Việc Lớn Sanh Tử

“Tri kiến” rất quan trọng, chính là “Chánh tri chánh kiến”. Cương lĩnh tu hành của pháp môn niệm Phật chúng ta là “ Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”.
“ Phát tâm Bồ Đề” chính là Chánh tri chánh kiến, cho nên chưa có Chánh tri chánh kiến, cho dù làm đến được một lòng chuyên niệm, cũng rất khó vãng sanh, cái điểm này rất then chốt. Thành thật mà nói, nếu chưa có Chánh tri chánh kiến, tuy là một lòng chuyên niệm, cũng rất khó mà thành tựu. Bởi vì một là nhất tâm, tâm có tạp niệm thì không phải nhất tâm, xen tạp chuyên niệm Phật A Di Đà, tất cả pháp môn khác đều buông bỏ, dường như là một lòng chuyên niệm, kỳ thật không phải vậy, bạn vẫn còn xen tạp vọng tưởng, còn xen tạp lấy phiền não, cho nên vẫn là không thể thành tựu. Có thể biết trong việc tu hành, Tri kiến rất là quan trọng.

“ Tri kiến” nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là “ nhận thức”, nhận thức đối với Phật pháp, nhận thức đối với pháp thế gian. Có nhận thức chuẩn xác, chính là Chánh tri chánh kiến. Phật pháp ở thế gian giáo hóa chúng sanh, không gì khác hơn, chính là giúp đỡ tất cả chúng sanh xây dựng “Chánh tri chánh kiến”, có được chánh tri kiến rồi, thì tu hành sẽ rất dễ dàng. Cho nên tu hành ở mỗi cá nhân, nếu không thể khắc phục được phiền não, không thể khắc phục được tập khí, vấn đề vẫn là ở trên Tri kiến. Do đó, khi vừa mở đầu “ Kinh Pháp Hoa”, Thế Tôn liền đem tông chỉ của giáo học nói ra: “ khai thị ngộ nhập, Phật chi tri kiến”. Phật vì chúng ta khai thị, chúng ta chính mình phải có năng lực ngộ nhập. “ Ngộ” là hiểu rõ, “ nhập” chính là chân thật làm đến được. Cũng chính là đem Chánh tri chánh kiến dung họp, có thể cùng với đời sống của chính mình hòa thành một thể, nên gọi là dung họp, thường gọi là chứng quả, “ nhập” chính là ý nghĩa của sự chứng ngộ.

Chúng ta chính mình tu học cũng phải có mục tiêu, có một tiêu chuẩn. Mỗi năm phải có tiến bộ hơn, như vậy thời gian sẽ không bị luống qua. Người học Phật có tiến bộ hay không, phải dựa vào hai điểm sau đây, để làm phản tỉnh, kiểm cho chính mình:

Thứ nhất là khai mở trí tuệ. Cũng chính là vừa rồi đã nói, là “Chánh tri chánh kiến”, càng ngày càng rõ ràng, tường tận. Đạo lý trong kinh điển đã nói, ngày nay hiểu rõ hơn ngày trước rất nhiều, sự lãnh ngộ được nhiều hơn.

Thứ hai là đoạn phiền não. Vọng tưởng, phiền não, tập khí nhẹ hơn so với trước. Nếu như trí tuệ không tăng trưởng, phiền não tập khí vẫn còn rất nặng, thì năm này đã uổng đi qua.

NHẬP TRI KIẾN PHẬT
HT. Tịnh Không
“Khẳng định hư không pháp giới tất cả chúng sanh chính là tự tánh”, đây chính là “ vào tri kiến Phật”, đó là chân tướng của Vũ trụ nhân sanh.
Đặc biệt là thời đại hiện tại, nếu không có sự nhận biết này, thì kiếp nạn của mình và tất cả chúng sanh, không cách gì tránh khỏi. Muốn nhận biết cái sự thật này, thì cần phải “Thâm nhập Kinh tạng”, mà kinh tạng thì tuyệt nhiên không phải là chỉ “ Đại Tạng Kinh”, mà là lời Phật dạy trong bất cứ bộ kinh điển nào, chân lý mà bộ kinh điển đó hàm chứa, thì có thể giải quyết được vấn đề. Chân lý hàm chứa trong bất cứ kinh luận nào cũng là như nhau, cho nên “ pháp môn bình đẳng, không có sai biệt”.

Tu học Phật pháp căn cứ vào bất cứ bộ kinh điển nào, đều có thể vào được tri kiến Phật. Cho đến chọn lựa một bộ kinh nào, một pháp môn nào, đó là duyên phận, căn tánh, yêu thích và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau của mỗi người. Chư Phật Như Lai vì người căn tánh lanh lợi giới thiệu “ kinh Hoa Nghiêm” “ Kinh Pháp Hoa”, vì người căn tánh trung hạ giới thiệu “ kinh Vô Lượng Thọ” nói cho cùng, chúng sanh căn tánh trung hạ thì vẫn chiếm đa số. Còn pháp môn Tịnh Độ không chỉ là một mình Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu, mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều giới thiệu, vậy còn có thể sai chăng? vấn đề chính là phải thâm nhập vào chân lý mà kinh tạng hàm chứa, và chân tướng vũ trụ nhân sanh mà kinh đã nói; nếu không thể thâm nhập, thì không thể hàng phục được phiền não tập khí, nếu không thể hàng phục được phiền não tập khí thì nhất định tạo nghiệp, tạo nghiệp thì quyết định tổn hại chính mình, cũng tổn hại tất cả chúng sanh.

Tổn hại chính mình không hề gì, tương lai đọa địa ngục biến súc sanh, đó là tự làm tự chịu; Thế nhưng tổn hại nhiều chúng sanh, thì tội lổi này sẽ rất nặng. Đoạn dứt pháp thân huệ mạng của tất cả chúng sanh, thì không tội nào nặng hơn, bởi vì tội nghiệp này mới sẽ đọa địa ngục. Họ từ vô lượng kiếp đến nay, lần này được thân người, có cơ hội nghe được Phật pháp, bạn làm cho duyên phận này của họ mất đi, cái tội này nặng không? kết tội mà trong kinh Phật nói, chúng ta phải hiểu được cái hàm nghĩa trong đó.

Trái lại, giúp đở tất cả chúng sanh có cơ hội nghe được Phật pháp, có cơ hội tu học Phật pháp, đây là công đức bật nhất của thế xuất thế gian pháp. Ở thế gian tuy là có nhiều tiền của, khi chết một phân chia tiền cũng không thể mang đi, nên gọi là “ không mang được thứ gì, chỉ có nghiệp theo mình”. Cái gì có thể mang đi? giúp chúng sanh nhận được cơ duyên giáo hóa, thì công đức này có thể mang đi.

Trong xã hội hiện tại có rất nhiều người có địa vị, có tiền của, mà không biết được sự thật và đạo lý này, không có trí tuệ, không biết được rõ ràng cái gốc của “kiết hung họa phước”, cho nên vẫn là không thể hướng đến việc tốt mà tránh đi việc xấu, những nhân quả báo ứng này, chúng ta không những xem thấy từ trong ghi chép của người xưa rất nhiều, nếu chúng ta hơi lưu ý thì ở xã hội hiện tại nơi nào cũng đều có thể xem thấy.

Ngày nay chúng ta có may mắn gặp được cái nhân duyên này, chân thật là “ trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, nếu chúng ta vẫn không biết nắm lấy, không biết được tu phước, trái lại còn tạo nghiệp, chướng ngại cái nhân duyên này, thì tội nghiệp sẽ rất nặng. Cho nên gặp được duyên phận rất thù thắng, rốt cuộc rồi là tốt, hay là không tốt, rất là khó nói, phải xem bạn dùng cái tâm thế nào. nếu bạn dùng là tâm thiện, bằng lòng thành tựu chúng sanh, đây là việc tốt. Nếu như chính mình có ý nghĩ muốn khống chế chiếm hửu, cái duyên phận này sẽ giúp bạn đọa vào địa ngục A Tỳ. Đây đều la sự thật, hòan tòan khác biệt ở trên sự nhận biết.

2
Nghe Kinh Quan Trọng
Trí tuệ phải làm thế nào để bồi dưỡng, chỉ một phương pháp là nghe kinh. Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa khi còn ở đời, nói pháp 49 năm, chưa từng gián đoạn.
Ngay trong học trò của ngài, chúng xuất gia thường theo ngài là 1250 người, ngoài số này ra, không phải là những người thường đi theo còn đông hơn nhiều. có rất nhiều người đi theo Thích Ca Mâu Ni Phật, không muốn rời xa, mỗi ngày nghe Phật giảng pháp thậm thâm vi diệu. Chúng ta bỗng nhiên mới hiểu ra, nếu muốn được trí tuệ chân thật, không thể rời xa kinh giáo, phải ngày ngày nghe, phải ngày ngày giảng.

Sau khi nghe rồi, chính mình hiểu rồi, giảng cho người khác nghe. Thế Tôn cả một đời, dạy bảo chúng ta “ thọ trì đọc tụng, vì người giảng nói”, câu nói này đã nói ngàn lần vạn lần, chúng ta phải rất hoan hỉ, rất bằng lòng vì người khác giải nói.
Hiện tại người giảng kinh quá ít, chúng ta dùng phương pháp cuả khoa học cao: như Internet, truyền hình vệ tinh, đem Phật pháp truyền đi khắp mọi nơi. Chân thật muốn vào được tri kiến Phật, khiến tư tưởng kiến giải thuần chánh mà không có sai lầm, không nghe kinh, không đọc kinh thì nhất định không thể giải quyết được vấn đề.

Tôi học Phật đã 47 năm, kinh nghiệm của nhiều năm nói với tôi, chỉ có ngày ngày huân tập, một ngày cũng không được gián đoạn, chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày, đối nhân xử thế tiếp vật, mới không tùy thuận theo phiền não, cũng chính là sẽ không tùy thuận theo ý riêng của chính mình, bởi vì chính mình vẫn là mê, chưa giác ngộ.

Phật nói trước khi chúng ta chưa chứng được A La Hán, không nên tin vào ý nghĩ của chính mình, ý nghĩ của chính mình đều là sai lầm, là tri kiến của phàm phu, là tri kiến Luân hồi. Tùy thuận ý nghĩ của chính mình, nhất định tạo nghiệp luân hồi, Phật nói là lời thật. Cho nên trước khi chưa có khai ngộ, phải tùy thuận giáo huấn của Phật, nhưng nếu chưa hiểu được kinh giáo, không thể thâm nhập, thì không làm được.

Đến khi chính mình đoạn được phiền não rồi, mức độ thấp nhất là đoạn được Kiến tư phiền não, buông bỏ tất cả chấp trước, chứng được quả A La Hán, A La Hán gọi là chánh giác, cũng chính là tư tưởng kiến giải không thể có sai lầm, vậy mới có thể tin vào ý nghĩ của chính mình, Bồ Tát cao hơn A La Hán, là chánh đẳng chánh giác, cũng chính là đoạn được trần sa phiền não rồi, phân biệt cũng không còn, Phật là viên mãn nhất, vọng tưởng, vô minh đều không còn, gọi là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Chúng ta Kiến Tư phiền não thảy đều đầy đủ, ở ngay trong cuộc sống thường ngay, vẫn là thị phi, tham sân si mạn, tự tư tự lợi, đó là tâm luân hồi, những gì đã tạo tác, chính là nghiệp luân hồi. Tâm luân hồi, nghiệp luân hồi gặp được Phật pháp, luôn luôn là sẽ chướng ngại Phật pháp. Không những hiện đại như thế, thời xưa cũng không ngoại lệ. Thế nhưng người xưa tốt hơn so với người hiện đại, bởi vì thông thường họ đều được đào luyện qua đạo đức, còn có quan niệm đạo nghĩa.

Hiện tại luân lý đạo đức không còn nữa, bạn nói luân lý đạo đức với họ, không những họ không thể tiếp nhận, mà còn bài xích. Họ cho rằng tự tư tự lợi là đúng, hại người lợi mình là đúng, họ ở ngay trong đó có thể được lợi ích. Họ không biết được cái lợi trước mắt rất nhỏ, trong khoảng chớp mắt thì đã đọa vào địa ngục A Tỳ, đây chính là ngu si mà Phật pháp thường nói, không có trí tuệ mới có thể làm cái việc ngu này.

Người giác ngộ nhất định không có ý niệm tự tư tự lợi, nhất định không có ý niệm và hành vi khống chế chiếm hữu với tất cả mọi người mọi vật. Bởi vì họ chân thật hiểu rõ “ Tam tâm bất khả đắc”, “ vạn pháp đều không, nhân quả bất không”, cho nên không họ sẽ không khởi lên một niệm ác, sẽ không có hành vi sai lầm, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với pháp tánh, đây là gọi là “tánh” mà trong Phật pháp thường gọi, gọi Tánh chính là Phật tri Phật kiến, gọi Tánh chính là Phật ngôn Phật hạnh, thành tựu vô lượng vô biên công đức. Đem công đức này trang nghiêm pháp giới, trang nghiêm chúng sanh, đây gọi là chư Phật Bồ Tát.

Phàm phu những việc làm lợi ích chúng sanh thì không chịu làm, mỗi niệm đều nghĩ lợi ích của chính mình, cái niệm đầu tiên chính là chính mình được lợi ích, bảo hộ chính mình. Còn Phật Bồ Tát chỉ cần có thể lợi ích cho chúng sanh, hy sinh chính mình cũng hoan hỉ, cũng bằng lòng. Hy sinh sinh mạng của chính mình cũng không hề tiếc, huống hồ là vật ngoài thân? Chỉ cần có thể khiến cho chúng sanh được lợi ích chân thật, làm gì không phát tâm đại hoan hỉ, đây là chỗ khác nhau giữa phàm phu và Phật.

Chúng ta học Phật phải làm thật, nếu gặp được việc chân thật lợi ích chúng sanh, vẫn còn nghĩ thử xem đối với mình có lợi ích hay sao? có đáng nên làm hay không? có cái ý niệm này là mê hoặc. Vì sao có thể có hiện tượng này? Thứ nhất thiện căn phước đức của mình không đủ, thứ hai ngoại duyên không đủ, ngoại duyên chính là cơ hội nghe kinh nghe pháp quá ít. Nếu như có người thường giảng cho bạn nghe, lâu ngày dài tháng, trong vô hình trung huân tập thành chủng tử. Đây là Phật chủng, Phật chủng chính là chủng tử giác ngộ. Chủng tử này nhiều rồi, thì sanh ra sức mạnh, khi bạn gặp được cơ hội thì liền nắm bắt, bạn nhất định sẽ không bỏ qua.

Tuổi tôi lớn như vậy rồi, ngày ngày vẫn phải giảng kinh, đều là vì chúng sanh; nếu là vì chính tôi, tôi có thể nghĩ hưu rồi. Trong sách xưa có ghi rằng: “ thất thập chí sĩ”, chí sĩ chính là hiện tại gọi nghĩ hưu, cáo lão về làng. Tôi cũng có thể nghĩ hưu, tìm một chổ thanh tịnh niệm Phật cầu vãng sanh, còn phải bôn ba cực nhọc làm gì? bởi vì những kinh giáo này không có người giảng, nếu có người giảng, tôi tuyệt đối sẽ không giảng nữa. Không có người giảng, vậy thì không thể không giảng, đây là hy sinh chính mình, giúp đỡ người khác.

Chư Phật Bồ Tát xả bỏ chính mình vì người khác chính là giảng kinh nói pháp, Phật Bồ Tát vì chúng ta thị hiện, không luận tại gia, xuất gia, đều là vạn duyên buông bỏ, không một sở hửu, thanh tịnh vô vi. Giúp đỡ chúng sanh là giáo pháp, ở thế giới Ta Bà này, nhĩ căn của chúng sanh mạnh nhất, cho nên giảng kinh nói pháp là phương pháp tốt nhất; kế đến, ở chính mình cố gắng làm, làm một tấm gương tốt cho xã hội đại chúng xem, như vậy mà thôi.

Đệ tử Phật chân chính, không luận tại gia xuất gia phải học Phật, xuất gia phải học cao tăng, tại gia phải học cao sĩ, những cao tăng cao sĩ này đều là chư Phật Bồ Tát ứng hóa đến thế gian, vì chúng ta làm ra mô phạm điển hình tốt nhất. Chúng ta phải thấu hiểu, phải chăm chỉ nỗ lực mà học tập, thành tựu vô lượng vô biên công đức cho chính mình.

HT. Thích Tịnh Không
Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Biên Tập : PT. Giác Minh Duyên
(http://tinhkhongphapngu.com)
Người gửi bài: Nguyễn Thành Chiến

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.