Tăng-già thời Đức Phật – Chương I

Lời giới thiệu

”Tăng-già thời đức Phật” được Thượng tọa Thích Chơn Thiện biên soạn, trước hết nhằm đáp ứng yêu cầu nội dung đào tạo Tăng Ni theo chương trình của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra. Kế đến, tác phẩm cũng nhằm giới thiệu một số tài liệu thông chứng và nhận định về Thánh hội của đức Bổn Sư từ lúc Ngài khởi sự chuyển Pháp luân cho đến lúc Ngài nhập Niết-bàn.

Do đó, chúng tôi nghĩ, đây là tác phẩm cần yếu cho các giảng sư, các Tăng Ni sinh ở các Phật học viện, trường Cơ bản Phật học, trường Cao cấp Phật giáo Việt Nam cũng như các học giả, hành giả hằng lưu tâm đến tổ chức và sinh hoạt thánh thiện của một Giáo đoàn đã có mặt từ hơn 25 thế kỷ nay, vốn là một thành phần của Tam Bảo mà người Phật tử thệ nguyện trọn đời quy ngưỡng. Tác phẩm được trình bày theo hình thức và nội dung mang tính giáo khoa, sư phạm và cơ bản: các sự kiện lịch sử, giáo lý được trình bày có hệ thống, dựa theo kinh điển nguyên thủy và theo các nghiên cứu khoa học về lịch sử, khảo cổ, văn học, nghệ thuật .. trong khuôn khổ hạn chế về độ dày của cuốn sách. Tuy vậy, qua nhiều nhận định và lập luận theo tinh thần Phật giáo phát triển của soạn giả, có thể người đọc cũng được hé lộ để tiến đến một số suy nghĩ sâu sắc, mớI mẻ cho chính mình về đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn của Ngài.

Nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Chơn Thiện đã đóng góp nhiều công đức vào công tác Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua việc thuyết giảng cho đông đảo quần chúng Phật tử, qua việc tham gia tổ chức, soạn thảo chương trình và giảng dạy tại trường Cao cấp Phật học Việt nam, qua các công tác nghiên cứu, tổ chức và thực hiện thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, qua việc dịch thuật và biên soạn nhiều tác phẩm Phật học có giá trị.

”Tăng-già thời đức Phật” là một trong những thành quả của công tác Phật sự ấy. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng chư độc giả.

Thích Chơn Thiện – Mùa Vu lan, PL. 2535 (1991)

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam


Chương một

Bối cảnh

Ấn Ðộ là một trong những vùng đất có nền văn minh cổ nhất của lịch sử loài người. Ðấy là nền văn minh ở thượng lưu sông Indus (sông Ấn), trải xuống cả thượng lưu sông Gange (sông Hằng). Trong một thời gian dài, ít ra là từ năm 4000 đến năm 1000 trước Tây lịch, nơi đây đã là nơi tập trung của những sắc dân định cư như Mundian, Samerian…., và đông nhất, nổi bật nhất là dân Dravidian. Có thể nói trung tâm và linh hồn của nền văn minh tương đối thuần chất và cổ nhất Ấn Ðộ đã tập trung ở vùng Punjab (Ngũ Hà), thượng lưu sông Indus đã nói trên. Ðây là một nền văn minh nông nghiệp, ở thời đại đồ đồng. Các khai quật khảo cổ học đã xác minh nơi đây có một thành phố lớn được xây dựng vào khoảng hai, ba nghìn năm trước Tây lịch.

Ðến thế kỷ XIII trước Tây lịch, một nhữngánh dân Aryan từ vùng Caucasia, giữa Lý Hải và Hắc Hải (thuộc Aménia, Liên bang Xô viết (cũ) giáp giới châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, tràn xuống vượt qua rặng núi Hindu-Kush mà vào Tây Bắc Ấn Ðộ, xuống vùng Punjab. Nơi đây họ gặp sức kháng cự mãnh liệt và khá bền bỉ của dân Dravidian. Nhưng người Aryan vốn là dân du mục, rất thiện chiến, đã đánh thắng sắc dân bản địa. Người Dravidian một phần chuyển xuống phía Nam và Ðông nam, hoặc giữ thuần chủng hoặc hợp chủng cùng một số sắc dân khác, lập thành các nước nhỏ; một phần khác ở lại vùng Punjab, chung sống và chịu sự thống trị của dân Aryan.

Có lẽ Punjab là mảnh đất thuận tiện, khí hậu không đến nỗi quá khắt khe; thung lũng rộng rãi đã được khai phá trồng trọt; thành phố to lớn, quy củ; mức sống điều hòa, gồm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp sơ khởi, biểu hiện một nền văn minh, văn hóa vững chãi. Do đó mà một bộ tộc du mục quen săn bắn, quen vó ngựa đường trường với gươm giáo, cung tên là những người Aryan, đã dừng chân lại nơi đây, áp đặt sự cai trị của họ vào dân bản xứ. Nhưng người bị trị lại là kẻ có nền văn minh cao hơn, nên người cai trị mặc dầu tự coi là có đẳng cấp cao, có quyền áp đặt, cai trị, tổ chức chính quyền… lại nhuốm tư tưởng của kẻ mình cai trị. Hai nền văn hóa đã dung hợp với nhau, quốc gia có tiến bộ, mở mang công, nông nghiệp, thương nghiệp và kỹ thuật phát triển. Văn minh chuyển sang thời đại đồ sắt. Tư tưởng, tôn giáo phong phú, đa dạng hơn.

Các bộ kinh Vedas (Phệ-đà) đặc biệt là bộ Rig-Veda (Câu-thi Vệ-đà) của người Aryan được hình thành khi chính quyền vùng Punjab đã hoàn toàn lọt vào tay người Aryan. Tư tưởng cốt lõi của bộ Kinh tất nhiên nhuốm màu sắc của dân Aryan, cơ hồ như từ thời xa xưa, ở vùng Caucasia hay ở đâu đó từ trước nữa, hay từ những trạm dừng chân, sau khi qua nhiều rừng núi, sa mạc hoang vu hay vùng thảo nguyên rộng lớn, dưới ánh mặt trời gay gắt, dưới mưa lũ, gió táp bão bùng, băng tuyết lạnh lẽo, hay bên ánh lửa bập bùng đêm thâu… một vũ trụ lồng lộng đầy quyền uy nhưng có liên hệ mật thiết với con người, một cái gì vĩ đại, rộng cao khó miêu tả, ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ, đó là Brahman. Vũ trụ quan này lại trở nên gần gũi hơn, cụ thể hơn qua hình bóng của thần Ðất, thần Cây, thần Bò của dân Dravidian, của văn minh nông nghiệp cổ đại.

Tư tưởng Brahman và có lẽ cả một số lớn lời thơ vốn có từ trước rất lâu, bấy giờ, khoảng 1200 năm đến 1000 năm trước Tây lịch đã được thể hiện, sắp xếp, sáng tạo thêm, thành những bài tán ca phong phú, đẹp đẽ. Trong khoảng hơn hai trăm năm, 1017 bài tán ca, sau bổ túc thêm 11 bài đã được sắp xếp hình thành; nói đúng hơn, một số đã hình thành từ trước đó rất lâu và một số đã được thêm thắt vào sau đó rất lâu. Các bộ Vedas khác như Samma-Vedas (Sa-ma Phệ-đà), Yajur-Vedas (Gia-du Phệ-đà) và Athar-Veda (A-thát Phệ-đà, sau này được kể là một Phệ-đà) đã được hình thành sau đó có thể cả hàng thế kỷ. Các bộ này thiên trọng quá nhiều về sự cầu đảo tế lễ.

Sau vài ba thế kỷ của chiến đấu, áp bức, đấu tranh, pha trộn, dung hóa…., vùng Punjab đã trở thành những quốc gia phồn vinh, có nền văn minh khá rực rỡ và người ta thường gọi là Trung Quốc hay Trung Ương (Medhyadesa). Các quốc gia ở đây thuộc hệ thống văn minh đô thị, càng lúc càng hưng thịnh. Kuruksetna (Câu-lư), Pancàla (Bá-ca-la), Matsya (Ma-dã), Yuracena (Tú-ma-sắc-na)… Ðấy là vào thế kỷ thứ X, thứ IX trước Tây lịch. Văn minh Trung Ương bắt đầu tràn xuống phía Nam và Ðông Nam, xuôi theo sông Gange (Hằng Hà), theo vết chân của những cuộc di dân, chủ yếu là của người Aryan; đôi khi có thể là bằng vó ngựa trường chinh, nhưng phần lớn là bằng sự thân hữu, bằng những trao đổi buôn bán, bằng sự truyền bá tôn giáo, tư tưởng, học thuật… Các quốc gia phía Nam và Ðông Nam, ban đầu bị xem là những vùng bán khai hay man dã, đã tìm cách vươn lên khi chung sống với những người ở phương Bắc tràn xuống. Các quốc gia này cũng đã học hỏi Trung Ương qua những lần tham gia chiến tranh theo tính cách chư hầu được các quốc gia Trung Ương gọi đến nhờ giúp đỡ, hoặc tự tìm lên phía Bắc buôn bán, học tập… Với tinh thần tự cường, các quốc gia phía Nam và Ðông Nam đã lớn mạnhững dần, và trong vài thế kỷ, đến thế kỷ thứ VII trước Tây lịch, đã trở nên phồn thịnh: Kosala (Câu-tát-la), Kasi (Ca-thi), Videba (Vi-đê-bà), Magadha (Ma-kiệt-đà) với những thành phố lớn gồm lâu đài, dinh thự, công viên, chợ búa… Sàvathi (Xá-vệ) của Kosala, Ràjagaha (Vương Xá) của Magadha, Kosambi (Kiều-thướng-di) của Vamsa (Vam-di), Vesali (Phệ-xá-ly) của Vajji (Bạt-kỳ)…

Văn minh văn hóa ở các quốc gia Trung Ương đã phát triển rực rỡ, kết quả của sự hòa hợp của hai nền văn minh Dravidian và Aryan qua tổ chức theo hệ thống tư tưởng Vedas, nhưng đến thế kỷ thứ VII, VI trước Tây lịch thì có vẻ như khựng lại. Bà-la-môn giáo lấy Vedas làm căn bản, đã thiết lập một trật tự chặt chẽ gồm bốn đẳng cấp: Bà-la-môn (Brahmana – lễ sư), Sát-đế-lợi (Shastriya – vương tộc, chiến sĩ), Tỳ-xá-da (Vaisya – thứ dân, nông công thương) và Thủ-đà-la (Sudra – nô lệ, lao động cấp thấp). Bốn đẳng cấp trên tuy nhằm phân chia chặt chẽ ở mặt thực hiện tôn giáo nhưng rõ ràng có ảnh hưởng đến mọi lãnh vực, bình diện: kinh tế, chính trị, xã hội… nhất là ở thời điểm mà ý thức tư tưởng, tôn giáo đang phát triển cao độ. Quyền lãnh đạo tinh thần, đặc biệt trong việc thực hành tôn giáo, tế lễ là đặc quyền của đẳng cấp Bà-la-môn; kế đến là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quốc gia của đẳng cấp Sát-đế-lợi là động lực đẩy mạnh sự phát triển quốc gia lúc khởi đầu và huy động mọi hoạt động trong quá trình phát triển quốc gia. Sự phân chia đẳng cấp như thế, đương nhiên đã ngăn cản sức vươn lên của số đông lao động là hai đẳng cấp Tỳ-xá-đa và Thủ-đà-la vốn bị coi là thấp kém hơn,thậm chí đẳng cấp sau cùng là Thủ-đà-la hầu như bị tước hết mọi quyền lợi. Từ đó, dần dần hình thành tư tưởng đấu tranh bất bình và về lâu về dài, việc tổ chức lại xã hội đương nhiên phải được thực hiện.

Tổ chức xã hội theo hệ thống Bà-la-môn, do trí tuệ, do kỹ năng lãnh đạo, do quyền lực, đã ổn định đời sống, nâng cao sản xuất, tạo một bước tiến dài, một bước ngoặt mới trong lịch sử Ấn Ðộ. Nhưng khi quốc gia đã lớn mạnhững, cơ sở hạ tầng đã phát triển cao thì cái kiến trúc thượng tầng đã có dấu hiệu không kham nổi vai trò của mình, khởi đầu làm trở ngại việc phát triểu của quốc gia. Có thể nói, cái sinh khí của quốc gia bấy giờ hầu như đã suy giảm. Các tế lễ, nghi thức tôn giáo, và sự lệ thuộc về tinh thần và về sinh hoạt hằng ngày của người dân vào Bà-la-môn giáo quá nhiều. Tất cả thành ra gò bó, đơn điệu, buồn tẻ. Ðã đến lúc các quốc gia muốn tiến hơn nữa, phải đón nhận một tư tưởng lãnh đạo khác, hoặc đã đến lúc Bà-la-môn giáo muốn tiếp tục đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, phải chuyển biến thành một hệ thống mới.

Các quốc gia phía Nam và Ðông Nam đang phát triển, ý thức tự do đang nẩy nở, tinh thần thực dụng đã đậm đà theo với sự chuyển đổi sang văn minh đồ sắt song song với phát triển kỹ thuật, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Tất cả tạo nên một khí thế mới, thực tiễn mang tính chất nhân bản hơn.

Các kinh Vedas từ chỗ phản ảnhững bóng dáng của các bậc thấu thị (Rsi-Risi), ca ngợi đấng tối cao, ca ngợi một Ðại ngã vũ trụ rộng lớn đầy quyền năng là Brahman, sau đó đã đưa Brahman gần gũi với con người hơn bằng các hình thức cầu đảo, tế lễ. Nhưng một khi văn minh đã cao, tư tưởng đã phát triển khai phóng thì các mẫu thức hình nhi thượng, dù đã được kéo thấp xuống trong nếp sinh hoạt qua giới cấm, nghi lễ…. vẫn là những gò bó, xa vời, trái với lòng yêu tự do, yêu thực tiễn lúc bấy giờ.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.