Mười Trói Buộc (Kiết sử)

Các kiết sử hay “Samyojanas” lại là một nhóm pháp bất thiện khác nữa, các kiết sử trói buộc “ngũ uẩn gông cùm” (Fetter-khandhas) (trong cuộc sống đời này) cho đến các ngũ uẩn (khandhas nơi cuộc sống mai hậu) hay trói buộc nghiệp với quả[141] hoặc giả trói buộc chúng sinh phải chịu đau khổ… (Visuddhimagga, XXII.48) qua các kiết sử đó chúng ta bị trói buộc vào trong vòng luân hồi sanh tử.[142] Trong cuốn Dhammasangani (§1113) chúng ta thấy cách phân loại 10 gông cùm này như sau:

Tham dục (Kama -raga)
Sân hận (Vyapada)
Ngã mạn (Mana)
Tà kiến (Ditthi)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa)
Tật đố (Issa)
Xan tham (Macchariya)
Vô minh (Avijja)
Hữu tham (Bhavaraga)

Trong những cách phân loại kiết sử nêu trên, tà kiến được xếp dưới hai khía cạnh: tà kiến và Giới cấm thủ. Khi không có chánh kiến ta không thể tận diệt được tà kiến “bản ngã” và các phiền não khác, và như vậy chúng ta bị cùm nơi vòng luân hồi sinh tử. Khi không còn chánh niệm về một thực tại nào đó ngay trong giây phút hiện tại, chúng ta không thể tu luyện được Bát chánh đạo. Cho đến khi nào chúng ta chưa trở thành vị thánh Nhập lưu thì luôn có tà kiến xảy ra. Tất đố và xan tham cũng là các pháp bất thiện được phân loại căn cứ vào các kiết sử nhưng không nằm trong các nhóm phiền não khác. Chúng ta nên tìm hiểu xem ganh tị có xuất hiện khi ai đó nhận được bằng khen (Token of honour) hay bằng danh dự khi ta không nhận được hay không. Chấp thủ bản ngã chi phối các điều bất thiện thô thiển như ghen tương. Vị thánh Nhập lưu đã tận diệt được tà kiến “bản ngã” cũng tận diệt được ghen tương và cả bỏn xẻn nữa. Nếu chúng ta tu luyện hiểu biết về danh pháp và sắc pháp hàng ngày, rất có thể chúng ta khởi sự nhận ra cuộc sống thực sự chỉ là một sát-na cảm nghiệm được một cảnh nào đó. Đôi khi cảnh đó rất dễ chịu, đôi khi lại không dễ chịu chút nào, điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào các duyên hệ chi phối cảnh đó. Kinh nghiệm về các cảnh dễ chịu và khó chịu lại do nghiệp chi phối và do những hành động đã được thực hiện. Nếu ta nhìn nhận cuộc sống chỉ là một chuỗi những pháp khác nhau mà mỗi pháp đó xuất hiện là vì có được những duyên hệ chi phối riêng, thì sẽ có rất ít duyên hệ ghen tương xảy ra. Khi ta nhận ra bằng cách nào ghen tương luôn luôn có thể khuất phục chúng ta và các pháp bất thiện khác ta có thể sẽ được nhắc nhở cố tu luyện chánh kiến về danh pháp và sắc pháp để tận diệt những điều bất thiện.

Còn một cách phân loại các kiết sử khác nữa và cách này cho thấy cách phân loại này không hoàn toàn cứng nhắc. Ta thấy có thí dụ trong Sách Phân Tích (Book of Annalysis chương 17, §940)[143] việc phân loại các kiết này giúp nhận ra các “hạ phần kiết sử” và “các thượng phần kiết sử”. Có năm hạ phần kiết sử thường trói buộc các sanh vật thuộc cõi dục giới và năm thượng phần kiết sử lại trói buộc các sanh linh thuộc cõi cao hơn như cõi Phạm thiên sắc giới và các cõi Phạm thiên vô sắc giới.

Các hạ phần kiết sử (Orambhagiyasamỵoana) gồm:

Thân kiến (Sakkaya-ditthi)
Hoài nghi (Vicikiccha)
Giới cấm thủ (Silabbata-paramasa)
Dục ái (Kama raga)
Sân (Vyapada)

Các thượng phần kiết sử (Uddhambhagiya-samỵoana) gồm:

Sắc ái (Rupa-raga) nơi các cõi Phạm thiên sắc giới.
Vô sắc ái (Arupa-raga) nơi cõi Phạm thiên vô sắc giới.
Ngã mạn (Mana)
Phóng dật (Uddhacca)
Vô minh (Avijja)

Cách phân loại tà kiến kiểu này lại được sắp thành hai loại: dưới góc độ thân kiến và Giới cấm thủ. Chấp thủ lại được sắp thành ba loại: Chấp thủ dục giới, chấp thủ tái sanh, kết quả của thiền vô sắc giới và chấp thủ tái sanh, kết quả của thiền vô sắc giới. Ganh tỵ và keo kiệt không xuất hiện trong phân loại này.

Tâm đạo của thánh Nhập lưu tận diệt được ba hạ phần kiết sử gồm: Thân kiến, Giới cấm thủ và hoài nghi. Vị thánh Nhập lưu không tận diệt được dục ái và sân, nhưng đối với vị đó những điều này lại không thô thiển như trong trường hợp của phàm phu; chúng không thể dẫn đến tái sanh khổ cảnh.

Tâm đạo của bậc thánh Nhất lai không tận diệt được kiết sử dục ái, nhưng đã suy yếu dần đi. Trí tuệ phải được tu luyện ở mức độ cao hơn để tiêu diệt được dục ái và sân. Vị thánh A-na-hàm tận diệt được cả hai triền cái này. Các hạ phần kiết sử không còn trói buộc được ngài nữa, nhưng các thượng phần kiết sử vẫn có thể thực hiện được điều đó. Điều này chứng tỏ cho thấy khó khăn đến mức độ nào để huỷ diệt được các kiết sử. Chỉ có tâm đạo của bậc A-la-hán mới có thể tận diệt tất cả những kiết sử. Vị A-la-hán không bao giờ chấp thủ nữa, ngài không chấp thủ với quả thiền, không chấp thủ với tái sanh nơi bất kỳ cõi hiện thực nào cả. Ngài cũng không còn ngã mạn, phóng dật và vô minh. Ngài ta đã tận diệt sạch tất cả các pháp bất thiện. Ngài không còn tâm bất thiện cũng như tâm thiện nữa, thay vào đó là tâm tố không gây ra bất kỳ hậu quả nào. Bậc thánh A-la-hán thực sự đã trở thành người hoàn thiện, ngài đã hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Vòng luân hồi sinh tử không còn có khả năng gì để trói buộc được ngài nữa.

Nguyên tác: Cetasikas. Tác giả: Nina Van Gorko.

Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh

Nguồn: http://www.budsas.org/uni/u-vdp-sht/chuong-23.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.