Hành trạng và công hạnh của Thiền Sư Pháp Hiền ( Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam )
Ngài là một thiền sư nổi tiếng, đệ tử nối pháp của Thiền Sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, xây dựng Chùa Chúng Thiện ở núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, có 300 đệ tử….
Danh tiếng Thiền Sư Pháp Hiền được biết đến theo nghiên cứu
Từ nhà chiêm bái qua Phật Quốc Ký ghi lại hành trình (1)
Còn mang về nhiều Luật Tạng sách kinh (2)
Nay tìm hiểu thêm nhiều trùng hợp trong tích sử (3)
Giữa đối thoại chọn truyền nhân nối pháp đệ tử (4)
Trung Hoa và Việt Nam lại xảy ra đồng thời (5)
Không họ ( Tánh) cùng triệt ngộ quá tuyệt vời …
Thế nào …. VẬT, NGÃ được ghi trong tích sử (6)
Kỳ thú hơn …
Xá lợi đi rồi Xá lợi về ….bặt tuyệt ngôn ngữ !
Hiển linh nhiệm mầu vi diệu bạn có biết không ?
Mời xem lại ….
chuyện Ngài Khương Tăng Hội thi triển thần thông (7)
Nên những ngôi tháp Việt còn thờ kính ngưỡng vọng ! (8)
Về Phá Ngã nhiều pháp môn chỉ dạy rất thận trọng
Ý chỉ sâu xa học từ bài thơ của HT Thích Thanh Từ (9)
Giảng dạy Tăng Ni tìm được thật … hư
Tuỳ, Tức được hơi thở ra vào trong Thiền Định !
Nam Mô Pháp Hiền Thiền Sư tác đại chứng minh .
Huệ Hương – Melbourne 17/6/2021
______________________________________
(1) Trong PHÁP HIỂN, NHÀ CHIÊM BÁI
Thích Minh Châu (1963) Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997)
Nguyên tác: Thich Minh Châu (1963), “Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim”, Nalanda, India Bản dịch Việt ngữ: “Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái”,
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997), Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, Thiền viện Vạn Hạnh, Phú Nhuận, Sài Gòn
Trong đó Thầy Pháp Hiền là vị tăng người Trung Hoa, đã từng đi thăm Ấn Độ trong 16 năm, từ năm 399 đến năm 414 TL. Sư Pháp Hiển khi xuất phát từ Trung Hoa thì đi theo đường bộ, qua sa mạc Gô bi nhưng khi về thì lại xuất phát từ đảo Xây Lan và theo đường biển về Trung Hoa. Pháp Hiển có cuốn sách kể lại cuộc hành trình của mình, nhan đề “Phật quốc ký”. Cuốn sách tường thuật chi tiết phong tục tập quán, phong cảnh của nhiều vùng Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ IV đầu thế kỷ thứ V.
(2) Theo sách của HT Thích Trí Quang
Trong khi dịch truyện ngài Pháp Hiển, điều đáng tiếc là tôi không có bản Phật quốc ký địa lý khảo chứng của Thanh Đinh Khiêm, tác phẩm được Đinh Phúc Bảo và Lương Khải Siêu khen và giới thiệu. Nếu có thì địa danh trong truyện đã được ghi chú tên mới cả. Cầu mong có ngày và có người làm việc này.
Tại Ấn Độ và tại Tích Lan, ngài Pháp Hiển đã tìm và chép những văn bản sau đây:
1. Luật của Đại chúng bộ, “phong phú và đầy đủ nhất”.
2. Luật của Thuyết hữu bộ, 7 ngàn kệ.
3. Luận Tạp a tì đàm tâm của Thuyết hữu bộ, 6 ngàn kệ.
4. 1 bộ kinh, 2 ngàn rưỡi kệ.
5. Kinh Phương Đẳng Bát Nê Hoàn, 5 ngàn kệ.
6. Luận của Đại chúng bộ.
7. Luật của Sa di tắc bộ.
8. Trường A Hàm.
9. Tạp A Hàm.
10. Tạp tạng.
Lúc về, ngài Pháp Hiển đi nhờ thuyền buôn, bị bão, lạc đường. Trên hải trình gian nguy, ngài” chỉ sợ mất kinh tượng, nên nhất tâm mà niệm Quan Âm đại sĩ”. Rồi về nước thì dịch được 3 bộ “hơn trăm vạn chữ”. “Những kinh luật luận khác chưa được dịch ra”. Chưa được dịch ra thì bất hạnh cho Pg Trung Hoa. Nhưng bất hạnh hơn nữa là chưa được dịch ra mà không cất giữ được. So với việc tìm kiếm, sao chép, và đem về, thì việc cất giữ có khó khăn nguy hiểm gì đâu! Vậy mà không cất giữ được, tệ hơn nữa, không cất giữ, không có ý thức cất giữ! Sự tình như vậy không những chỉ đáng thống trách cho Pg Trung Hoa, mà trước hết, thật đáng thống trách đối với công đức của bậc vĩ nhân Pháp Hiển.
Mồng 9 tháng 5, 2537. Trí Quang
(3) Đây là nhận xét của TT Thích Nguyên Tạng trong bài pháp thoại ngày 17/6/2021 về những sự trùng hợp tìm thấy giữa hai đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán , một vị là Tứ Tổ Đạo Tín truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và một vị đệ tử khác đó là Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã được Tâm Tổ khuyên đi về phương Nam giáo hoá truyền pháp.
(4) Giữa Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Thiền Sư Pháp Hiền tại Việt Nam
Sư họ Đỗ quê ở Chu Diên (Sơn Tây), thân hình to lớn cao đến bảy thước ba tấc (2m30). Khi mới xuất gia, Sư theo Đại sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân thọ giới. Đến lúc Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi sang Việt Nam vào chùa Pháp Vân gặp Sư, Tổ nhìn kỹ vào mặt hỏi:
– Ngươi họ gì?
Sư đáp:
– Hòa thượng họ gì?
– Ngươi không có họ sao?
– Họ thì chẳng không, Hòa thượng làm sao biết được?
– Biết để làm gì?
Sư bỗng nhiên tự tỉnh, liền sụp xuống lạy. Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi ấn chứng, từ đây về sau Sư luôn luôn theo hầu Tổ.
(5) Đồng thời lúc ấy tại Trung Hoa Tứ Tổ đã gặp Ngài Hoằng Nhẫn và đối thoại như sau :
Ngài Hoằng Nhẫn quê ở Hoàng Long Mai (Kỳ Châu), họ Chu, sinh ra đã có dị tướng. Lúc trẻ, sư đi chơi gặp một vị đại sư khen rằng: “Đứa trẻ này chỉ kém Như Lai có bảy tướng”.
Ngày nọ, Tứ Tổ Đạo Tín đến huyện Hoàng Mai, trên đường gặp sư, khi ấy sư còn là đứa trẻ 7 tuổi. Thấy sư thanh tú, kỳ lạ, khác hẳn những trẻ bình thường khác. Tổ hỏi:“Con tính (họ) gì?“ Sư đáp: “Tình thì có, nhưng không phải tính thường“. Tổ hỏi: “ Là tánh gì?“ Sư đáp: “Là tính Phật“. Tổ hỏi: “Con không có tính (họ) à?“, Sư đáp:“ Tính vốn không, nên không có“.
Tổ biết ngay đây là pháp khí. Ngài bảo thị giả đến nhà sư , xin cho sư được phép xuất gia. Người mẹ cho là vốn có duyên xưa , mặt không lộ vẻ từ chối, liền cho con xuất gia theo Tổ làm đệ tử cho đến khi được phó Pháp, truyền Y.
(6) Sau khi Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi tịch, Sư vào núi Từ Sơn tu thiền định, thân như cây gỗ, VẬT, NGÃ đều quên. Các loài cầm thú thường quấn quít chung quanh Sư. Người đời thấy thế càng thêm kính mộ, đệ tử tìm đến học đạo càng ngày càng đông.
VẬT chỉ cho cảnh cũng quên vì đã phá chấp
NGÃ chỉ cho bản thân phải đạt đến chỗ quên …phá ngã
(7) Thầy Khương Tăng Hội có ý định chấn hưng Phật pháp và dựng nên một ngôi quốc tự tại miền Giang Tả. Thầy chống tích trượng du hành về Đông Ngô. Vào năm Xích Ô thứ mười (247) nhà Ngô, thầy tới Kiến Nghiệp, dưng một am tranh, đặt lên một tượng Bụt, và bắt đầu hành đạo. Đây là lần đầu người Nước Ngô thấy hình dáng của một vị sa môn. Dân chúng thấy một ông thầy tu, nhưng mà không biết ông ta tu theo đạo nào, cho nên nghi là dị đạo. Hữu Ty tâu lên vua: “Có người ngoại quốc đi vào nước ta, tự xưng là sa môn, tướng mạo và y phục rất khác. Việc này cần phải xem xét.” Vua Tôn Quyền nói: “Ngày xưa vua Minh Đế nhà Hán nằm mơ thấy thần nhân xưng danh hiệu là Bụt. Ông sa môn kia có thể là người theo đạo ấy.” Rồi vua triệu thầy Tăng Hội tới hỏi: “Đạo của thầy có gì là linh thiêng ?” Thầy nói: “Đức Như Lai qua đời đã một ngàn năm, xá lợi của ngài để lại có năng lực chiếu sáng thần diệu không lường. Ngày xưa vua A Dục đã dựng ra tám vạn bốn ngàn chiếc tháp để làm sáng tỏ công đức giáo hóa của Bụt.” Vua Tôn Quyền cho đó là sự khoe khoang quá đáng, liền bảo thầy Tăng Hội: “Nếu thầy làm sao có được một hạt xá lợi như thế thì trẫm sẽ hứa xây cho thầy một chiếc tháp để thờ. Còn nếu đó là chuyện hư dối bày đặt thì nhà nước đã có pháp luật đối xử.” Thầy Tăng Hội hẹn xin sẽ có xá lợi trong bảy hôm. Rồi thầy nói với những vị đệ tử theo học với thầy: “Chánh pháp mà được hưng thịnh hay không là do ở một việc này. Nếu bây giờ chúng ta không có đem hết tâm dạ chí thành (để cầu xá lợi) thì sau này biết làm sao hối cho kịp.” Rồi thầy trò tổ chức nhập thất chay tịnh, lấy bình bằng đồng đặt lên án, đốt hương lạy thỉnh. Thời hạn bảy ngày đã hết, mà không thấy động tĩnh ứng nghiệm gì. Thầy lại xin gia hạn thêm bảy ngày nữa, mà cũng không ứng nghiệm. Vua Tôn Quyền nói: “Thật là đặt điều dối trá khinh mạn.” Nói rồi định trị tội. Thầy Tăng Hội xin thêm bảy hôm nữa. Vua chịu cho. Thầy Tăng Hội bảo các pháp tử của thầy: “Khổng tử có nói: Vua Văn đã băng, đạo không lý không có mặt nơi ta đây sao ? Phép lạ đáng lý đã xảy ra, chỉ vì chúng ta không có đủ đức tin. Nếu không có dạ chí thành thì ta đừng trông cầu ở phép vua làm gì? Giờ đây chúng ta phải tự cam kết là nếu phép thiêng không giáng thì chúng ta sẽ bằng lòng chết theo lời nguyện.”
Đến chiều ngày thứ bảy của tuần lễ thứ ba, mọi người cũng vẫn không thấy động tĩnh gì, ai cũng run sợ. Nhưng khi canh năm vừa tới, tự nhiên nghe có thấy tiếng loảng xoảng trong bình. Thầy Tăng Hội tự thân đến xem thì quả là xá lợi đã hiện ra. Sáng hôm sau thầy cho người trình lên vua. Vua Tôn Quyền gọi cả triều thần đến xem, ai cũng thấy hào quang năm sắc chiếu sáng trên bình. Vua tự tay cầm bình đổ xuống mâm đồng. Xá lợi lăn tới đâu thì mặt mâm đồng vỡ nát tới đó. Vua kinh hãi đứng dậy phán: “Đây là điều lành rất hiếm có.” Thầy Tăng Hội bước tới nói: “Uy thần của xá lợi há chỉ là ánh sáng chiếu ra thôi sao ? Xá lợi này lửa đốt không cháy, chày kim cương đập không nát.” Vua ra lệnh thử. Thầy Tăng Hội lại nguyện: “Mây pháp mới giăng, muôn dân còn trông đợi ơn mưa móc, vậy xin xá lợi tỏ lộ thần tích để biểu thị uy linh.” Rồi người ta đặt xá lợi trên đe sắt, sai lực sĩ dùng búa đập xuống. Đe búa đều nát mà xá lợi vẫn còn nguyên vẹn. Vua Tôn Quyền rất thán phục, phát tâm dựng tháp để thờ xá lợi ấy. Vì đây là lần đầu tiên đất nước này có chùa thờ Phật cho nên đặt tên chùa là Kiến Sơ, và gọi cả vùng đất ấy là Phật đà Lý. Do duyên cớ này mà từ đó tại miền Giang Tả đại pháp của Bụt bắt đầu được hưng thịnh.
(8) Thích sử Lưu Phương nghe danh của Sư Pháp Hiền bèn dâng sớ về Trung Quốc tâu lên vua nhà Tùy:
“… Cõi này người khâm sùng Phật giáo, lại có những vị cao đức danh tăng…”
Vua Tùy sai sứ mang năm hòm xá-lợi Phật và tờ điệp, bảo Sư xây tháp cúng dường. Sư bèn xây tháp ở chùa Pháp Vân và các chùa danh tiếng ở các châu Phong, Hoan, Trường, Ái… cũng đều dựng tháp cúng dường.
(9) Phá Ngã
Mạng sống trong hơi thở
Trong nhịp đập quả tim
Thế nào là mạng sống?
Sự vay mượn liên tục.
Thiền Viện Chân không, (08.1982)