Thiền Sư Đại Xả (1120 – 1180), Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông)
Khi đọc đến hành trạng và bài thi kệ thị tịch của Thiền Sư Đại Xả ( đệ tử truyền thừa đời thứ 10 của Thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái chịu ảnh hưởng Trung Hoa và Nam Phương đốn ngộ của Lục Tổ Huệ Năng ) hẳn chúng ta đều nhận ra hai phần rõ rệt trong bài thi kệ ấy.
Phần đầu với cái nhìn sâu sắc nhất, tế nhị nhất, mầu nhiệm nhất trên nền tảng giáo lý 12 nhân duyên. Ðiều này đã được Như Lai dạy: Ai thấy Duyên Khởi thì thấy pháp, ai thấy Pháp thì thấy Duyên Khởi. Những pháp này thì do duyên tạo ra: đó là Năm thủ uẩn.
Bất cứ sự ham muốn dục lạc, ưa thích, nắm giữ nào đối với Năm thủ uẩn đều là sự sinh khởi của khổ đau. Bất cứ sự chế ngự tham ái, chấp thủ, sự từ bỏ tham ái và chấp thủ nào đối với Năm thủ uẩn đều là sự đoạn diệt khổ đau.
Bốn rắn chung rương trước giờ không,
Núi cao năm uẩn đâu chủ ông.
Chân tánh sáng ngời không chướng ngại,
Niết-bàn sanh tử mặc che lồng.
(Tứ xà đồng khiếp bản lai không,
Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tông.
Chân tánh linh minh vô quái ngại,
Niết-bàn sanh tử nhậm già lung).
Và chính những danh từ Bốn rắn chỉ cho tứ đại lại trích từ Phẩm thứ 23 trong kinh Đại Bát Niết Bàn.
Nhưng đoạn hai lại lấy căn bản của Bồ Đề Đạt Ma ( Bất lập văn tự có nghĩa là vốn thoát ly danh từ ngôn ngữ …) vì sẽ tạo ra nhiều khởi tưởng suy niệm tư duy phân biệt không nằm trong thế giới hiện tại !
Nên … Lại nói:
Ngựa đá nhe răng cuồng,
Ăn mạ ngày tháng kêu.
Đường cái người đồng qua,
Trên ngựa không người đi.
(Thạch mã xỉ cuồng nanh,
Thực miêu nhật nguyệt minh.
Đồ trung nhân cộng quá,
Mã thượng nhân bất hành).
Điều này không lấy làm ngạc nhiên lắm vì nó được nuôi dưỡng với thời gian hành trì Giáo Lý Kinh Hoa Nghiêm của Ngài và trì chú Phổ Hiền Bồ tát mỗi ngày ( Sư thường trì tụng kinh Hoa Nghiêm và thần chú của ngài Phổ Hiền làm việc thường nhật ).
Kinh Hoa Nghiêm lại đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.với trùng trùng duyên khởi và …chính Giáo lý duyên khởi lại bao trùm Nhân và Quả trong Tứ Diệu Đế giáo lý Duyên Khởi đặc biệt giải thích về trạng thái đau khổ con người do đâu sinh ra. Tất cả là do 12 Duyên Khởi. Bằng vào tuệ giác siêu việt, Đức Phật tự kiến giải, rồi khai thị cho chúng ta hiểu. Đó là một vòng tròn tuy nói là khép kín, nhưng cũng có cách để chúng ta phá vỡ nó. Chỉ cần chúng ta diệt một trong các mắt xích, mà quan trọng nhất là mắt xích Vô Minh và Ái dục thì tự động cái vòng phiền não này sẽ tan rã.
Tất cả là do 12 Duyên Khởi. Bằng vào tuệ giác siêu việt, Đức Phật tự kiến giải, rồi khai thị cho chúng ta hiểu. Đó là một vòng tròn tuy nói là khép kín, nhưng cũng có cách để chúng ta phá vỡ nó. Chỉ cần chúng ta diệt một trong các mắt xích, mà quan trọng nhất là mắt xích Vô Minh và Ái dục thì tự động cái vòng phiền não này sẽ tan rã. Nếu chúng ta chịu tu tập theo các giáo lý mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy thì sẽ cắt đứt được Vô Minh và Ái dục. Những giáo lý đó là Tứ Diệu Đế, Ngũ Uẩn, Nhân Quả, biết tàm quý, sám hối chừa bỏ những lỗi lầm, tu theo Giới Định sẽ Sinh Tuệ theo Bát Chánh Đạo theo chu trình như sau:
Nhân quá khứ ( vô minh -> tham ái tạo nghiệp -> TẬP ĐẾ ) làm có Quả hiện tại ( sanh tử luân hồi -> KHỔ.
Nhân hiện tại ( Chuỗi vô minh, hành, thức…. bị cắt do tu Bát chánh Đạo -> ĐẠO ĐẾ ) sẽ cho Quả tương lai ( không còn tái sinh trong ba cõi sáu đường -> DIỆT ĐẾ ).
Trong kinh Tương Ưng Bộ tập 3 có chép rằng:
“Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người,
Cầm lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn bỏ gánh nặng xuống xong,
Tức là lạc không khổ,
Gánh nặng bỏ xuống xong,
Không mang theo gánh khác.
Nếu nhổ khát Ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc”.
Ngày xưa Đức Phật thực chứng giáo lý ngũ uẩn là Vô Ngã mà thành Phật và nó là một thành phần của Khổ đế nằm trong chân lý Tứ Diệu đế. Có thấu hiểu giáo lý ngũ uẩn, hành giả mới có thể phá được ngã chấp nghĩa là không còn chấp và bám víu thân, tâm này là Ta, là của Ta mà nó chỉ là sự vận hànhcủa ngũ uẩn. Ngã chấp phá thì pháp chấp cũng phá nghĩa là không chấp thế gian, nhà cửa, xe cộ, cây cối, chim bay, cá lặn ngay cả vợ chồng, con cái… là thật. Ngã chấp, pháp chấp không còn nghĩa là trong ngoài tự tại là có giải thoát. Vì thế giáo lý ngũ uẩn giúp chúng sinh thấu biết bản chất thật con người của mình để diệt trừ khổ đau và tiến về đạo lộ giải thoát.
Như vậy: Giáo lý Duyên khởi bắt đầu từ vô minh đến già chết như sau: “vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc…; hữu duyên sinh; sinh duyên già chết…] đức Phật trình bày chi phần vô minh trước tiên trong chuỗi 12 chi phần nhân duyên để nói lên sự nguy hiểm của vô minh và tầm quan trọng của việc giác ngộ. Trước nhất Ngài chỉ dạy về nguyên nhân quá trình hiện hữu của đời sống. Đời sống hiện hữu của chúng ta với những khổ đau của kiếp người, nào sinh, già, bệnh chết, sầu, bi, khổ, ưu, não; nào sự tái sinh trong Tam giới, Lục đạo đều có nguồn gốc từ vô minh. Có vô minh tức có tái sinh, có đau khổ. Ở đây Phật nói lên cái nguyên nhân căn để của khổ đau để cảnh tỉnh chúng ta. Ngài chỉ đích danh vô minh như khởi điểm của mọi tiến trình sinh tử, như xuất phát điểm của 12 chi phần duyên khởi. Mặc dù vô minh cũng mang tính duyên sinh, không phải nguyên nhân đầu tiên. Tuy vậy, vô minh vẫn đóng một vai trò rất lớn trong toàn bộ 12 chi phần duyên khởi, một trong những động cơ chính tạo nghiệp sinh tử. Phật dạy duyên khởi bắt đầu từ vô minh là có mục đích để người nghe thấy sự nguy hiểm của tâm lý si mê lầm lạc tai hại biết chừng nào. Chính tâm si mê không biết chính đạo đã khiến cho chúng sinh phải luân chuyển trong lục đạo luân hồi.
Vì ‘Do duyên Vô minh, Hành sinh; do duyên Hành, Thức sinh; do duyên Thức, Danh-sắc sinh; do duyên Danh sắc, Lục nhập sinh; do duyên Lục nhập, Xúc sinh do duyên Xúc, Thọ sinh; do duyên Thọ; Ái sinh, do duyên Ái; Thủ sinh, do duyên Thủ; Hữu sinh, do duyên Hữu; Sinh sinh, do duyên Sinh, Lão tử sinh, do duyên Lão tử, sầu – bi – khổ – ưu – não sinh. Như vậy là sự sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỷ kheo, đây gọi là ‘Duyên Khởi’.
Nhưng từ sự tan biến và chấm dứt hoàn toàn Vô minh, Hành chấm dứt; từ sự chấm dứt của Hành, Thức diệt; do Thức diệt mà Danh – sắc diệt…; do Sinh diệt, mà Lão – tử – sầu – bi – khổ – ưu não diệt. Như vậy là sự chấm dứt hoàn toàn toàn bộ khổ uẩn này’.
Nếu chúng ta chịu tu tập theo các giáo lý mà Đức Thế Tôn đã giảng dạy thì sẽ cắt đứt được Vô Minh và Ái dục. Những giáo lý đó là Tứ Diệu Đế, Ngũ Uẩn, Nhân Quả, biết tàm quý, sám hối chừa bỏ những lỗi lầm, tu theo Giới Định Huệ v.v…
“- Này các Tỳ Kheo, đây chính là Khổ thánh đế: Sinh là khổ, bệnh là khổ, già là khổ, chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ, thân ái biệt lylà khổ, cầu không được là khổ, tóm lại chấp thủ năm uẩn là khổ.
“- Này các Tỳ Kheo, đây chính là Tập khổ thánh đế. Chính là ái đưa đến hữu, tương ứng với hỷ và tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là dục ái, sinh ái, vô sinh ái.
“- Này các Tỳ Kheo, đây chính là Diệt khổ thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ xả ly, giải thoát, tự tại đối với các ái.
“- Này các Tỳ Kheo, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt khổ, chính là con đường thánh tám ngành: Chính kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.”
Và điểm đặc biệt nhất là Thần chú của Phổ Hiền Bồ Tát , chắc hẳn thần chú phải đọc sau khi Ngài đã tâm tâm niệm niệm mười đại hạnh trước mà người tu bất cứ pháp môn nào cũng phải kinh qua. Đó là:
1. Lễ kính chư Phật.
2. Xưng tán Như Lai.
3. Quảng tu cúng dường.
4. Sám hối nghiệp chướng.
5. Tùy hỷ công đức
6. Thỉnh chuyển pháp luân
7. Thỉnh phật trụ thế:
8. Thường tùy phật học
9. Hằng thuận chúng sinh
10. Phổ giai hồi hướng
Nhưng điều chúng ta học được nơi Ngài một thần chú hoá giải nghiệp chướng, tiêu trừ bịnh tật và luôn có thân tâm an lạc của Đức Phổ Hiền Bồ Tát đã được Hoà Thượng Bảo Vương Tự Thích Huyền Tôn tìm thấy trong bộ Mật Tông.
ÁN BẠT ĐỀ LỄ, BẠT ĐỀ LỄ, TÔ BẠT ĐỀ LỄ, BẠT ĐÀ RA BẠT TRÍ TẢN ĐÀ RA, TỲ MA LỆ TOÁ HA
Và Theo Thiền Uyển Tập Anh có ghi lại như sau :
” Nẵng mồ tát đế rị giả địa vỹ ca nam đát tha nghiệt đa nam. Án a nậu pha ra vĩ nhi dĩ . Soa phạ ha “.
Thật là một điều trùng hợp quá nhiệm mầu …. vì từ lâu người viết đã tụng thần chú Phổ Hiền mỗi sáng bằng tiếng phạn … tương tự âm nhưng không biết phải đúng không ( xin được thứ lỗi nếu sai sót )
AH AH SHASA MAHA MAME- DHARMA RARA HATANGA AH SHALA SHAME DHAMA DALI GHAHANA AHLIDA HAMA SHASA GIYO
Lời kết :
Kính ngưỡng Thiền Sư Đại Xả với đạo hiệu được tiêu biểu cho một hạnh rất quan trọng trong Tứ Vô Lượng Tâm ( cũng là một hạnh mà bất cứ người Phật tử nào cũng phải thực hành cho được vì đó là nền tảng dẫn đến Giác Ngộ Giải Thoát ).
Hơn thế nữa Ngài đã mang phương thuốc trị phiền não cho Vua Lý Anh Tông . Đó là Lý Duyên khởi, giáo lý cốt tủy của Phật Giáo do Đức Phật khám phá khi thành Đạo Quả.
Bài kệ thị tịch lưu lại cho hàng hậu học chúng con là một pháp bảo trân quý trên bước đường tu tập theo dấu Như Lai.
Kính trân trọng,
“Một sự Buông Xả Vĩ Đại”
Tuyệt vời thay … Đạo hiệu Thiền Sư Đại Xả !
Đời thứ 10 thiền phái Vô Ngôn Thông, (1)
Kinh Hoa Nghiêm, thần chú Phổ Hiền niệm nằm lòng (2)
Tuyên Minh Hồ Nham lập chùa giáo hoá (3)
Kiến Ninh Vương, Công Chúa Thiên Cục cùng nhiều học giả
Do đàm tiếu đố kỵ, ngục tù bị hàm oan ( 4)
Hình phạt nặng nề, không hề sợ hãi oán than
Có lẽ hằng thuận chúng sinh …
… trong Thập Quảng Đại Nguyện Vương Phổ Hiền Bồ Tát? (5)
Bài kệ thị tích hai phần quá khác
Bốn câu đầu Tứ Đại chỉ rõ ngọn ngành (6)
Cốt lõi giáo lý duyên sinh … nhân quả kết thành
Tương quan Tứ Diệu Để … vì sao luân hồi sinh tử (7)
Bốn câu kệ sau … hoàn toàn không cho kẹt vào ngôn ngữ !!
Kính tri ân … Hoà Thượng Bảo Vương Tự
Thần Chú Phổ Hiền sưu lục đã truyền trao (8)
Hàng hậu bối … tiếp nhận sự vi diệu nhiệm mầu
Giúp tiêu trừ bịnh tật, thâm tâm an lạc
Qua 53 Cao tăng Thiện hữu Bồ Tát!l
Chân lý uyên nguyện ..nhập pháp giới đồng tử Thiện Tài (9)
Bồ Tát Di Lặc, Văn Thù, Phổ Hiền diệu giác … hoan hỷ thay
Kinh Hoa Nghiêm … Tư tưởng Đại Thừa Phật Pháp !
Nam Mô Thiền Sư Đại Xả tác đại chứng minh
Huệ Hương – Melbourne 19/10/2021
_________________________________________
Chú thích :
(1) Sư họ Hứa, quê ở phường Đông Tác (nay thuộc huyện Hoàng Long, Hà Đông). Xuất gia từ thuở bé, theo học với Thiền sư Đạo Huệ, nhận được chút ít yếu chỉ thiền học.
(2) Sư thường trì tụng kinh Hoa Nghiêm và thần chú của ngài Phổ Hiền làm việc thường nhật.
Có lúc, Sư xõa tóc bỏ ăn, chỗ ở không nhất định.
(3) Các vương công đều quí kính, Kiến Ninh Vương và Công chúa Thiên Cực cũng rất kính trọng.
Sư thường ở Tuyên Minh Hỗ Nham lập chùa giáo hóa, học giả các nơi đến học rất đông.
(4) Có vị Tăng nước Tống hiệu Nham Ông, nghe tiếng Sư cảm mộ đốt ngón tay để cúng dường. Có người nghi Sư dùng yêu thuật, nên trong khoảng niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175) Thái úy Đỗ Anh Vũ ra lệnh bắt Sư vào giam, hành phạt nặng nề mà Sư không có vẻ sợ hãi. Sau đó, có lệnh thả Sư.
(5) Lúc bấy giờ ngài Phổ Hiền đại Bồ Tát khen ngợi công đức thù thắng của đức Như Lai rồi, bèn bảo các vị Bồ Tát và Thiện Tài rằng:
– Này thiện nam tử! Công đức của Như Lai, giả sử cho tất cả các đức Phật ở mười phương, trải qua số kiếp nhiều như cực vi trần trong bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật diễn nói không ngừng, cũng không thể trọn hết được. Nếu ai muốn trọn nên công đức của Phật, thời phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều?
Một là lễ kính các đức Phật.
Hai là khen ngợi các đức Như Lai.
Ba là rộng sắm đồ cúng dường.
Bốn là sám hối các nghiệp chướng.
Năm là tùy hỷ các công đức.
Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp.
Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời.
Tám là thường học đòi theo Phật.
Chín là hằng thuận lợi chúng sanh.
Mười là hồi hướng khắp tất cả.
(6) vào hỏi:
– Trẫm bị phiền muộn, Sư có thuật gì trị chăng?
Sư đáp:
– Pháp Mười hai nhân duyên là căn bản tiếp nối sự sống chết, cần lấy đó để trị, nó thật là phương thuốc hay vậy.
Vua hỏi:
– Ý chỉ nó thế nào?
Sư đáp:
– Vô minh là nhân duyên của Hành cho đến lo buồn khổ não, muốn cầu quả Bích-chi Phật nên nói Mười hai nhân duyên. Đem trị trong thân này thì không còn phiền não.
Vua hỏi:
– Thế thì, trẫm phải tĩnh tâm tu tập?
Sư đáp:
– Khi giữ được nghiệp thức yên tịnh, tức là lóng trong phiền não, không còn pháp nào khác đáng tu tập cả. Xưa kia vua Lương Võ Đế thường đem vấn đề này hỏi Thiền sư Bảo Chí, Bảo Chí cũng đáp như thế. Hôm nay trộm vì Bệ hạ đưa ra điều tương tợ ấy.
Đến ngày 2 tháng 5 niên hiệu Trinh Phù thứ năm (1180), Sư gọi đệ tử dặn dò nói kệ:
Bốn rắn chung rương trước giờ không,
Núi cao năm uẩn đâu chủ ông.
Chân tánh sáng ngời không chướng ngại,
Niết-bàn sanh tử mặc che lồng.
(Tứ xà đồng khiếp bản lai không,
Ngũ uẩn sơn cao diệc bất tông.
Chân tánh linh minh vô quái ngại,
Niết-bàn sanh tử nhậm già lung.)
Lại nói:
Ngựa đá nhe răng cuồng,
Ăn mạ ngày tháng kêu.
Đường cái người đồng qua,
Trên ngựa không người đi.
(Thạch mã xỉ cuồng nanh,
Thực miêu nhật nguyệt minh.
Đồ trung nhân cộng quá,
Mã thượng nhân bất hành.)
Nói kệ xong, đến canh năm Sư tịch, thọ sáu mươi mốt tuổi.
(7) Dưới cội Bồ đề, đức Phật khởi lên ý nghĩ:
* Không có Sinh thì Khổ đau không có mặ
* Không có Hữu thì Sinh không thể có mặt.
* Không có Thủ thì Hữu không thể có mặt;
* Không có Ái thì Thủ không thể có mặt.
* Không có Thọ thì Ái không thể có mặt.
* Không có Xúc thì Thọ không thể có mặt.
* Không có Lục nhập thì Xúc không thể có mặt.
* Không có Danh sắc thì Lục nhập không thể có mặt.
* Không có Thức thì Danh sắc không thể có mặt.
* Không có Hành thì Thức không thể có mặt.
* Không có Vô minh thì Hành không thể có mặt.
Như thế, Vô minh là suối nguồn của dòng đời khổ đau. Nhưng nó là do duyên mà sinh, chứ không phải là nguyên nhân đầu tiên như đức Phật đã giảng.
‘Này các Tỷ kheo, điểm khởi đầu của Vô minh là không thể biết được để nói rằng: ‘trước đó Vô minh không có mặt; Vô minh có mặt từ đó’. Này các Tỷ kheo, lời nói này được tuyên bố. : Vô minh là do duyên này duyên kia mà sinh khởi’
Ở đây Phật nói lên cái nguyên nhân căn để của khổ đau để cảnh tỉnh chúng ta. Ngài chỉ đích danh vô minh như khởi điểm của mọi tiến trình sinh tử, như xuất phát điểm của 12 chi phần duyên khởi. Mặc dù vô minh cũng mang tính duyên sinh, không phải nguyên nhân đầu tiên. Tuy vậy, vô minh vẫn đóng một vai trò rất lớn trong toàn bộ 12 chi phần duyên khởi, một trong những động cơ chính tạo nghiệp sinh tử. Phật dạy duyên khởi bắt đầu từ vô minh là có mục đích để người nghe thấy sự nguy hiểm của tâm lý si mê lầm lạc tai hại biết chừng nào. Chính tâm si mê không biết chính đạo đã khiến cho chúng sinh phải luân chuyển trong
(8) Hoà Thượng Tăng Giáo Trưởng Thích Huyền Tôn đã sưu tập như sau
ÁN BẠT ĐỀ LỄ , BẠT ĐỀ LỄ , TÔ BẠT ĐỀ LỄ, BẠT ĐÀ RA BẠT TRÍ TẢN ĐÀ RA, TỲ MA LỆ TOÁ HA .
(9) Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.
Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước.
Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh.
Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm.
Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.
Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại-thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ-đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.
• 53 vị thiện tri thức tiêu biểu cho 53 địa vị tu chứng từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh , Thập Hồi Hướng, Thập Địa đến Đẳng Giác, Diệu Giác , Phật
• Vị Bồ Tát thứ 53 chính là Ngài Phổ Hiền Bồ Tát