Phật giáo thăng trầm: Trường hợp Nhật Bản & Sri Lanka

Một người Tây phương khác cũng vào Nhật để tu học, và rồi trở thành viện trưởng Thiền viện Antaiji: Sinh năm 1968 tại Berlin, Đức quốc, trưởng thành ở Tây Đức, năm 16 tuổi được một vị thầy trung học dạy ngồi thiền, từ đó đã mơ ước trở thành một thiền sư, học tiếng Nhật ở đại học Berlin cùng với triết học và vật lý học, sang học một năm ở Kyoto University, năm 22 tuổi trở thành cư sĩ tu học ở Antaiji trong 6 tháng…

Làm thế nào để hoằng pháp? Đó là câu hỏi luôn luôn được các vị tôn túc và tất cả các cư sĩ quan tâm, suy nghĩ, thảo luận để tìm phương pháp thích nghi. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam hòa bình sau cả thế kỷ chiến tranh và đang đối diện với nhiều tôn giáo mới xuất hiện, chúng ta cần những phương pháp hoằng pháp hiệu quả nào để có thể đem lời Đức Phật tới và mời gọi mọi người cùng tu học? Có hai trường hợp độc đáo nên khảo sát: Hoàn cảnh Phật giáo thăng trầm tại Nhật Bản và Sri Lanka.

Trường hợp Phật giáo Nhật Bản, tuy bị nhiều người xem như đang hấp hối, nhưng vẫn đang có ảnh hưởng truyền giáo tại nhiều nước khác trên thế giới, và nhiều người da trắng vì yêu chuộng Phật giáo đã vào sống hòa nhập với người dân Nhật Bản để hoằng pháp trở lại. Như thế, tất nhiên có một sức mạnh văn hóa từ Phật giáo Nhật Bản đã và đang quyến rũ nhiều người khác trên thế giới.

Nhưng tuyệt vời độc đáo là trường hợp Sri Lanka – nơi từng bị thực dân Bồ Đào Nha chiếm đóng trong thế kỷ XVI, Hà Lan chiếm đóng trong thế kỷ XVII và Anh chiếm đóng trong thế kỷ XIX – hệ thống Tăng già Phật giáo đã nhiều lần bị xóa sổ, tới nổi mấy lần, khi các anh hùng dân tộc nổi dậy giành lại đất nước thì thấy rằng không còn một vị sư nào hết, đã mấy lần đưa các đoàn Sa-di sang Miến Điện (lần đầu năm 1597, lần thứ nhì năm 1862), sang Thái Lan (giữa thế kỷ XVIII, trong đời vua Sri Vijaya Raajasinha) để xin thọ cụ túc giới từ chư tăng Miến Điện và Thái Lan.

Hãy đặt câu hỏi rằng, khi đối diện với hoàn cảnh 21% dân số Sri Lanka theo đạo Thiên Chúa trong thế kỷ XVII vì ảnh hưởng truyền giáo của thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan, chư Tăng đã hoằng pháp thế nào để mời gọi người dân Sri Lanka trở lại Phật giáo để bây giờ chỉ còn hơn 6% dân số theo đạo Thiên Chúa (tính chung cả Công Giáo La Mã và Tin Lành)? Hãy hình dung, nếu 21% dân số Việt Nam theo đạo Thiên Chúa, chúng ta làm thế nào để mời gọi lại 2/3 khối người đó trở về lại Phật giáo? Nghĩ như thế, mới thấy kỳ công của dân tộc Sri Lanka.

Thực tế, những cuộc kháng chiến giành độc lập cho Sri Lanka đã là một nỗ lực đi tìm và xây dựng lại căn cứ Phật giáo cho Sri Lanka: Tất cả các chùa được biến thành trường học để dạy người dân tu học theo giáo lý nhà Phật và chia sẻ tự hào với lịch sử Sri Lanka, nơi vận mệnh đất nước đã gắn liền với đạo Phật từ thế kỷ thứ II TCN.

Trong khi đó, thế giới vẫn nhìn Nhật Bản như một quốc gia có đại đa số người dân theo Phật giáo, nhưng người dân không còn bận tâm nhiều về tôn giáo nữa. Tuy truyền thống, nhiều người dân Nhật theo cả Thần Đạo và Phật giáo, tương tự như nhiều người dân Việt Nam theo cả Đạo Mẫu và Phật giáo, nhưng quan tâm về tôn giáo đã rất nhạt mờ.

Bản thống kê CIA Factbook cho biết dân số Nhật Bản ước tính vào tháng 7-2011 là 126.475.664 người, trong đó ước tính năm 2005 về thành phần người dân có tôn giáo thì Thần Đạo 83,9%, Phật giáo 71,4%, Thiên Chúa Giáo 2%, các đạo khác 7,8%.

Thực tế bi quan hơn các con số đó. Tự Điển Bách Khoa Wikipedia ghi rằng, các bản khảo sát của nhật báo Yomiuri Shimbun cho thấy quan tâm tôn giáo nhạt theo thời gian: Bản khảo sát 1952 cho thấy, 64,7% dân Nhật nói rằng họ tin vào một tôn giáo cụ thể; bản khảo sát năm 1958 nói, số này chỉ còn 35%; năm 1963 chỉ còn 31%; năm 1973 chỉ còn 25%; năm 1978 tăng lên lại 34%; năm 1983 chỉ còn 32%.

Cũng bản khảo sát Yomiuri cho thấy: Bản năm 2000 ghi là, có 76,6% dân Nhật trả lời rằng họ không tin vào một tôn giáo cụ thể; năm 2005, có 72% dân Nhật nói không liên hệ tới tôn giáo cụ thể nào, và chỉ 25% nói họ có tin vào tôn giáo và 20% nói họ có tu tập theo một tôn giáo.

Một quan điểm phổ biến nhìn rằng, Phật giáo Nhật Bản suy tàn vì đa số các sư lập gia đình. Hình như các thống kê cụ thể về số lượng sư lập gia đình không được phổ biến. Nhưng một điều chắc chắn rằng, vẫn còn nhiều vị sư gìn giữ 250 giới.

Trang web Vatican (của Thiên Chúa giáo La Mã) đã đăng một bài viết của Thiền Sư Soko Morinaga, nhan đề “Celibacy: The View of a Zen Monk from Japan”

Cư sĩ Nguyên Giác

http://www.daophatngaynay.com

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.