Khi Đức Thế Tôn ở Xá Vệ, một vị trời đi đến, vị ấy đặt câu hỏi :
“ Nội triền và ngoại triền
Chúng sanh bị triền phược.
Con hỏi Gotama,
Ai thoát khỏi triền này?”
Triền là lưới tham. Chúng sanh trong cõi ta bà bị vướng mắc tham ái, như những cây tre trong bụi tre. (*)
Vị trời đã hỏi Gotama là tộc tánh của Đức Phật khi còn là vị Hoàng tử đầy uy quyền của Vương quốc Sãkyas . Một đấng siêu việt, một đấng tối cao đầy đủ trí tuệ để trả lời câu hỏi của vị trời đầy quyền lực.
Vậy thì Đấng Tối Cao là nhân vật lịch sử đã có mặt trên quả địa cầu này trên hơn 2600 năm qua. Nguyên do nào khiến Ngài rời bỏ cung vàng điện ngọc để tìm đến đời sống giải thoát rồi đạt đến giác ngô.
Ta hãy cùng nhau điểm qua đoạn cuối của cuộc đời vị Hoàng Tử trước khi xuất gia tầm đạo.
Cung thành vương quốc Sãkyas vào một buổi chiều Xuân…
Cung đàn dìu dặt bắt đầu trong cung điện lộng lẫy của Thái tử Sĩ Đạt Đa. Đầy những cảnh vui chơi dục lạc. Thái tử dìu bước công nương Da Du Đa La vào dự cuộc vui. Nhưng cuộc vui chơi nào lại chẳng có lúc tàn, Những bước chân phiêu du của những điệu vũ quay cuồng, những điệu nhạc đầy quyến rũ , như mời gọi, như đón chào nhưng không lôi cuốn được chàng. Trái tim của ngàn đời được tôi luyện, xin trở về lần chót để mong cứu độ chúng sinh. Tìm về chánh niệm, niệm thân diệt trừ những cảm thọ sai lầm Rồi chàng cảm nhận
Những việc ta làm là
Ta mong tìm khoái lạc
Từ những gì nhìn thấy
Từ những việc ta nghe,
Từ mùi hương ta ngửi
Lục vị qua chiếc lưỡi
Cảm giác sờ vật thực
Điều ta nghĩ là thực
Việc này sẽ xảy ra
Việc này sẽ xảy ra (**)
Quán tưởng về sự thật cuộc đời nên mọi việc đối với chàng dường như là ảo mộng. Điều này khiến chàng dấn bước ra ngoài vòng thành cung điện, nơi chàng chứng kiến Bốn Dấu Hiệu của lão, bệnh, tử và đời sống thánh thiện.
Muốn tìm chân lý cuộc đời với những nhận thức sai lầm vì bị đóng khung thì con đường vẫn vòng vòng mà không ra lối thoát. Leonard De Vinci triết gia, khoa học gia của thế kỷ 15-16 cũng đã từng nói với học trò mình rằng : “Các con hãy tự mang giày đinh, trèo núi cao, đi xuống đồng bằng, thung lủng sâu hay đến tận hang cùn ngỏ hẹp, để chính tự mình tìm hiểu và chứng kiến tận mắt những sự kiện rồi hãy đưa ra kết luận.” Với Leonard De Vinci , ông muốn tái tạo hoàn cảnh sống của quả địa cầu trong thời quá khứ. Tính nhân bản của ông là muốn tìm ra sự thật thì tự chính mình phải trãi nghiệm sự kiện rồi phân tích và kết luận. Điều này tuy không đồng nghĩa với lời kinh Kalama (**), nhưng cùng ý tương tợ. Tôi không có quyền so sánh Đức Thế tôn với một ai cả. Bởi vì hai việc không đồng bản thể , tuy nhiên, hai nhận thức đều có tính triết lý, khoa học và nghệ thuật. Leonard De Vinci cũng nói thêm rằng : “Hiện tại là chìa khóa của quá khứ”. Nó cũng lại cho thấy việc này không quá xa với cơ sở căn bản của luật nhân quả.
Tính nhân bản của Sĩ Đạt Đa là thành kiến về giai cấp trong xã hội Ấn Độ, không có chổ đứng trong tim của chàng. Nhưng việc quan trọng, tối cần của chàng là mang hết năng lực, trí tuệ để tìm ra con đường giải thoát, cứu độ chúng sinh Cuộc hành trình đầy gian lao này nếu không có ngọn đao của trí tuệ được mài giũa qua con đường thiền định thì bờ giải thoát hãy còn xa. Trí tuệ một đời hay trí tuệ của ngàn đời được đúc kết và cống hiến cho nhân loại .
Để hiểu ra chân lý cuộc đời
Trong hoàng cung hay ở bên ngoài,
Việc có khác hay là không khác?
Đời là thế hay còn hơn thế?
Điều chưa đủ, ta chưa biết đủ?
Như ngục tù, vây kín quanh ta
Cảm giác rằng ràng buộc nơi ta.
Cảm giác ấy mãi còn vương vấn
Hiện thực phải chăng là chân thực?
Sao ta mãi hãy còn vương vấn,
Sự thực này, vẫn muốn tìm ra,
Ngoài hoàng cung, sau bốn bức tường.
Ta vẫn muốn tìm ra sự thực,
Để rõ ra chân lý cuộc đời ? (***)
Hạt giống gieo trồng từ ngàn đời đã nẩy mầm rồi vươn cao thành những cây đại thụ đươm hoa rồi kết quả. Sự ra đi tìm chân lý của chàng là sự nở rộ của ngàn hoa từ muôn kiếp xa xưa nào đó. Bị tác động sâu xa bởi những gì đã nhìn thấy từ bên ngoài bốn cửa thành, chàng quyết định từ bỏ những thú vui trần thế, hướng tới sự nhận biết chân lý tối thượng.
Sự già nua cùng tuổi tác
Thoảng đi qua trong chốc lát,
Từng sát na, tế bào sinh,
Mang bệnh khổ, rồi già chết,
Từng sát na, vô thường đến
Không bảo nó thôi đừng đến,
Tuổi nào là tuổi không qua ,
Tuổi già nua, rồ̀i tuổ̉i chết,
Trải qua cho hết đoạn đường,
Tôi, anh cùng hết mọi người.
Sinh biệt ly. già có chết
Đây chính là con đường Thánh,
Hạnh phúc chân thường là chánh,
Thoát vòng bi lụy đau thương ,
Tìm ra chân lý cuộc đời,
Mọi người sống, đời đáng sống (***)
Vì vậy, chàng giã từ cuộc sống vương giả và dấn mình vào đường tu của một nhà khổ hạnh, để mong tìm sự giác ngộ. Cố Văn sĩ Võ Đình Cường trong cuốn “ Thử Hòa Điệu Sống” đã viết : “Lý tưởng định hướng thuyền đời và làm nẩy hoa cuộc sống.” Một lý tưởng đã ươm mầm từ muôn kiếp nay trở thành hiện thực của thế gian. Nó là nguồn di sản vô cùng tận mà Đấng Thiện Thệ đã để lại cho chúng ta.
Ta sẽ sống trong sanh, già, bệnh, chết
Sống để rồi chết thì sống làm chi?
Để diệt trừ khổ não đến có khi .
Ta phải cố tìm cho ra chân lý?
Ồ! Hãy trông xa kia là bậc thánh
Thật an nhiên thanh thản và hiền hòa.
Cõi ta bà đã tìm ra lối thoát,
Tâm tĩnh lặng sống an hoà thư thái
Chân lý đó làm nẩy hoa cuộc sống
Tâm thanh tịnh vốn là chơn tự tánh.
Tìm ra chưa Chân Lý của cuộc đời? (***)
Một khoảng không gian âm u mờ tối trong cung vàng điện ngọc, một khoảng không mà trí tuệ mở rộng trong một môi trường tôi luyện đầy gian lao cực khổ, trãi qua nhiều khổ hạnh chốn rừng già, ăn từng hạt mè để sống,
Sự ra đi của Thái tử Sĩ Đạt Đa có hay không có lời từ giã với Công nương Gia Du Đà La thì chưa ai biết được, nhưng cuộc chia tay với Xa Nặc là một huyền sử .
Hỡi Da Du Đa La cùng con thơ dại!
Giờ đã đến, thôi ta xin tạm biệt.
Còn những việc tối cần, em nên biết,
Ta rời em mang trọng trách này đây,
Lòng nhân ái, trao ai còn đau khổ,
Lo tha nhân và lo cả muôn loài,
Từ khi biết em và con đầy đù.
Ta ra đi là tạm biệt từ đây.
Lời tạm biệt mong mang nguồn hạnh phúc
Xa Nặc hỡi! Ta ra đi giờ đã điểm,
Mọi buồn vui xin gởi lại nơi này.
Đây thanh kiếm, y trang và mớ tóc,
Theo chân ngươi về đến chốn hoàng cung.
Trao tận tay phụ hoàng dùm ta nhé,
Á́o khổ̉ hạnh từ nay ta nguyền khoác,
Với thời gian cùng tâm huyết của mình.
Bờ giải thoát là nơi ta nguyện đến,
Danh Hoàng tử, từ nay xin giã biệt.
Chưa đến bờ, chưa trở lại nơi đây,
Nhắn gởi mẹ già, vợ yếu, con thơ,
Rằ̀̀̀ng ta nay vẫn hãy còn khỏe mạnh,
Đừng trông chờ, đừng tìm kiếm ta chi.
Thời gian đến ta sẽ tìm trở lại,
Thôi tạm biệt từ nay xin tạm biệt,
Lời tạm biệt mong mang nguồn hạnh phúc. (***)
Đã cùng nhau trở lại những giờ phút khó quên trong lich sử nhân loại mà chứng nhân cũng có thể là chúng ta. Đương thời, ta có thể là những cành cây ngọn cỏ, những hòn sỏi viên đá, những dòng suối mát hay một vũng nước trong, một vài loại chim muông hay loài bò sát hoặc loại côn trùng cùng muôn thú nào đó. Chúng ta đã nghe được lời Thánh nguyện thủơ xa xưa, để rồi ngày nay có dịp trồi đầu trở lại kiếp người để hưởng lại những dòng Thánh Pháp của Đấng Đạo Sư cao cả qua lời giáo huấn của các bậc thầy, các vị thiện hữu tri thức.
Con xin đem hết lòng thành kính làm lễ ĐứcThế Tôn Ba Ga Va. Ngài là Bậc A la Hán cao thượng đã chứng quả Chánh biến tri. Do ngài tự ngộ không thầy chỉ dạy (****)
Ngày hôm nay chúng con là những Phật tử từ chùa Quang Minh do hai nguồn xuất phát: một từ Gia đình Phật Tử Đại Hoan Hỷ; hai là quý Liên viên Phật tử trong Liên hữu , Liên Xã Quang Minh Đạo tràng, đã cùng quý Phật tử chùa Sakyamuni Sambuddha Vihara dùng cung đàn tiếng nhạc, các điệu múa thô thiển tầm thường của thế gian làm sống lại một phần nào lịch sử của những giờ phút thiêng liêng cao quý của bậc Chánh Đẳng, Chánh Giác đầy lòng từ bi cao cả đã cứu độ chúng sanh mà nhân loại hằng ngưỡng mộ. Với lòng thành, chúng con kính dâng chút quà mọn đến với Đấng Từ Phụ trong ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak theo Liên Hiệp Quốc năm 2019. Xin Ngài chứng tri cho chúng con.
Diệu Thông
________________________
Ghi Chú:
(*) Bốn câu kệ trên nguyên bản tiếng Pali được cố Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch , ngoài ra còn có 04 câu kệ trả lời của Đức Thế Tôn nhưng không cần thiết để đề ra theo ý của bài. Chúng con không biết có từ trong tạng kinh nào vì nguồn từ các trang web.
Ngày 11/04/16 Thầy Phước Tấn có giảng về Thức thực và có đề cập về nội triền và ngoại triền nhưng không nhấn mạnh lắm.
(* *) Kinh Kalama có trong Tăng Chi Bộ Kinh; phân đoạn 65 do cố Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch
(** *) Chuyễn ngữ theo những bài hát của nhạc sĩ kiêm ca sĩ Andrew Williams mà các Phật tử chúng con đã dùng để diễn múa
(** **) Theo lời dịch của Sư cả Sen Then, Trụ trì chùa Khmer Buddhist Centre of Victoria từ câu kinh tiếng Pali: Namo tassa bhagavato arahato samma sambuddhassa