Thiền Sư Tịnh Lực

Thiền Sư Tịnh Lực (1112 – 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)

PHƯỚC TUỆ SONG TOÀN – THIỀN TỊNH SONG TU – NIỆM PHẬT TAM MUỘI

Với Đạo hiệu Tịnh Lực ( Tịnh là Thanh Tịnh – Lực là sức mạnh cao tột về Định ) thế nên mỗi một lời khai thị của Thiền Sư Tịnh Lực trước khi thị tịch là yếu chỉ để tu tập để đi đến Bất Nhị Giải thoát môn. (Trong đó hoàn toàn không có những phân biệt về văn tự, ngôn ngữ. Lý luận và đó là nếp sống thật ung dung tự tại của Thiền sư, của hành giả nhập bất nhị pháp môn. Họ hiện hữu lợi ích cho đời vẫn tỏa ngát hương vị giải thoát của bậc xuất trần thượng sĩ)… như bài kệ thị tịch của vua Trần Nhân Tông.

Nhất thiết pháp bất sinh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền
Hà khứ lai chi hữu”

Hơn thế nữa là một hành giả Thiền Tịnh Song tu, Phước Tuệ song toàn vì đã đạt liễu nghĩa kinh Viên Giác( TRI HUYỄN TỨC LY-LY HUYỄN TỨC GIÁC )và đạt được Niệm Phật Tam muội ( Theo Liễu Dư đại sư thì khi hành giả chuyên nhất niệm Phật, quên hết thân tâm ngoại cảnh, tuyệt cả thời gian không gian. Đến lúc sức cực công thuần, ngay nơi đương niệm trần vọng bỗng thoạt tiêu tan, tâm thể bừng sáng. Chứng vào cảnh giới vô niệm vô bất niệm ) ….

Điều ấy chứng tỏ rằng Ngài đã đạt đến Tâm Vô Trụ ( An trụ chỗ bất động ) đúng như Lục Tổ đã truyền trao yếu chỉ của Nam Phương đốn ngộ là : VÔ NIỆM , VÔ TRỤ, VÔ TÁC vì đã diệt trừ được vô minh bằng cách luôn gần gũi thiện tri thức thực hành Tứ nhiếp pháp và tu tập Bát Chánh Đạo miên mật nhuần nhuyễn lại luôn sáu thời sám hối.

Kính ghi lại lời khai thị như sau :
Đến niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo thứ hai (1175), một hôm Sư cáo bệnh nhóm môn đồ dạy
– Các ngươi! Tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng cúng dường Phật, không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác.
Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận, ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần thiện tri thức. Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược.
Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động.
Quán tất cả pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi.
Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo. ”

Lời kết :

Các nhà nghiên cứu Phật Giáo, cũng như các nhà chú giải kinh Kim Cang, đều nhất trí cho rằng, nội dung chủ yếu của kinh nằm ở điểm vô sở trụ, và nội dung chủ yếu này được tóm gọn trong câu chìa khoá tuyệt vời là:

“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Nghĩa là nên vô sở trụ để chân tâm phát sinh. Chân tâm là tâm vô trụ, là tâm giải thoát. Theo tinh thần của kinh Kim Cang thì Phật tử hay các vị tu sĩ Phật Giáo khi hành trì Phật pháp phải lấy “vô sở trụ” làm kim chỉ nam. Nếu không vậy, thì việc tu hành không có kết quả. Trong kinh có dạy rõ, là các Phật tử tu hạnh Bồ Tát khi hành lục độ thì phải hành trì như thế nào để đạt đến cứu cánh giải thoát.

Như vậy : Thiền Sư Tịnh Lực đã đạt đến Tâm Vô Trụ như Thi sĩ Tô Đông Pha

Ngài Tô Đông Pha đã để lại bài thơ để chỉ Tâm vô Trụ ấy như sau

“Nhạn quá hàn đàm, nhạn khứ nhi đàm vô lưu ảnh”
“Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh’’

Nghĩa là:

Khi nhạn bay qua đầm nước lạnh, thì bóng nhạn in hình trong đầm nước. Nhưng khi nhạn bay qua rồi, thì nước đầm đâu có lưu giữ hình ảnh nào của nhạn nữa.

Khi gió thổi vào bụi trúc thưa, gây tiếng xào xạc trong bụi trúc, nhưng khi gió đã đi rồi, thì bụi trúc trở lại hoàn toàn im lặng, chẳng lưu giữ lại một tiếng động nào do gió đã gây ra trước đó.

Mặt nước đầm lạnh kia và bụi trúc thưa nọ biểu tượng cho cái tâm vô trụ.

– Tâm vô trụ là tâm thanh tịnh, là tâm giải thoát. Cuộc sống của con người thiếu gì những khoái lạc, những phiền não, khổ đau và sợ hãi vật lý. Nếu không có tâm vô trụ thì tuy đã qua rồi, nhưng những khoái lạc, phiền não, khổ đau và sợ hãi ấy vẫn hiện diện, đeo cứng để rồi dấy lên trong tâm ta những ham muốn, thèm thuồng, những day dứt, những khủng kinh miên trường, biến cuộc sống thành biển khổ, thành địa ngục trần gian. Nói ngắn lại vô trụ tức giải thoát.

– Người có tâm vô trụ thấy việc gì cần làm thì làm. Làm xong rồi bỏ, chứ không lưu chấp việc đã làm.

– Người có tâm vô trụ cũng giống như người đã nhuần thấm tinh thần vô vi của đạo Lão. Vô vi chẳng phải là không làm, mà vô vi có nghĩa là làm mọi việc, không gì không làm (dĩ nhiên là làm trong tinh thần tỉnh giác), nhưng làm rồi thì như thể không làm, làm rồi bỏ, in tuồng như không có người làm và không có việc đã làm, một lối hành xử ly năng, tuyệt sở, một lối hành động trong tinh thần vô tư tuyệt đối (désintéressement total).

Tuy nhiên, tâm vô trụ vẫn khác xa so với mặt gương, mặt nước đầm lạnh, hay bụi trúc thưa, hay căn nhà trống. (Vì tâm vô trụ tuy không in dấu các sự kiện đã qua, việc đến thì tâm có, việc đi thì tâm lại không. )

Nhưng không mà có, các sự kiện qua đi, đã chìm sâu trong quá khứ, tuy không dính cứng vào tâm vô trụ, nhưng một khi cần đến thì những sự kiện kia lại hiện ra rỏ nét trong tâm vô trụ không thiếu, không sót.

Và …
Một điều đáng ngạc nhiên trong hành trạng của Thiền Sư Tịnh Lực có điểm thú vị là Ngài đã đạt năng lực tiên tri bí ẩn, tuyệt vời qua việc Vua Lý chiêu Hoàng truyền trao triều đại nhà Lý cho chồng là Trần Cảnh sáng lập triều đại nhà Trần (1225) với bài kệ thị tịch trước đó 50 năm (1175)

Trước tuy nói kiết, sau gọi hung,
Từ đời Thái Tổ kiêng chẳng tùng.
Vì thấy rồng lên làm Phật tử,
Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng.

(Tiên tuy ngôn kiết, hậu ngôn hung,
Tự thị Thái Tổ húy bất tùng.
Vi ngộ kiến long vi Phật tử,
Hốt tao thử xuất tịch vô cùng.)

Kính trân trọng,

Ngưỡng kính Thiền Sư Tịnh Lực …
Vị danh tăng viên mãn song toàn Phước Tuệ (1)
Đạo hiệu mang yếu nghĩa Công hạnh tuyệt vời
Luôn sống trong cảnh giới Phật , sám hối sáu thời (2)
Đạt tâm ấn … Thiền Tịnh tiến nhanh vào giác ngộ (3)

Mỗi một lời khai thị khi thị tịch … pháp môn tu biểu lộ (4)

Tu chứng Niệm Phật Tam Muội do nhất tâm (5)
Câu “Nam Mô A Di Đà Phật” … tạp niệm bất sanh
Quay về an trú lại … trong Tánh Giác !
Nơi vắng vẻ, siêng năng Tứ nhiếp pháp
Gần thiện hữu tri thức chân chánh thiện lành
Cùng nhau Tứ Chánh cần, Bát Chánh Đạo thực hành
An trụ bất động … Lìa vô minh, giải thoát (6)
Thông minh sẵn có … Liễu tri Kinh Viên Giác ! (7)

Thượng đường miệng có chất thư hoàng
… sửa chỗ hiểu sai của người tu tập (8)
Điều nhạc nhiên …..
Thiền Sư có biệt tài bí ẩn tiên tri
Bài kệ thị tịch … thi đàn Lý Trần chép ghi (9)
Triều đại nhà Lý ra đi….
… mãi tới 50 năm hiện rõ (10)

Nam Mô Thiền Sư Tịnh Lực tác đại chứng minh.

Huệ Hương – Melbourne 26/10/2021

____________________________

Chú thích :

(1) Sư họ Ngô tên Trạm, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình. Thuở nhỏ, Sư rất thông minh, lớn lên càng giỏi về văn chương, nghệ thuật và chữ viết. Sư gặp Thiền sư Đạo Huệ thầy trò tương ưng như cây kim hạt cải. Tâm dừng nơi cảnh Phật, mặc cỏ ăn cây, phước tuệ song tu.

(2) Sư vâng lời thầy thẳng lên núi cất một am cỏ tên Vương Trì, làng Cương Việt, Vũ Ninh rồi trụ trì nơi đây. Trong mười hai giờ, Sư lễ Phật sám hối, được niệm Phật tam-muội. Bấy giờ tiếng nói của Sư trong vắt như tiếng Phạm thiên.

(3) Trải qua nhiều năm giữ tâm càng vững chắc. Thiền sư Đạo Huệ bảo:
– Tâm ấn của chư Phật, ngươi tự có đó, chẳng phải từ nơi người mà được.
Sư thưa:
– Đã nhờ Thầy chỉ dạy, con phải trụ nơi nào?
– Chẳng cần đi xa, nên ở Vũ Ninh là tốt.

(4) Đến niên hiệu Thiên Cảm Chí Bảo thứ hai (1175), một hôm Sư cáo bệnh nhóm môn đồ dạy.
– Các ngươi! Tất cả các người học đạo lấy tâm siêng năng cúng dường Phật, không gì khác hơn chỉ cầu dứt được các nghiệp ác.
Tâm miệng niệm tụng, tin hiểu nghe nhận, ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần thiện tri thức. Nói ra lời hòa nhã, nói phải thời đúng lúc, trong tâm không khiếp nhược.
Liễu đạt nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ chỗ bất động.
Quán tất cả pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi.
Nơi nơi lìa phân biệt, ấy là người học đạo.
Nay phần hóa duyên của ta đã xong.

(5) Niệm Phật tam muội phương tiện và phương pháp tu quán tưởng niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật từ nội tâm cho đến ngoại cảnh, chẳng còn thấy có chơn vọng, khi ấy được thuần thục chứng nhập Chánh định (Tam Muội) Cảnh Tịch tịnh hiện tiền. Như thế mới thực hiện được lý “Duy Tâm Tịnh Độ, Tự Tánh Di Đà”.
Nên biết phương pháp niệm Phật Tam Muội này, thuộc về Thiền Quán, Đại thừa diệu lý. Khi tu phải thể hiện ngay đời sống hiện tại, để chứng thiền định giải thoát. (Chẳng giống như pháp xưng danh niệm Phật, để khi chết cầu vãng sinh về cõi Tịnh Độ). Không phải như người ta tưởng ngoài tâm ra, mà cần có Phật và các Pháp.
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự ” lắng nghe” chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ. Lắng nghe càng rõ sức tam muội càng tự tập trung, tự thanh tịnh. Thanh tịnh càng rõ ràng càng tăng trưởng trí tuệ.
Tam muội cũng gọi là nhất tâm, cũng có nghĩa là chánh định. Chánh định trong niệm Phật đã gồm chánh kiến, chánh niệm, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ, chánh tinh tấn, kể cả chánh tư duy trong Bát chánh đạo. Đặc biệt, niệm Phật tam muội bao trùm các căn cơ, trình độ nào tu cũng được, hoàn cảnh nào áp dụng cũng được.

(6) Muốn có tâm vô trụ phải vứt bỏ sở trụ. Trụ là đứng, là nương tựa. Sở trụ là chổ để đứng, vật để đứng, chổ để nương tựa, vật để nương tựa. Nếu sở trụ đã phá bỏ rồi, thì còn làm thế nào mà trụ được nữa. Chỗ đứng, vật để đứng, chỗ nương tựa, vật để nương tựa đã không còn, thì làm sao ta có thể đứng, có thể nương tựa được nữa. Nói khác đi, cái hậu quả tất nhiên của vô sở trụ là vô trụ.
Phật Giáo dạy pháp vô sở trụ, trong kinh Kim Cang. Là Phật tử, nếu không tụng đọc kinh này thì chắc ít nhiều cũng nghe nói tới. Tinh thần chủ đạo (idée maitresse) của kinh là vô sở trụ. Các nhà nghiên cứu Phật Giáo, cũng như các nhà chú giải kinh Kim Cang, đều nhất trí cho rằng, nội dung chủ yếu của kinh nằm ở điểm vô sở trụ, và nội dung chủ yếu này được tóm gọn trong câu chìa khoá tuyệt vời là:
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Nghĩa là nên vô sở trụ để chân tâm phát sinh. Chân tâm là tâm vô trụ, là tâm giải thoát. Theo tinh thần của kinh Kim Cang thì Phật tử hay các vị tu sĩ Phật Giáo khi hành trì Phật pháp phải lấy “vô sở trụ” làm kim chỉ nam. Nếu không vậy, thì việc tu hành không có kết quả. Trong kinh có dạy rõ, là các Phật tử tu hạnh Bồ Tát khi hành lục độ thì phải hành trì như thế nào để đạt đến cứu cánh giải thoát.
Lục độ còn gọi là sáu ba-la-mật gồm có: (1. Bố thí 2. Trì giới 3. Nhẫn nhục 4. Tinh tấn 5. Thiền định6. Trí huệ).
Bắt đầu là hạnh Bố thí, kinh Kim Cang dạy như sau: “Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”. Tu mà như thể không tu thì cuộc sống người hành đạo mới thật sự hồn nhiên, từ đó tâm mới hoàn toàn vắng lặng, thanh tịnh.
Năm độ còn lại cũng phải được hành theo tinh thần vô sở trụ như vậy, nghĩa là:
Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư trì giới cho đến :
Bồ Tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư trí huệ.
Tất cả sáu độ đều không là sở trụ của hành giả, thì hành giả còn trụ vào đâu. Tức là vềmặt pháp tu thì vô sở trụ, mà về mặt hành giả thì vô trụ. Có tu hành đúng như kinh dạy, thì việc tu hành mới mang lại kết quả tốt đẹp được.
– Sở trụ chính là kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong quá khứ hay nói khác đi sở trụ chính là tư tưởng.
Sở trụ đã không, thì năng trụ cũng không. Tư tưởng (thought) đã không, thì người tư tưởng (thinker) cũng không.
Đã là kiến thức và kinh nghiệm thì sở trụ tất thuộc quá khứ, nghĩa là sở trụ tức thời gian. Vậy phi thời gian thì vô sở trụ. Như thế vấn đề gút lại chỉ còn là thoát khỏi sự chi phối của thời gian, không gian mà thôi. Cứ phi thời gian là lập tức sở trụ hồn nhiên tan biến và tâm vô trụ hồn nhiên phát sanh.
Ta có thể tóm tắt như sau:

Sở trụ = tư tưởng = thời gian
Phi thời gian = phi tư tưởng = vô sở trụ.
Vô sở trụ -> vô trụ -> Tâm vô trụ.
Tâm vô trụ = chân tâm, tâm thanh tịnh, tâm giải thoát.

(7) Sư thường giảng kinh Viên Giác, nghĩa lý chỗ nào chẳng ổn, đích thân Sư cải chánh.
Kính xin nhớ liễu nghĩa kinh Viên Giác là chứng ngộ được ( TRI HUYỄN TỨC LY-LY HUYỄN TỨC GIÁC)

(8) Bấy giờ tiếng nói của Sư trong vắt như tiếng Phạm thiên.
Thời nhân bảo trong miệng Sư có chất thư hoàng
Thư Hoàng là một khoáng chất có màu vàng đỏ. Đời xưa dùng tán nhỏ hòa nước làm mực để bôi những chữ viết lầm. Câu này dùng chỉ người có tài biện bác, lỡ nói sai sửa được ngay, như trong miệng có sẵn thư hoàng.

(9) Trước tuy nói kiết, sau gọi hung,
Từ đời Thái Tổ kiêng chẳng tùng.
Vì thấy rồng lên làm Phật tử,
Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng.

(Tiên tuy ngôn kiết, hậu ngôn hung,
Tự thị Thái Tổ húy bất tùng.
Vi ngộ kiến long vi Phật tử,
Hốt tao thử xuất tịch vô cùng.)

Nói xong, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi bốn tuổi.(1175)

(10) Dưới sự “đạo diễn” của Trần Thủ Độ, vở kịch chuyển giao ngôi vị từ họ Lý sang họ Trần kết thúc vào ngày 11 tháng Chạp năm Ất Dậu (1225), tại điện Thiên An, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu “nhường ngôi cho chồng”. Trần Cảnh mở đầu cho vương triều Trần nhưng hậu thế không gọi là Trần Thái Tổ bởi vì đây là sự sắp đặt của ba người lớn nắm quyền lực của họ Trần là Trần Thừa, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Việc Trần Cảnh được họ Lý nhường ngôi lên làm vua lấy hiệu là Thái Tông thì theo lẽ cha Trần Cảnh là Trần Thừa, dù chưa làm vua giây phút nào vẫn được tôn lên làm Thượng hoàng. Trần Thừa sinh năm 1184 ở làng Tức Mạc, là con trưởng của Trần Lý (sau này giúp Lý Cao Tông dẹp loạn mà chết), là anh của dũng lược tướng quân Thái úy Trần Tự Khánh, Hoàng hậu Trần Thị Dung, anh họ Thái sư Trần Thủ Độ. Trần Thừa từ nhỏ đã theo cha và cậu đem quân về kinh dẹp giặc giúp vua Lý, sau lại cùng em là Trần Tự Khánh lập nhiều công lao đánh tan dư đảng giặc ngoài cõi nên được Lý Huệ Tông phong làm quan.
Khi Trần Cảnh lên ngôi, Trần Thừa được tôn là Thượng hoàng trông coi việc nước. Trong chín năm ở ngôi Thượng hoàng, ông dung hòa mọi mâu thuẫn với các bậc cựu thần thời Lý để củng cố vương triều, tái thiết đất nước.
Có thể chưa nói hết những công lao của Trần Thừa với triều Trần, với dân tộc; nhưng với những việc kể trên chứng tỏ ông là người có tầm nhìn, góp công lớn trong buổi đầu khai nghiệp. Ông mất năm Giáp Ngọ (1234), hưởng dương 51 tuổi. Sau khi ông mất 12 năm, được truy tôn làm Thái Tổ nhà Trần (tức Trần Thái Tổ).

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.