Hai Thiền Sư Hoằng Pháp Lỗi Lạc Thế Kỷ 17-18 Của Phật Giáo Việt Nam

Học lịch sử Thiền Tông Việt Nam thời Trịnh Nguyễn
Đàng Ngoài xuất hiện ngôi sao sáng Chân Nguyên (1)
Đàng Trong Tổ Liễu Quán thiết lập dòng mới Thiền (2)
Ngưỡng tri ân bậc lỗi lạc phục hưng tinh thần Phật Giáo ! 

Kính lễ quý Ngài: cao tăng đắc đạo, khéo giáo hóa !
Đạo Phật ít được quan tâm vì người tu dân giả bình thường
Đã lan tỏa chốn cung vua, phủ chúa, quan trường.
Liễu ngộ chân tâm bằng con đường trực chỉ kiến tánh !

Tán dương trí tuệ siêu việt, ngời đạo hạnh !
Phong thái tự tại, đỉnh đạc tuy kiến tạo già lam
Truyền đăng tục diệm chẳng quản gian nan
Sen vượt khỏi bùn, Ngọc quý ẩn trong Đá! (3)

Hậu bối nguyện nghe lời chỉ dạy giáo hoá
Thắp sáng tâm linh áo dụng đời sống hàng ngày
Ý thức rằng ” thể tánh tịnh minh ” sẽ tỏ bày (4)
Luôn nhiệm mầu, vi diệu và hằng hữu …..

Huệ Hương

____________________________________

(1) hành trạng Thiền Sư Chân Nguyên

Công cuộc hoằmh pháp của Ngài Chân Nguyên, khoảng nửa cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, Thiền sư Chân Nguyên đã xuất hiện như một ngôi sao sáng trên bầu trời Đại Việt. Ngài đã cùng với hàng môn đồ và các bậc cao tăng khác hết sức nỗ lực phục hưng tinh thần Phật giáo Trúc Lâm và xương minh Phật Pháp tại Đàng Ngoài.

Vì vậy, không chỉ chú trọng đào tạo tăng tài mà Thiền sư Chân Nguyên còn quan tâm tới việc hoằng Pháp độ sinh, nhất là giáo hóa tầng lớp vua, chúa, quí tộc, quan lại, sĩ phu, trí thức…

Bằng trí tuệ giác ngộ siêu việt, với Đạo hạnh sáng trong, Ngài đã cảm hóa được vua Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, chúa Trịnh, hoàng thân, quốc thích, quan lại trong triều.

Năm 1692, Thiền sư Chân Nguyên được vua Lê Hy Tông mời vào cung để tham vấn Phật Pháp. Với phong thái tự tại, định tĩnh, Thiền sư đã đối đáp linh hoạt, nhanh nhạy và trả lời khúc triết những điều thắc mắc của nhà vua. Vì vậy, vua rất khâm phục tài đức của Ngài. Vua ra chiếu chỉ ban cho Ngài danh hiệu Vô Thượng Công. Nhân đó, vua cũng cúng dường Thiền sư Chân Nguyên áo cà sa cùng những pháp khí để thờ tự.

Năm 1722, lúc ở tuổi 76, Thiền sư Chân Nguyên được vua Lê Dụ Tông phong chức Tăng Thống, lại ban mỹ hiệu Chánh Giác Hòa thượng. Sự kiện này cho thấy uy tín và tầm ảnh hưởng to lớn của Ngài đối với vua cũng như triều đình lúc bấy giờ. Được Ngài giáo hóa, vua Lê Dụ Tông đã cho trùng tu, tôn tạo ba ngôi bảo tháp của tam Tổ Trúc Lâm tại chùa Côn Sơn và các thắng tích Phật giáo khác. Ngoài ra, các phật sự ích đời, lợi Đạo của Ngài đều được vua cùng triều đình rất mực ủng hộ.

Thiền sư Chân Nguyên còn khéo cảm hóa chúa Trịnh và thân tộc của ông. Nhờ đức giáo hóa của Ngài mà chúa Trịnh và thân tộc rất ủng hộ Phật Pháp. Các phật sự của Ngài đều được vua Lê, chúa Trịnh, hoàng tộc hết lòng phò trợ.

(2) Và, nếu ở đàng Ngoài, thiền sư Chân Nguyên được xem như là nhân vật then chốt cho cuộc phục hưng Chánh pháp ở đàng Ngoài ; thì ở đàng Trong, Tỗ Liễu Quán cũng là nhân vật quan trọng đặc biệt về vấn đề lãnh đạo Phong trào Phục hưng Phpật giáo ở đàng Trong vậy.

Thiền sư Liễu Quán là một cao tăng Việt Nam, thuộc đời pháp thứ 35, tông Lâm Tế. Liễu là hiểu được, quán tức là quán chiếu, là nhìn cho sâu. Tên hiệu là Liễu Quán, pháp danh là Thật Diệu. Thật là sự thật, diệu là sáng tỏ, chiếu sáng, sự thật chiếu sáng. Suốt bao nhiêu năm tu hành, học tập, đã khai sáng ra chi phái Thiền mới (Thiền Phái Liễu Quán), mang đậm phong cách của văn hóa Phật Giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Tăng và tín đồ miền Trung và miền Nam hiện nay hầu hết là thuộc dòng Lâm Tế, mà người có công khai hóa hơn hết chính là Thiền sư. Vì thế mà thành một nhánh lớn gọi là Liễu Quán, Ngài chính là Sư Tổ trong Phái này.

Ngài Liễu Quán là người Việt Nam đầu tiên thọ pháp và nối truyền dòng Lâm Tế ở Việt Nam (đời thứ 35 dòng Lâm Tế chánh tôn truyền từ Trung Quốc) mở mang nền đạo học hợp với thời đại và dân tộc, phát triển thành thiền phái Lâm Tế Liễu Quán lớn nhất.

Ngài đã lập nhiều đạo tràng để truyền giáo như :

– Tổ đình Thuyền Tôn ở núi Thiên Thai, xóm Ngũ Tây, huyện Hương Thủy vào năm 1708, nhưng mãi đến năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát mới ban biển sắc tứ cho chùa nầy; đồng thời, Đại Hồng Chung đang được thờ tại đây cũng được đúc cùng năm nầy, tức là năm Cảnh Hưng thứ tám.

– Tổ đình Viên Thông sau lưng núi Ngự Bình (Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng kính uy đức và đạo hạnh của ngài, nhiều lần thỉnh ngài vào kinh để tham vấn giáo lý, ngài đều từ chối, vì không muốn dính líu sự lui tới ra vào với triều đình; do đó, chúa và quần thần hay vào tổ đình Viên Thông để hỏi đạo, nên núi nầy có tên là núi Ngự).

– Tổ đình Hội Tôn, Tổ đình Cổ Lâm và Tổ đình Bảo Tịnh ở Phú Yên.

– Từ năm 1733 đến năm 1735, ngài đã mở liên tiếp ba Đại giới đàn để truyền trao giới pháp cho hàng xuất gia và tại gia. Trong những đại giới đàn nầy, ngài cung thỉnh các bậc Cao Tăng và tể quan cư sĩ ở Đế đô để chứng minh và ngoại hộ cho Phật pháp.

– Năm 1740, ngài làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn Long Hoa ở tổ đình Thuyền Tôn.

– Năm 1742, lúc nầy ngài đã 72 tuổi, vì sự nghiệp Phật pháp, ngài lại phải làm Đàn đầu Hòa thượng cho Đại giới đàn tại tổ đình Viên Thông và có đến gần bốn ngàn người tại gia cũng như xuất gia phát nguyện thọ giới.

Tổ Liễu Quán đã làm cho thiền phái Lâm Tế trở thành một tông phái đặc thù và linh động, có một nền móng vững chắc ở đàng trong (tức là từ Thanh hóa trở vào).Trước khi tổ Liễu Quán xuất hiện, thiền phái Lâm Tế ảnh hưởng của Trung quốc (vì có ngài Nguyên Thiều, ngài Thạch Liêm, ngài Tử Dung, v.v..).Chính tổ Liễu Quán đã Việt hóa tất cả từ văn hóa, kiến trúc và nghi lễ, v. v..

Ngài có bốn vị đệ tử lớn: Tổ Huấn, Trạm Quan, Tế Nhân và Từ Chiếu. Bốn ngài nầy đã tạo lập bốn trung tâm hoằng dương chánh pháp lớn lao khắp đó đậy ở đàng Trong. Và, từ thế kỷ thứ 18 trở về sau nầy nghiễm nhiên với danh xưng Thiền Phái Liễu Quán

Khi chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, Thiền Phái Liễu Quáncũng đi dần theo quần chúng ở các vùng đất mới
Và từ đó, Thiền Phái Liễu Quán cứ phát triển và lớn dần lên mãi. Những năm đầu chấn hưng Phật giáo qua các thập niên ba mươi, bốn mươí và cận đại, thiền phái Liễu Quán đã đóng một vai trò trọng yếu trong Phật Giáo Việt Nam

(3) Sư Phụ ngài Chân Nguyên ấn khả cho Ngài nối pháp Tổ Lâm Tế đời thứ 36

Đến khi sắp tịch, Sư truyền pháp cho Thiền sư Chân Nguyên, nói kệ rằng:

Ngọc quí ẩn trong đá
Hoa sen mọc từ bùn
Nên biết chỗ sanh tử
Ngộ vốn thật Bồ-đề.
(Mỹ ngọc tàng ngoan thạch
Liên hoa xuất ứ nê
Tu tri sanh tử xứ
Ngộ thị tức Bồ-đề.

Trao kệ xong, Sư bảo đệ tử: “Nay ta trở về.” Nói dứt lời, Sư thị tịch.

(4) là Phật Tánh là Chân Tâm như kệ thị tịch của Thiền Sư Chân Nguyên

minh thập nhị thì,
Thử chi tự tánh nhậm thi vi.
Lục căn vận dụng chân thường kiến,
Vạn pháp tung hoành chánh biến tri.

Dịch:

Bày hiện rõ ràng được suốt ngày,
Đây là tự tánh mặc phô bày.
Chân thường ứng dụng sáu căn thấy,
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.