Thuyết Bốn Ðế – Phần IV

3/ Niết Bàn là an toàn và không có điều ác

Niết Bàn là cảnh giới an toàn và không có điều ác. Có thể kể những hình dung từ có ý tứ an toàn như :

(1) An toàn (A secure)

(2) Nơi trở về để tránh khổ (A refugee) – quy cứu.

(3) Nơi ẩn náu (A shelter) tị sở.

(4) Nơi tránh nạn (A. asylum) tỵ nạn xứ,

(5) Hòn đảo (A. island)

Các hình dung từ khác có ý từ bỏ điều ác gồm có :

(1) Ðoạn diệt khổ (khổ chi chỉ diệt),

(2) Dập tắt khổ (khổ chi chỉ tức),

(3) Không thể gây thương hại,

(4) Không có tai họa (an-itikam)

(5) An thích, an toàn thích thú (sukha)

(6) Cát tường – tốt lành (sivan)

(7) Vô ưu

(8) Tịch an (santi), yên lặng, vắng lặng.

(9) Thanh tịnh, trong sạch,

(10) Vô nhiễm (asankihttha) không bị nhơ bẩn,

(11) Vô nhiễu – không có phiền.nhiễu.

4/ Niết Bàn là cảnh giới siêu việt

Sau đây là một số từ ngữ, nói lên tính siêu việt của Niết Bàn, phủ định mọi thuộc tính thế gian này của Niết Bàn, đồng thời khẳng định Niết Bàn là chơn lý tối hậu, là mục đích tối cao:

(1) Giải thoát

(2) Xuất ly,

(3) Vứt bỏ (khí xả)

(4) Không chấp thủ (vô thủ)

(5) Không rơi vào ba hữu

(6) Siêu thế,

(7) Siêu tuyệt,

(8) An tức (an nghỉ)

(9) Duy nhứt,

(10) Thế gian tận,

(11) Tham diệt.

(12) Phiền não diệt,

(13) Vô lậu,

(14) Vô vi,

(15) Phi sở tác, không phải do làm ra,

(16) Không thể thấy – bất khả kiến,

(17) Kinh lạ (ascaryam)

(18) Kỳ diệu (adbhutam)

(19) Vi tế, nhỏ nhiệm,

(20) Bất khả thuyết ,

(21) Bất khả lường,

(22) Không có gì sánh bằng (vô khả luân tỉ)

(23) Chân đế,

(24) Chân như Bhutta-tathata.

(25) Thắng nghĩa Paramarttha.

(26) Tối thượng,

(27) Chí thiện (seyyo)

(28) Vô thưọng (an-uttaram)

(29) Duy nhứt viên mãn ekamttha (cái hoàn thiện duy nhứt).

(30) Giải thoát tối hậu (apa-vagga).

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.