Đọc Phong Thủy Nhớ Chuyện Cao Biền Và Thiền Sư Định Không

Đọc Phong Thủy nhớ chuyện Cao Biền và thiền Sư Định Không với lời sấm :

“ Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công ”

( Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công ).

Thiền sư Định Không (730-808) – (Đời thứ 8 Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)

Pháp hiệu thật đẹp ” Định Không ” ngầm sẽ đạt tuệ giác !
Nhờ thiền định  am hiểu rõ thấy TÁNH KHÔNG
Điểm đến cuối cùng… yếu chỉ mầu nhiệm đã thông
Dù tích sử ghi Ngài tuyệt vời thế số và phong thủy (1)

Người sau học hỏi tìm về cơ nguyên cho rõ kỹ …
Giữa âm đức, vận, mệnh người, long mạch quốc gia (2)
Chuyện Cao Biền phá hoại, Lý Thái Tổ… thành Đại La (3)
Làng Cổ Pháp phát vương địa linh nhân kiệt (4)

Lại thêm y báo, chánh báo cần thấu triệt (5)
Phong thủy tự chuyển hóa dù ai yểm trấn thế nào (6)
Tạo Đức, tụ Phước với  phạm hạnh dồi trau
Chân hạnh phúc đạt đến, diệu kỳ khó tiên đoán

Nam Mô Thiền Sư Định Không tác đại chứng minh .

Huệ Hương

___________________________________

(1) Sư họ Nguyễn quê ở làng Cổ Pháp, con nhà danh giá, lại thâm hiểu về thế số. Những hành động của Sư đều hợp pháp tắc, người trong làng quí kính gọi là Trưởng lão.

Lúc tuổi đã lớn, Sư đến pháp hội Long Tuyền Nam Dương nghe pháp, liền lãnh hội ý chỉ. Nhân đây Sư phát tâm xuất gia theo Phật.

Đời Đường khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-804), Sư lập ngôi chùa Quỳnh Lâm tại quê nhà. Khi đào đất đắp nền chùa gặp được một quả hương đề và mười cái khánh. Sư sai đem xuống nước rửa, một cái khánh lăn đến tận đáy ao mới dừng. Sư giải rằng:

– Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ. Chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp. Thổ là chính chỗ chúng ta ở, tức chỉ đất này.

Nhân đây, Sư đổi tên làng là Cổ Pháp (trước tên Diên Uẩn), lại làm bài tụng:

Đất dâng pháp khí
Một món thuần đồng.
Ấy điềm Phật pháp hưng long
Đặt tên làng là Cổ Pháp.

(Địa trình pháp khí
Nhất phẩm tinh đồng.
Trị Phật pháp chi hưng long
Lập hương danh chi Cổ Pháp.)

(2) Trong dân gian có thơ để nói về âm chất của một người cần có trước khi chạy theo phong thủy

Phong thủy nhân gian bất khả vô 
Toàn bằng âm chất lưỡng tương phò 
Phú quý nhược từ phong khả đắc
Tái sinh Quách Phát giả nan đồ

* Quách Phát là tổ sư khai sáng ngành phong thủy

Thế nào nghĩa lý trong câu “Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thuỷ, tứ tích âm đức, ngũ độc thư.” ?

Cổ ngữ lại có câu: “Người có âm đức, tất sẽ có âm báo”. Ý nghĩa rằng, người nào âm thầm làm việc thiện tích đức thì Thượng Thiên cũng sẽ âm thầm ban phúc báo cho họ. Người âm thầm làm việc tốt sẽ tích được “âm đức” và việc làm nhân đức đó của họ sẽ được Thượng Thiên ghi công lại, gọi là “âm công” và ban phúc cho họ gọi là “âm phúc”.

Văn hóa truyền thống luôn cho rằng, hết thảy danh tiếng, tài vận, phúc lộc của một người ở đời này đều là do đời trước đã tích được đức mà sinh ra. Người nào có được loại “âm đức” này, Thượng Thiên sẽ ban thưởng xứng đáng cho người ấy.

(3) Năm 938, Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La. Khi thuyền còn đỗ dưới thành, nhà vua chợt nhìn thấy có con rồng vàng từ phía đầu thuyền rồng mà bay lên. Ngài nghĩ đây là điềm trời phù hộ bèn đổi tên thành là Thăng Long.

Theo chính sử Tàu thì Cao Biền người U Châu (Bắc Kinh ngày nay), là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn – người có công dẹp loạn cuộc khởi nghĩa của Lưu Tịch dưới triều Đường Hiến Tông. Cao Biền dòng dõi nhà võ nhưng giỏi văn, được thăng chức Hữu Thần Sách đô ngu hậu. Năm Hàm Thông (863) quân Nam Chiếu (tức quân Đại Lễ) chiếm đất An Nam từ tay nhà Đường. Năm 864 Cao Biền là tướng của Lĩnh Nam Tây đạo Tiết độ sứ quân Trương Nhân tiến đánh chiếm lại đất đã mất. Cao Biền được tiến cử An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo s

Theo sách “Thiền Uyển tập anh” ghi chép thì vào thời nhà Đường ở Trung Quốc, vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng nhận thấy vùng đất nơi đây thời kỳ nào cũng có những nhân tài nổi lên. Vua Đường bèn tìm cách trấn yểm linh khí của nước Nam.

Năm Giáp Thân (864), vua Đường Ý Tông chính thức thăng cấp  cho Cao Biền là một nhà phong thủy đại tài của Trung Quốc thời đó đến Giao Châu làm Tiết Độ Sứ.

Cao Biền đi khắp nơi xem xét địa thế và phát hiện có rất nhiều linh khí ở nước Nam. Khi cho xây thành Đại La bên sông Tô Lịch, biết đất ở làng Cổ Pháp có khí tượng Đế vương, Cao Biền đã cắt đứt long mạch nơi đây bằng cách đào đứt con sông Điềm (các nghiên cứu cho rằng có thể là sống Đuống ngày nay) và 19 điểm ở ao Phù Chẩn (thuộc làng Phù Chẩn, thị trấn Từ Sơn, Bắc Ninh).

Tuy nhiên, việc Cao Biền phá hoại phong thủy đã bị thiền sư nước Nam tiên đoán từ trước…Đó là Thiền Sư Định Không

Ngay từ trước khi Cao Biền nhận lệnh trấn yểm nước Nam thì năm 808, thiền sư Định Không đã cho gọi người kế tục mình là Thông Thiện đến dặn dò trước khi viên tịch rằng: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”. Vậy là vị thiền sư đã tiên đoán được việc Cao Biền phá phong thủy, và việc người kế tục đệ tử của ông sẽ mang họ Đinh

Sau này, sư Thông Thiện gặp một đệ tử rất thông minh là Đinh La Quý. Đoán biết đây là người kế tục mình nên ông đã truyền thụ hết các sở học cho đệ tử.

Theo dân gian thì ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.

Chính ngài La Quý là người đã nối lại long mạch cho làng Cổ Pháp. Năm 936 (thời Dương Đình Nghệ), biết mình sắp mất, ngài La Quý gọi đệ tử chân truyền của mình là Thiền Ông đến nói:

“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng Đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.

Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.

Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Thiền sư La Quý còn cẩn thận dặn dò Thiền Ông rằng: “Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy

(4) Theo sấm truyền của Thiền Sư Định Không 

“Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công”

(Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công

Nên nhà Lý được sáng lập từ Lý Công Uẩn qua chín đời 216 năm nhưng tại Làng Cổ Pháp chỉ có đền Lý Bát đế vì vị vương thứ 9 là lý Chiêu Hoàng chỉ danh hiệu trong 2 năm và không được kể vào và cũng là một sự trùng hợp lạ kỳ giữa chiếu dời Đô của Vua về thành Đại La chỉ có 214 chữ .

Được biết
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖 8 tháng 3 năm 97431 tháng 3 năm 1028) tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊) là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028

Lý Công Uẩn người ở Cổ Pháp, Bắc Giang (nay thuộc thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), mẹ họ Phạm

Lúc 3 tuổi, mẹ của Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi. Ông từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khẳng khái có chí lớn.

Xuất thân là một võ quan cao cấp dưới triều Nhà Tiền Lê, năm 1009, nhân khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền LêLê Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, Lý Công Uẩn được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010 và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm.

(5) Chánh báo thuộc về con người. Y báo thuộc vể môi trường cảnh vật chung quanh. Như vậy, giữa chánh báo và y báo có sự sống hỗ tương liên quan mật thiết với nhau. Nhưng chánh báo là chủ động tạo tác, còn y báo là phụ thuộc vào chánh báo. Như những thứ: nhà cửa, xe cộ, vườn tượt, cây cối, ao hồ, đất đá, sông biển v.v… tất cả đều thuộc về y báo.

(6) Từ xưa đến nay, mỗi khi quyết định làm một việc gì đó quan trọng, ông bà cha mẹ ta đều dành thời gian để đi xem phong thủy. Nhờ xem ngày giờ, hướng để mọi thứ có thể diễn ra tốt đẹp. Phong thủy đã được chứng minh là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người dựa vào tính hệ thống của lịch sử; tính nhất quán và hợp lý từ nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tiên tri; tính quy luật của phương pháp được nhận thức và tính khách quan về khả năng phản ánh thực tại, giải thích thực tại theo khái niệm của nó.

Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của nhiều người, thuật phong thủy không đặt nền móng trên sự mê tín và tín ngưỡng, mà đó chính là một ngành khoa học tự nhiên, đã được trải qua hàng nghìn thử nghiệm cùng thực hành.
Phong thủy là nghệ thuật giúp con người có thể sống hài hòa với thiên nhiên, sử dụng thiên nhiên để cuộc sống được hoàn thiện thơn. Một khi cuộc sống đã hài hòa với thiên nhiên thì mỗi người chúng ta sẽ làm được nhiều việc có ý nghĩa hơn. Tổng kết lại thì phong thủy là ngành nghiên cứu dòng chảy năng lượng giữa con người với thiên nhiên.
Hạnh phúc chân thật là hạnh phúc có được từ sự yên tĩnh của tâm hồn, vì không hình tướng nên không có tăng  – giảm, được – mất, hơn thua,… mà vượt ra ngoài nhị nguyên hai vế đối đãi gây cho chúng sinh đau khổ.

Xin mượn lại chuyện trấn yểm của Cao Biền

Truyền thuyết kể, tin rằng vùng đất Nam Sơn quanh núi Dạm là đất phát vương với thế rồng cuộn hổ ngồi, Biền bèn dựng cột đá ấy để phá.
Sau khi Cao Biền chết 51 năm thì Ngô Quyền thắng quân Nam Hán, từ đó mở ra thời kỳ của quân dân Đại Việt luôn chiến thắng các cuộc xâm lược của bè lũ phong kiến phương Bắc. Như vậy “công lao” trấn yểm của Cao Biền đều hóa thành vô ích. Nhưng điều ấy có hạt nhân biện chứng nổi bật sau:

Một là nước ta thật sự là vùng đất giàu có huyệt địa phát tướng phát vương. Hai là, sự “trấn yểm”, đối chiếu với lịch sử, là có thật. Nhưng như ta thấy, Cao Biền chẳng thu được “hiệu quả” gì, mà ngược lại Cao Biền lại chịu hậu họa. Đây là một nguyên lý trong “trần yểm” cổ xưa: phải thật sự tài năng, hiểu, làm chủ được các phương thức “trấn yểm còn nếu không sẽ phản tác dụng. Ba là, tinh thần tự chủ của văn hóa Việt thật sự lớn lao và âm Đức của các vị vua đương thời

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.