và thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn trong một giai đoạn lạ trong văn học Việt Nam trong “Hai mươi năm Văn Học Miền Nam 1954-1975”. Nhận xét và phê bình “Những trận nhậu trong thơ Nguyễn Bắc Sơn không giấu giếm… Phật hay Chúa có chứng kiến cũng lấy làm thương cảm. Đất nước mịt mù khói lửa, và bấy giờ người ta nói thế nào, nghĩ ngợi thế nào về chiến tranh? Nguyễn Bắc Sơn ngất ngươỏng bảo địch quân, Còn “ta” vượt lên trên chính nghĩa, bên trên mọi hăng say tinh tưởng ‘ta” là nhân vật của thơờ đại, ‘ta’ mới xuất hiện đấy thôi, và bạn bè của ‘ta’ cùng lớp ‘ta’ đều hiền khô như thế cả”.

Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá và điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo.

Không như những người thì sĩ trường phái tự do lớp trước, dòng thơ Nguyễn Bắc Sơn không chứa những ưu tư hoang mang như Nguyễn Bắc Sơn luận về những sống ở đời, cái bữa tiệc nhân sinh mà Nguyễn Bắc Sơn khề khà không có gì thịnh soạn:

“Bậc thánh triết là những tay biếng nhác
Sống khề khà quanh bữa tiệc nhân sinh”

Võ Phiến nhận định “Chính những người trong cuộc, những người cầm súng vào sinh ra tử là những người thênh thang khinh khoái hơn cả.”

Đời một người lính qua ngưỡng cửa sinh tử Nguyễn Bắc Sơn tự phác họa chân dung:

“Kẻ làm thơ đôi khi biến thành du đãng. Hoặc nhà tu theo khí hậu từng mùa”.

Có thể chưa một thi sĩ nào nói rõ những điều mình nghĩvề mình. Một vẻ ngất ngưởng, vào sinh ra tử coi sống chết chuyện đời là một chuỗi ngày tan loãng vào hư vô để hình ảnh trong thơ Nguyễn Bắc Sơn chứa đựng đâu đây hương vị thiền: “Hỡi ơi sống chết là mưa nắng. Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình Và vĩ nhân là những cây lếu láo như ta đây chờ sung rụng ngoài hiên”.

Nguyễn Bắc Sơn đi vào khu rừng phong du từ một đêm như kẻ đi đêm tìm gặp ánh đèn. Tiếng gõ cửa tưởng chừng làm ấm lòng lữ khách. Viên đá cuội tưởng chừng làm khua động mặt hồ. Tất cả làm một tiếng chim buổi sáng, một tia nắng đầu cành, một thoáng lá xôn xao trong “Mùa thu đi ngang cây Phong du” một bài thơ tình đầy hạnh nguyện:

Khi nhớ mình, ta muốn ghé ta thăm
Ngôi nhà gần ngôi nhà xa vạn dặm
Con đường tình có cội nguồn sâu thẳm
Tử sinh cùng của bà mẹ mênh mông
Ai xui ngôi nhà em cất bên kia sông
Khiến đơờ anh cứ mãi qua cầu, cứ trèo lên dốc
Bầu trời quá cao, phải chăng vì lòng mình quá thấp
Chiều mù sương vì tình yêu mù sương
Ai xui ngôi nhà em cất giữa ngã tư đường
Khiến đời anh cứ ngập ngừng ba ngả
Con phố thân quen bất ngờ con phố lạ
Nơi hàng cây rụng tiếng tắc kè kêu
Nơi lầu cao khung cửa sổ đìu hiu
Soi thấp thoáng ngọn đền hoa thiếu nữ
Những sợi tóc rụng trên chồng sách cũ
Vì thanh xuân theo nước lũ trường giang
Rớt tiếng động khơi nỗi niềm viễn xứ.

Cây phong du trong bài thơ là hình ảnh tượng trưng hương vị thiền vì cây phong du là một cây dầu rất tốt, thả những bông gòn có hạt bay khắp nơi. Trong sách cổ nói rằng loại cây này có linh hồn. Nếu cây sống đến hơn 500 năm khi chết sẽ đầu thai làm con bạch tượng. Con Bạch tượng có sáu ngà biểu hiện của lục căn như hình Bồ Tát Phổ Hiền ngồi trên mình voi. Trải qua bao nhiêu quốc độ với giông sâu thẳm của tâm thức, hạnh nguyện trong này để biến thành những thành tựu từ tâm và công đức của phẩm 28 trong bộ kinh Phaá Hoa. Và cũng ở Đà Lạt, Việt Nam, có cây phong loại hoa Geranium, còn có tên hoa phong lữu ý nghĩa là loài hoa đi trong gió. Tuy có cái tên phiêu bạt, gian truân nhưng đó là loài hoa luôn nói lên những điều nhân ái cầu mong cho chúng ta hạnh phúc. Dù bay khắp nơi nào nó cũng bày tỏ những nguyện vọng tốt đẹp trong quan hệ giữa người và người.

Qua những bão tố cuộc đời, khi môi họ kề bên chén đắng, và những đám mây che khuất ánh mặt trời, chỉ còn những giấc mơ chập chùng trước mặt là những gì tạo nên đời sống. Nguyễn Bắc Sơn trong niềm tin và thương yêu có lần miệt mài tìm hiểu lúc đức Phật đưa lên một cành sen hỏi ngài Ca Diếp. Trong cuộc đời, trên môi chỉ cần thoáng mỉm một nụ cười. Vậy thôi:

Mất bảy năm trời ta hiểu Thích Ca
Ôi nụ cười từng đêm ta mất ngủ.

Như lời viết mở đầu của Nguyễn Bắc Sơn “Những bài thơ chứa đựng thiền vị dễ bị xem thường vì chúng được viết trong một hình thức diễn tả thông tục. Phải chăng khả năng rung cảm trước sự giản dị những thâm thúy ẩn vị”. Lời phát nguyện của Nguyễn Bắc Sơn cần một chân như tiến thẳng vào căn nhà pháp thân trí tuệ, bài “Kính mời” với tâm hồn đôn hậu:

Khi tôi uống ly cà phê sữa
Khi tôi ăn bát cơm ngậm ngùi
Tôi kính mời thập loại chúng sinh
Kính mời giai nhân, anh hùng liệt sĩ
Tổ tiên ông bà
Tôi đâu dám ăn riêng một mình
Bầy chim én đã bắt đầu tư lự
Ngủ âm thầm trên những đường dây cao
Đi ngang qua, đi ngang qua
Đi ngang qua, không dừng lại trong đời nhau.
Hẹn gặp nhau ở nhất nguyên thế giới.

Nguyễn Bắc Sơn nhận hiểu những khổ đau trầm luân của kiếp người. Không thể trốn chạy thực tại vì nơi đây cho ta những hoài vọng làm trọn vẹn lời nguyện an bình từ lời gọi tình thương tiếp giáp đời của bài “Trở lại trần gian”:

Một sáng phiêu bồng qua bến sông
Bỗng nhiên hiểu Phật cũng đau lòng
Phật cũng khổ đau như người khốn khổ
Cúi đầu quay lại bên này sông

Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn là một kẻ lữ hành, là một hành giả đi từ cánh đồng tang tóc bên chân đèo vật vã hoang sơ thấm đượm u hoài. Nguyễn Bắc Sơn đi thở mệt nhoài như loài bách diệp mùa đông để bước ra khu rừng phong du đổi biết bao nhiêu lần màu lá như một dòng đời chuyển hóa. Nỗi đau đớn kiếp người vẫn còn đây. Và niềm an lạc cũng chính là đây cho chính mình, cho mùa hoa phong du bay trong muôn phương.

Nguyễn Văn Hiếu

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.