Thuyết Bốn Ðế – Phần VI

V.3. TUỆ HỌC

1. Các loại Trí tuệ – các từ ngữ:

Mục đích cuối cùng của Phật Pháp là có được sự giác ngộ bằng trí tuệ. Vì vậy, nên dù là Tam học (ba môn học), hay thập vô học pháp (10 pháp dẫn tới quả vô học) tức quả A la Hán, sáu pháp Ba la Mật, đều xem trí tuệ là thành quả cuối cùng.

Nhưng có nhiều loại trí tuệ. Có trí tuệ hữu lậu, và trí tuệ ở Dục giới, có trí tuệ sơ bộ chứng ngộ, có trí tuệ của A la Hán, có trí tuệ của Bích Chi Phật, có trí tuệ của Bồ tát và cuối cùng là trí tuệ tối cao của Phật.

Cổ ngữ Sanskrit, Pàli và dịch ngữ chữ Hán có nhiều từ ngữ tương đương với trí tuệ: (xếp theo thứ tự sanskrit, Pàli, Hán)

– Prajna, panna – tuệ, trí tuệ, bát nhã, ba nhã.

– jnana, jnana – trí, trí tuệ, xà na, (âm dịch từ jnana)

– Vidyà, vijja – minh

– Buddhi – Giác,

– medha bhuri – quảng, quảng tuệ, trí tuệ, rộng lớn.

– Dharsana – dastana, kiến Nại lạt xá nang (dịch âm từ dharsana)

– drsti-ditthi – kiến,

– Vipasyana – vipassana – quán, Tỳ bát xá na (âm dịch Vipasyana)

– Anupapyana – anupastana – tùy quán.

– Parijna – parinna – biến tri, biết tất cả.

– Abhijna – abhinna – chứng trí, thần thông,

– Ajna – anaa – liễu tri, dĩ tri, A nhã.

– Samprajana – sampajana – chánh tri.

– Mimamsa – vimamasa – quán, quán sát.

– Pariksa – parikkha – quán, quán sát.

– Pratyaveksana-paccavekkhana – quán sát.

– Dhamma – vicaya – dhamma vicaya – Trạch pháp

– Pratisamvid – patisambhida – vô ngại giải, vô ngại biện,

Ngoài ra, còn có những từ ví dụ để nói trí tuệ:

– Caksu – cakkhu – là nhãn, con mắt

– Aloka – ánh sáng (quang minh).

Với sự thể nghiệm cụ thể của trí tuệ, chúng ta có các từ ngữ

– Bodhi – bồ đề, tức là giác, đạo

– sambodhi, tam bồ đề cũng có nghĩa chánh giác đẳng giác.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.