Lòi đối đáp của Thiền Lão Thiền Sư ( đời thứ 6 của dòng thiền Vô Ngôn Thông khi được Vua Lý Thái Tông vấn hỏi:
– Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu ?
Sư đáp: –
Chỉ biết ngày tháng này
Ai rành xuân thu trước.
(Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu.)
Vua hỏi: –
Hằng ngày Hòa thượng làm gì ?
Sư đáp: – Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)
Vua lại hỏi:- Có ý chỉ gì ?
Sư đáp:- Lời nhiều sau vô ích.
Tuy được thi đàn ca ngợi từ nhiều thế kỷ qua… nhưng đó chính là. Lời day cốt tủy của Đức Thế Tôn cho tất cả tông phái trong bài ” Nhất Dạ Hiền Giả “và nồng cốt chính trong đây :
CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI
TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY !
KHÔNG ĐỘNG KHÔNG RUNG CHUYỂN
Cũng như Hermann Hesse, nhà văn lớn Đức, đã từng nói : “ Người thức tỉnh không cố níu kéo hay tái tạo quá khứ. Phải có khả năng biến hoá, sống cái mới với tất cả sinh lực. Nỗi ưu hoài do tiếc nuối cái đã mất sẽ không tốt và không phù hợp với ý nghĩa đích thực của cuộc sống ”.
Thiền Uyển Tập Anh còn ghi lại tích sử
Thiền Lão là mỹ lệ để tôn vinh
Thiền sư không danh tính quê quán, năm sinh
Nhưng thiền phong, uyên thâm Đạo Pháp vang khắp (1)
Hậu bối thời nay
chiếm nghiệm gì… qua lời thơ đối đáp (2)
Cả một triều đại thái bình dưới thời Vua Lý Thái Tông (3)
Chùa Kiến Sơ ….Tổ Đình dòng thiền vô Ngôn Thông
Đã trở thành di sản của văn hoá, lịch sử nhà Lý (4)
Tuy thi đàn ca tụng ngàn lời muôn ý
Biết đâu rằng … thể hiện tu học Phât quá trình
Nắm cốt tủy các tông phái ” Nhất dạ Hiền Giả ” bài kinh (5)
Thiền đốn ngộ ….tu tập đoạn này làm chính (6)
Yếu nghĩa lời thơ dường như có pháp cú minh chứng (7)
Đồng thời chỉ rõ một pháp môn tu
Đừng để tâm duyên theo cảnh ..thúc thu
Thể tính tịnh minn… bàng bạc trong nhiều ngữ lục (8)
Nam Mô Thiền Lão Thiền Sư tác đại chứng minh
Huệ Hương – Melbourne 29/7/2021
______________________________
(1) Thiền Lão là mỹ hiệu để tôn vinh thiền sư, hiện chưa rõ danh tính, quê quán, năm sinh năm mất và pháp hiệu của ông. Chỉ biết ông thuộc thế hệ thứ 6 của dòng thiền Vô Ngôn Thông (dòng Quán Bích, còn gọi là dòng Kiến Sơ), là đệ tử truyền thừa của thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ, thầm được tâm yếu. Và là huynh đệ với Thiền sư Định Hương cùng nối pháp đời thứ 6 dòng Vô Ngôn Thông. ( Cần nhắc thêm thiền Sư Đa Bảo là một trong Tứ Trụ Quốc Sư trong Triều đại Đinh Lê Lý đó là : Ngài Pháp Thuận , Khuông Việt, Vạn Hạnh và Đa Bảo )
Sau, Sư tìm đến Từ Sơn cắm gậy ở đó, trụ trì chùa Trùng Minh trên núi Thiên Phúc huyện Tiên Du.
Thiền phong của Sư lan khắp, học giả theo học có trên ngàn người, cảnh chùa này trở thành một tùng lâm sung thạnh.
(2) Khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), vua Lý Thái Tông thường đến viếng chùa, vào một sáng mùa xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền sư Thiền Lão. Với 4 câu thơ, đáp lời hai câu hỏi của nhà vua, Thiền sư đã lưu lại cho những câu thơ tuyệt bích trong thi ca Thiền học về không gian và thời gian.
Vua hỏi Sư:
– Hòa thượng trụ núi này đã được bao lâu ?
Sư đáp: – Chỉ biết ngày tháng này
Ai rành xuân thu trước.
(Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu xuân thu.)
Vua hỏi: – Hằng ngày Hòa thượng làm gì ?
Sư đáp: – Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.)
Vua lại hỏi:- Có ý chỉ gì ?
Sư đáp:- Lời nhiều sau vô ích.
Vua hoát nhiên lãnh hội.
(3) Lý Thái Tông là vị vua thứ hai vủa triều Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì trong vòng 26 năm. Ông được xem là một vị hoàng đế tài giỏi, và được xem là người đã mang lại sự thịnh vượng cho nhà Lý.(một vị vua ngộ đạo Phật và là vị Vua anh minh , nhân ái , rất tài giỏi chiến thắng giặc Chiêm Thành và đã thu phục một Quốc Sư : Thiền Sư Thảo Đường ).
Vua Lý Thái Tông Lý Thái Tông (1028 – 1054) tên thật là Lý Phật Mã, hay Lý Đức Chính, là con cả của Lý Thái Tổ. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử phân tích, Thái Tông Đế là con trai của Lê Thị Phất Ngân – con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga phu nhân. Tương truyền, thuở nhỏ ông đã có bảy nốt ruồi sau gáy giống chòm sao thất tinh (sao Bắc Đẩu).
Như ta được biết Vua Lý Thái Tổ sinh các hoàng tử: Thái tử Phật Mã, Dực Thánh Vương, Khai Quốc Vương Bồ, Đông Chính Vương Lực, Võ Đức Vương Hoàng.
Năm 1010, ông lên 10 tuổi thì triều đình nhà Lý dời kinh đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Thăng Long tức Hà Nội ngày nay. Năm 13 tuổi, ông được sắc phong làm Đông cung Thái tử, được phong hiệu là Khai Thiên vương, được lập phủ ngoài nội cùng để làm quen với dân chúng và quan lại nơi đây. Trong thời gian này, ông được cử làm tướng dẫn quân đi dẹp loạn ở nhiều nơi, đã lập được nhiều chiến công. Năm 1019, ông được phong là nguyên soái, cầm quân tiến đánh Chiêm Thành. Khai đại quân vượt biển để tới núi Long Ty, bỗng nhiên có con rồng vàng hiện ra trên thuyền ngự, ông đi tới và đỡ lấy rồng rồi dần dần rồng tan biến mất
Khi Vua Thái Tổ vừa mất, chưa kịp làm lễ tang, các hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chính Vương đem quân vây Hoàng thành để tranh ngôi vua với Thái tử, nhờ có Lê Phụng Hiểu trung dũng xông ra chém chết Võ Đức Vương, hai hoàng tử kia bỏ chạy. Triều thần cùng Lê Phụng Hiểu phò Thái tử Phật Mã lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Lý Thái Tông.
Ngày Kỷ Hợi, Thái tử Phật Mã lên ngôi trước linh cữu. Tôn mẹ là Lê Thị , làm Linh Hiển thái hậu. Đại xá thiên hạ. Đổi niên hiệu là Thiên Thành năm thứ 1.
Ngày ấy , Đông Chinh vương và Dực Thánh vương đã về chịu tội. Thái Tôn Đế đã nghĩ đến tình cốt nhục mà tha tội cho họ và phục chức cũ cho họ.
(4) Ngôi chùa cổ, tọa lạc tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Chùa được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 21/2/1975.
Chùa Kiến Sơ chính là một danh lam thắng tích gắn liền với lịch sử hình thành triều đại nhà Lý. Chính vì vậy, chùa được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1975.
Ấn tượng nhất đối với khách thập phương khi đến thăm chùa Kiến Sơ có lẽ là tòa Cửu Long (còn gọi là động Liên Hoàn) được tạo bằng đất thó, có tuổi thọ hơn 200 năm. Đây là tác phẩm nghệ thuật nhân tạo cổ xưa có kích thước lớn nhất Việt Nam: dài 8m, cao 3m, dày 2m. Tác phẩm chia thành 5 phần. 3 tòa chính diện có vòm mây, rồng xoắn bao quanh, ngự trên mây có rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát, La Hán và các thần tướng nhà trời. Khác với các tòa Cửu Long thường gặp ở các chùa Bắc bộ, chính giữa tòa Cửu Long thường tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh, nhưng tòa Cửu Long ở chùa Kiến Sơ được biến thể với tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng Maza trinh nữ, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Hai bên hông tòa trung tâm là động tội tái hiện huyền tích tôn giả Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ ngài bị hành hạ khắc nghiệt dưới địa ngục và động Tây du ký diễn tả thầy trò Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Trong chùa có một hệ thống tượng khá phong phú, bao gồm tượng Phật, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Công Uẩn và mẹ của ông, tượng Khổng Tử, Lão Tử. Phía sau chùa có gác chuông, bên dưới có điêu khắc hệ thống hang động mô tả cảnh địa ngục. Trong chùa cũng còn một khánh đá cổ, tạc thô sơ.
Thời gian ở ngôi (1009 – 1028), Lý Thái Tổ nhiều lần mời thiền sư Đa Bảo vào Kinh để vấn hỏi những yếu chỉ của Thiền tông, tiếp đãi theo ân lễ trọng hậu. Cả những việc triều chính cũng cho mời thiền sư dự bàn. Vua còn hạ chiếu chỉ cho trùng tu lớn chùa Kiến Sơ. Trải qua hơn ngàn năm, hậu thế không còn nhớ tên ban đầu của chùa, chỉ biết gọi là Kiến Sơ, với nghĩa là nơi ban đầu gặp gỡ. Ý là, từ ngôi chùa này mà có cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa thiền sư Vô Ngôn Thông với thiền sư Cảm Thành; cũng hàm nghĩa dòng thiền Vô Ngôn Thông gặp gỡ buổi ban đầu và nảy nở trên đất Việt ta chính tại chùa này!
Qua ngàn năm, cổ tự Kiến Sơ được trùng tu không ít lần nhưng vẫn giữ dáng vẻ cổ kính. Hiện chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý, như: đồ tế tự, hệ thống bia đá và tượng thờ, đặc biệt là 3 pho tượng mà các chùa cổ trên đất nước ta không có: tượng thiền sư Vô Ngôn Thông – vị Tổ sáng lập dòng thiền Vô Ngôn Thông ở nước ta; tượng Thánh mẫu Phạm Thị Ngà – thân mẫu của Lý Thái Tổ; tượng vua Lý Thái Tổ – người từ thời thơ ấu thường theo học tại chùa Kiến Sơ, và sau này là người khai sáng kinh đô Thăng Long…
(5) Bài kinh tiếng Pàli, có tựa đề là “Bhaddekaratta Sutta” đã được cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch là “Kinh Nhất Dạ Hiền Giả”. Bài kinh đó như sau:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
(6) CHỈ CÓ PHÁP HIỆN TẠI
TUỆ QUÁN CHÍNH LÀ ĐÂY !
KHÔNG ĐỘNG KHÔNG RUNG CHUYỂN
(7) Phẩm Ngàn trong kinh Pháp cú
Dẫu có nói ngàn lời vô dụng
Chẳng theo đúng Đạo Quả Niết Bàn
Sao bằng thốt một lời ý nghĩa
Nghe xong rồi tâm được bình an
(câu kệ thứ 100)
Dẫu có đọc ngàn câu kệ
Chẳng liên hệ Đạo Quả Niết Bàn
Sao bằng nói một câu Chánh pháp
Nghe xong rồi Tâm được bình an
(câu kệ thứ 101)
(8) Bàng Uẩn ngữ lục ” TÂM NHƯ THÌ CẢNH CŨNG NHƯ “
Tâm bất tại yên
Thị nhi bất kiến
Thính nhi bất văn
Thực bất kỳ vị
Và Mây trắng trời xanh là biểu hiện cho Chân Tâm
Theo HT Thích Nhất Hạnh
Những câu thơ mà Thiền Lão đọc ở đây không phải chỉ là những câu thơ, mà còn là những câu thoại đầu, những lời thiền sư nhằm đánh thức sự tỉnh ngộ thiền giả.
Vua Lý Thái Tông, sau hai câu thiền ngữ, không hiểu được chủ ý của thiền sư và đã hỏi lại. Chính vì tính chất thoại đầu của các câu thơ mà thiền sư đã đáp: chừng đó lời đã quá đủ, nhà vua chỉ cần tham cứu cho kỹ, nói thêm thì câu sau chỉ bất lợi (từ đa vô hậu ích).