“Con người ở bất cứ nơi đâu và mọi lúc, có thể bất cứ người ấy là ai, đã thích hành động như anh đã chọn lựa và không phải hoàn toàn vì lí do của anh ta mà vì sự lợi ích đã sai khiến”. Ðó là những gì Dostoevsky viết trong cuốn “Notes from underground”. Bạn nói gì đây?
Người bạn của tôi, Henry David Thorean, nói: “Một người minh mẫn chắc hẳn sẽ nhận thức được bản thân đầy đủ thường có một cách phản kháng chính thức đối với những gì được cho là những điều luật thiêng liêng nhất của xã hội; bởi vì sự tuân thủ tuy thế lại còn hơn cả những điều luật thiêng liêng và như thế đã thử nghiệm sự quyết tâm của mình mà không đi trật hướng của mình”.
Ðối với tôi, tôi đang chán nản với sự mâu thuẫn, tôi muốn sống một cuộc sống an lạc. Tôi muốn tìm một cách sống, không có sự chấp nhận một thế giới điên loạn và cũng không có sự mâu thuẫn với những người khác. Hãy để mọi người sống theo cách điên cuồng của chính nó. Tôi sẽ đứng sang một bên.
Nếu tôi xem như là đúng tôi không thể được người ta gọi là người tìm kiếm chân lý năng nỗ nhất, dù đó chính là điều Ðức Phật đã dạy. Tôi không thể tin một điều gì ngoài hơn là kính trọng ngài (và tôi đã có sự kính trọng cao cả nhất đối với ngài). Tôi muốn biết về bản thân mình.
Một việc khác tôi đã học hỏi đó là truyền đạt với bản thân. Người duy nhất mà tôi có thể thực sự truyền đạt tốt là bản thân. Ðiều này không dễ dàng. Mọi cử động, chán nản, cảm xúc, hãnh diện, buồn chán (đặc biệt khi ở gần mọi người bởi vì tôi không cảm thấy buồn chán khi tôi ở một mình) thì hoàn toàn được truyền đạt (đã có sẵn đối với tôi). Tôi cảm thấy mình thấy rõ hoàn toàn về bản thân bây giờ tôi hiểu được bản thân mình sâu sắc.
Tôi không còn ham muốn mạnh mẽ nào để cải thiện bản thân nữa, đó là một điều mà hầu hết mọi người không thể hiểu. Bạn có hiểu điều đó không? Và tôi cũng không có ham muốn mạnh mẽ để cải thiện người khác. Bây giờ tôi cảm thấy thích thú một hình thức thoải mái mà tôi chưa từng hưởng trước đây.
“Tất cả những gì có giá trị đến từ trái tim này”. Thật đúng. Bạn biết đấy, tôi là một người khôn ngoan. Tôi đánh giá cao sự hiểu biết và lập luận rất nhiều. Tôi đã đọc hàng ngàn cuốn sách của tất cả mọi chủ đề. Nhưng bây giờ tôi đọc rất ít mặc dù tôi vẫn đánh giá cao kiến thức và sự lập luận. Tôi không thể thuyết giảng nhiều hơn nữa bởi vì tôi cảm thấy nó quá táo bạo. Thay vào đó tôi nói và chia xẻ những gì tôi đã học hỏi. Lòng tôi càng trở nên bao dung.
Những lý tưởng càng trở nên ít quan trọng hơn với tôi vào lúc này. Tôi không sống theo công thức. Tôi nhìn sâu vào tấm lòng của tôi. “Những gì phải nên làm” và không nên làm “thì không quan trọng” nữa. Thay vào đó tôi tin tưởng vào lòng tôi (đầu óc của tôi quá sáng suốt); tôi cảm thấy ham sống hơn khi tôi nhận thức được trái tim của mình.
Tôi không muốn phán xét; tôi muốn hiểu biết. Tôi không hoàn hảo; thực tế, thậm chí tôi càng trở nên không hoàn hảo. Vì vậy tôi sợ những người đánh giá. Tôi muốn ở một mình.
Tôi đã làm nhiều điều sai trái trong cuộc đời. Tôi không trách mình hoặc trách người. Thật khó có thể tránh không làm được những điều xấu xa…tôi đang cố gắng thực hành giáo pháp và tôi hạnh phúc về điều đó.
Tôi thích kỷ luật. Vì thế khi người ta không làm những điều đúng. Tôi phải bảo họ từ bỏ. Tôi biết mình phải cư xử bằng một cách nào đó mà hài lòng đối với những người ở Miến; và khi tôi nói tôi phải nói những điều họ có thể hiểu. Tôi có thể bị cực đoan trong một giới hạn nào đó. Mặc dù chỉ ở một số trường hợp tôi không chấp nhận những đánh giá chủ quan tôi không nên nói bất cứ điều gì làm phiền họ quá nhiều. Thật vô ích để gây sự mâu thuẫn với những người khác. Miễn là tôi không làm hoặc nói bất cứ điều gì với ý định lừa dối họ; tôi cảm thấy trong lòng thanh thản. Những gì tôi đang cố gắng để nói là những gì tôi không thể cư xử hoặc nói theo cái cách tôi cảm thấy trong lòng. Ðây là xứ Miến. Ví dụ, người đến thăm và đối xử tôi với một cách làm tôi khó chịu bởi vì họ biết tôi từng là một người Hồi giáo. Tuy thế thật tuyệt vời đối với họ khi biết rằng một nhà sư từng là một người theo đạo Hồi. Họ hi vọng tôi tin tất cả những câu chuyện mà họ tin tưởng.
Tôi có thể làm gì? Tôi mỉm cười.
Khi tôi còn trẻ người ta gọi tôi là Cộng Sản bởi vì tôi không tin vào bất cứ tổ chức tôn giáo nào. Bây giờ, tôi có tin vào tổ chức tôn giáo không? Aụ, ai biết được?
Làm cách nào bạn có thể chuyển một tôn giáo yêu thích sang giáo pháp? Bây giờ tôi đang cố gắng thực hiện điều đó ở đây.
Như vậy tôi muốn có một ý tưởng trong sạch về việc làm cách nào để quan hệ với mọi người. Tôi không thích mọi người suy nghĩ về tôi như một loại người nào đó mà tôi không phải là thế, nhưng điều đó không thể trách được. Mọi người trong thế giới đều hiểu lầm và liệu tôi sẽ bực mình nếu họ hiểu lầm tôi đúng.
Miễn là tôi nhận thức rõ ràng về những động cơ của tôi, nó tạm ổn thôi.
Tôi đồng ý với bạn như thế nào một kẻ ngu ngốc có thể đạt được một vị trí trong một tổ chức. Tôi có đủ thứ kinh nghiệm đó với những kẻ ngu dốt, đặc biệt đối với người ngu dốt cho mình là kẻ thông minh. Tôi bắt đầu xa lánh mọi người và mọi tổ chức. Tôi không suy nghĩ nhiều về sự giúp đỡ; người này dùng người khác cho sự vơ vét của cải về mình dưới cái tên giúp đỡ.
“Bất cứ ai từng chiến đấu với ác quỉ sẽ nhận thấy điều đó trong tiến trình và chính họ sẽ không trở thành những con quỉ” (Nietzche)
Như một ai đó đã từng nói: “Việc gì? Một người tuyệt vời là thế nào? Tôi chỉ luôn luôn nhìn thấy người diễn viên với lý tưởng của mình.” (Nietzche) tôi đã thật sự làm quá nhiều việc chỉ là muốn cho thấy rõ về con người chứ tôi không phải là kẻ khờ khạo (không phải là kẻ dễ bị lừa bịp).
Tôi thay đổi quá nhanh đến nỗi đôi lúc nó thật khó khăn cho tôi để nói về thái độ của mình trong năm tới. Tôi nhận thấy các vị thầy, những người bạn của tôi vẫn ở nguyên vị trí như từ trước. Tôi có thể đàm đạo với họ duy nhất về những vấn đề không quan trọng như là sức khoẻ, thời tiết, và chính phủ. Ðối với họ toàn bộ chân lí đã được phơi bày trong sách vở; đối với tôi mọi thứ có thể là câu hỏi. Tôi đã tìm ra nhiều ý tưởng không hiện thực.
Sự thay đổi trong bản thân tôi vẫn tiếp diễn. Tôi không muốn cản trở điều này. Hết ảo tưởng này đến ảo tưởng khác. Ðó có thể là điều học hỏi – thức dậy từ một giấc mơ đẹp thành một sự hiện thực khó khăn.
Những giá trị của tôi đã thay đổi thật nhiều đến nỗi tôi cảm thấy khó khăn để trò chuyện với mọi người. Tôi muốn rõ ràng hơn thái độ của mình. Tôi muốn nói, tôi không thể đóng vai một Sayadaw; cái trò lừa bịp đang lôi kéo tôi sao lãng.
Bạn có sự thay đổi không? Tôi hy vọng không. Nếu bạn sợ thay đổi thì bạn không thể là bạn của tôi. “Người ta phải thay đổi không còn giống như tôi”, như Nietzche đã từng nói.
Chúng ta muốn mình thay đổi và khác hơn. Tại sao? Có phải chúng ta chưa đủ tốt, hoặc có thể chấp nhận không? Có phải bởi vì cái bản ngã hoặc sự kiêu hãnh không?
Một người nói: “Tôi muốn trở thành bậc giác ngộ!” người khác nói: “Tôi muốn hiểu tham, sân, kiêu ngạo, nghi ngờ là gì; v.v… thái độ nào đúng?
Hầu hết mọi người đều không có một phương hướng nào trong cuộc sống của họ, bởi vì họ đi tìm một ý hướng bên ngoài, trong kinh thánh; trong các sách thiên của phương Ðông, ở triết học, khoa học. Bất cứ ý hướng của một người đạt từ một nguồn gốc bên ngoài thì không phải là một ý hướng đúng. Nó chỉ là một ý hướng bất thường, một phương hướng trong bóng tối. Những nguồn gốc bên ngoài có thể tạo nên một biểu hiện thoáng qua cho một người tìm một hướng nội tâm. Không có hướng nội tâm này con người sẽ lạc lõng. Sự truyền cảm từ việcđọc một cuốn sách thiêng hoặc theo một vị thánh, một vị thầy tinh thần hoặc Sayadaw không có thể đem lại cho một người ý hướng đúng. Tôi đã nhìn thấy sự việc này khắp mọi nơi.
Chỉ khi một người bị thất vọng về sự vô nghĩa, sự mù quáng, và thiếu phương hướng mới có thể có cơ hội tìm được một ý hướng. Ðể có thể tìm thấy sự thất vọng về hoàn cảnh mà người đó đang đương đầu, người đó cần nhiều sự thông minh và quan sát (trạng thái tâm của Sĩ Ðạt Ða trước khi ngài tuyên bố mình thành Phật).
Nhiều người đọc rất nhiều sách về giáo pháp, theo các vị thầy vĩ đại, nghe giáo pháp, một số có thể dạy giáo pháp, nhưng tôi không thể thấy họ không có phương hướng. Họ chỉ lập lại những câu chuyện, luôn luôn cũ rích chẳng bao giờ mới lạ. Một số trong những người đó trở nên nổi tiếng, họ thích thú với danh tiếng của mình, và hãnh diện về thành công của họ. Ðó là sự tuột dốc của họ. Ðiều đó cho thấy rằng họ không có ý hướng.
Một số người trở nên hạnh phúc hơn bằng cách theo một vị thầy, tu tập một số phương pháp thiền, nhưng không có sự sâu sắc trong đó. Lấy làm thú vị với một ý tưởng đẹp, nhưng nó không tồn tại lâu dài. Một số người chỉ tìm một sự khác lạ, một sự thay đổi. Họ nắm bắt tất cả – Phật giáo Tây tạng, Zen, Yoga, Phật giáo Nam Tông v.v…
“Những trí tuệ cao cả nhất của chúng ta phải nghe như những điều ngớ ngẩn và đôi lúc giống như những tội ác khi họ được nghe không cần sự cho phép bởi những người không được dẫn dắt và không được chuẩn bị trước cho họ” (Nietzche).
Con người thích sự lừa dối bản thân. Thật khó khăn làm cho họ từ bỏ được cái ý tưởng mà họ đang dính mắc. Họ sẽ thật sự bực mình khi bạn nói một điều gì đe dọa những ý tưởng của họ yêu thích (những ước mơ, những sự tưởng tượng v.v…)
Con người thích tin vào huyền thoại, tôi nghĩ. Hầu như không thể làm cho họ từ bỏ điều đó. Họ giống như trẻ con. Không đặt niềm tin vào một điều này hay điều nọ họ cảm thấy lạc lõng; không có niềm tin này cuộc sống của họ giống như bộ xương khô. Như thế nếu bạn muốn loại bỏ huyền thoại ra khỏi con người họ, bạn phải mang lại cho họ một điều gì khác thay thế vào.
Con người già đi, nhưng họ không già dặn (chín chắn)
Ðức tin có nghĩa là không muốn biết điều nào là thật (Nietzche)
Sự trung thực có trí tuệ thật hiếm hoi. Khi các vị thầy nói họ nói như thể họ biết chắc chắn, thậm chí họ chẳng có chút kinh nghiệm nào về những gì họ đang nói. Họ chẳng bao giờ nói lên được những sự hoài nghi của họ. Họ không có những hoài nghi nào không? Ðiều đó không thể nào?
Tôi muốn sống trong ánh sáng ban ngày, không ở trong một giấc mơ.
Khi tôi sống một mình, không nói quá nhiều, tôi sống ở một thế giới khác. Tôi thường gọi nó là thế giới tâm linh, nhưng khi tôi trò chuyện quá nhiều với mọi người, về tất cả những vấn đề thế tục, tôi cảm thấy như mình đã bị lôi kéo xuống thế giới tình dục, vật chất, điên cuồng, hời hợt, buộc phải lắng nghe, trả lời và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Một ai đó (tôi đã quên mất đi họ là ai) đã từng nói với tôi rằng một số người đeo nhiều đồ trang sức vàng bạc, đá quý bởi vì chính họ không có giá trị; họ chỉ cảm thấy có giá trị khi có những thứ đó đeo vào. Một số người có những viên đá rực rỡ và kim loại lấp lánh; một số có nhiều ngân hàng; một số người được tạm thời chỉ định làm bộ trưởng, tổng thống (và trông họ thật hết sức tự đắc dường nào). Nếu bạn không gọi đó là sự điên rồ, thế thì tôi không biết điên rồ là ra sao! Có phải có những hình thức khác mà người ta tạo cho mình cảm thấy xứng đáng (hoặc cho thấy rằng họ xứng đáng), giống như, ví dụ mặc áo nhà tu nhà sư, ni cô? Tôi nhớ A. thường nói: “Có quá nhiều khổ đau trên thế giới”. Tôi muốn nói thêm nữa: “Có quá nhiều sự vô lí trên thế giới!”
Không đặt thành vấn đề bạn cố gắng không tham dự vào cái bi kịch vô lý này; bạn bị người ta ép buộc phải tham gia. Bạn đã từng bị một sự gán ép như thế phải không? Người ta đang nói (các nhà sư và những cư sĩ): “Ông ta là một vị A la hán và tro của ông ta được vo tròn thành những viên của chuỗi hạt”, như thể đó là những tiêu chuẩn để chứng tỏ rằng nhà sư là một vị A la hán hay không. Tôi muốn tránh xa mọi điều. (Tro có thể biến thành các viên bi. Thế thì đã sao?)
Bạn có nhiều chánh niệm để đừng “bị kẹt vào” trong một cuộc trò chuyện. Tôi muốn giữ yên lặng hơn nhiều. Như thế cái tâm an lạc của tôi sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Nếu bạn có thể loại bỏ sự vô lý, các giả thiết và dối trá trong cuộc trò chuyện, bạn sẽ không có nhiều điều để nói. Tôi đang chán nản rất nhiều và những giả tạo, quá nhiều giả tạo làm cho cuộc đời không thật. Những người giả tạo làm những hành động giả tạo trong một tình huống giả tạo, sống một cuộc đời giả tạo.
Hãy coi chừng những người bị bám víu vào những gí trị to lớn đối với việc được tín nhiệm về đạo đức xử thế và sự tế nhị trong việc tạo những khác biệt đạo đức. Họ chẳng bao giờ tha thứ cho chúng ta một khi họ phạm phải lỗi lầm trước mặt chúng ta. (hoặc tồi tệ hơn, chống lại chúng ta); điều không thể tránh được họ trở thành những kẻ vu cáo, nói xấu một cách tự nhiên, thậm chí họ phải giữ lại những người bạn của chúng ta. (Nietzche).
Thật đúng biết dường nào. Tuệ giác biết bao.
Tôi e rằng mình càng trở nên cực đoan. Tôi chắc hẳn phải trở thành người lang thang, nơi đó tôi có thể ở một mình, tôi phải từ bỏ nhiều bạn bè của mình.
Tôi đã gặp một ít bạn bè của tôi (một số nhà sư, một số cư sĩ) tôi thật khó khăn để trò chuyện với họ bởi vì sự khác lạ của tôi. Tôi đang cố tìm hiểu và chấp nhận điều đó, tôi sẽ kết bạn mới và mất đi những người bạn cũ. Người ta sợ những kẻ cực đoan, tôi nghĩ suy và thay đổi. Họ tìm thấy được sự an toàn trong những ý nghĩ quen thuộc; những ý tưởng mới thì đe dọa – những người thay đổi tâm của họ không thể tin cậy được.
Một trích dẫn khác từ “An End to Innocence”:
“Ðối với phạm vi đó họ phủ nhận sự tồn tại của những thế lực xấu xa trong bản thân họ và những người khác, mãi mãi theo tính cách của mình, mỗi tính cách đó không cưỡng nổi sự xúi dục của xã hội hoặc sự phá hoại riêng tư tác động đến những người xung quanh họ…Ðối với một số người ngụy tạo thơ ngây theo một hình thức tìm kiếm lâu dài bằng một phương pháp kỳ diệu khiến mọi người quan tâm đến họ. Chỉ khi họ có thể hiểu được để nâng cao người khác với cái đẹp và thiện chí của họ; để làm hài lòng họ với sự phục tùng của họ, gây ấn tượng cho họ với những thành quả, hoặc tác động họ với những mánh khóe, sau đó họ có thể sống hạnh phúc mãi mãi (Sheldon Kopp)”.
Một số thay đổi liên quan đến những đánh giá quá chủ quan đang tiếp tục xảy ra với bản thân tôi, điều mà tôi muốn trình bày cho bạn. Có nhiều việc mà tôi cho rằng sẽ làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa, thỏa mãn, thành công, và sự hài lòng sâu sắc, dường như nó không còn quan trọng nữa, hoặc ra ít nhất nó không còn là ưu tiên hàng đầu của tôi nữa. Một trong các vấn đề đó là dạy dỗ (giúp đỡ). Nghe không được hay lắm phải không? Chà! Giúp đỡ hoặc dạy dỗ có thể là một hành động vị kỷ. Tôi nhìn thấy nhiều sự mâu thuẫn trong cách dạy, cách sống của họ. Tại sao có sự mâu thuẫn? Ðây là câu hỏi quan trọng và thú vị đối với tôi.
Tôi có quá nhiều thời giờ – không cần làm việc để kiếm sống; không có gia đình để nuôi nấng; không thưởng thức dục lạc, mà để mất nhiều thời giờ; không có nhiều người để trò chuyện (tôi trò chuyện những một/hai giờ một ngày); thực tế không có gì bận tâm và không những trách nhiệm. Bởi vì tôi có nhiều thời giờ, tôi nghĩ nhiều về cuộc sống và ý nghĩa của nó; bởi vì tôi không có các vấn nghiệm trọng khác để nghĩ suy; nó trở thành một vấn đề rất quan trọng đối với tôi. Tôi thật sự muốn điều gì? Tại sao?
Những sự việc làm cho tôi cảm thấy tuyệt vọng là vô nghĩa và trẻ con đối với một số người. Bởi vì tôi không có điều gì để lo lắng về cuộc sống của mình. Tôi suy nghĩ nghiêm túc về những sự việc và nó vượt xa sự quan tâm của mọi người.
Bởi vì tôi không tin vào bất cứ giáo điều nào, tôi tự mình đi tìm câu trả lời.
Ðặc điểm của tôi là thế, đôi lúc tôi hết sức thất vọng. Ðôi lúc tôi cảm thấy thật sự bất lực. Sau đó tôi bắt đầu làm lại những cơ bản và những điều đơn giản, và cố nhìn vào cuộc sống mới mà không có bất cứ sự phán xét có định kiến quá mức. Vào những giây phút an lạc, thanh thản, trong sạch đó, dường như chẳng có điều gì quan trọng. Chỉ có một ý những chân lý cơ bản xuất hiện rất rõ, chẳng hạn như vô thường, vô ngã, tham ái (tham muốn chấp thủ và đau khổ, đau đớn – thân và tâm), tham, khó chịu, ảo tưởng. Tồi tệ nhất là ảo tưởng. Không có cơ hội để quan sát thì quá mức tồi tề – quá nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống.
“…phải chăng con người đã đau khổ dường nào trong nhu cầu đóng vai một tên hề. Ðiều này có đáng không, bạn yêu mến của tôi? Bạn phải biết”. Ðó là những gì Nietzche nói về Shakespeare.
Bởi vì những ý tưởng của tôi cực đoan tôi thật sự khó nói với những người chân chính. Do đó, sự dạy dỗ của tôi khó khăn. Nếu tôi thật sự nói với tâm của mình, tôi sẽ chấm dứt phiền muộn. Thật khó khăn để làm người trung thực. Tôi muốn trung thực và cởi mở hơn nhưng tôi không muốn gặp rắc rối. Tôi phải học cách giữ im lặng, hoặc nói khác đi tôi là một ẩn sĩ. Trong thế giới siêu bận rộn, siêu âm, siêu mâu thuẫn, hời hợt – có chút hy vọng nào cho đa số nhân loại được minh mẫn? Tôi không đang nói về đa số; tôi đang nói về một ít người trên trung bình? Hãy để người trung bình ăn, ngủ, lắng nghe nhạc rock, và chết.
Con người đang trở nên giống như quần áo được sản xuất – có khuôn mẫu, rẻ tiền, mau lỗi thời và không độc đáo. Tôi thích quần áo (đồ vật) đặc biệt vừa vặn, có thẫm mỹ và chất lượng (đúng, điều đó rất quan trọng) và không lỗi thời, bền.
Tôi đã đọc về một vệ tinh trong cuốn sách khoa học; một số vệ tinh bay vòng quanh trái đất với đường kinh tăng dần; chúng bay càng ngày càng xa khi bay quanh trái đất và ở một điểm nào đó khi chúng không thể bay vòng quanh trái đất nữa, chúng phát nổ, tách rời khỏi trái đất, thoát khỏi sức hút của trái đất. Tôi cảm thấy giống như vệ tinh đó. Tôi thường cảm thấy điều này và rất mạnh mẽ.
Ðôi lúc tôi không thích trò chuyện nhiều. Hầu như mọi người trò chuyện để giết thời giờ; không vì họ có bất cứ điều gì để truyền đạt. Sau đó có sự nguy hiểm của sự hiểu lầm khi bạn cố gắng truyền đạt một điều gì mà bạn cảm thấy sâu sắc. Bạn bị người ta chế giễu.
Hiểu biết là một hiện tượng quý giá và hiếm hoi.
Như một y sĩ có thể nói rằng không một con người nào có thể hoàn toàn khỏe mạnh, như thế bất cứ ai thật sự biết về con người có thể nói rằng không có con người nào mà không có chút thất vọng, kín đáo ẩn chứa một tình trạng bất mãn, một sự xung đột nội tâm dữ dội, một sự bất hòa, một nỗi lo lắng về một điều không đâu hoặc một điều nào đó thậm chí anh ta không dám tìm hiểu, một sự lo lắng về một số khả năng trong cuộc sống hiện hữu, hoặc lo lắng về bản thân, như thế như là một y sĩ nói về sự bận rộn với bệnh tật trong một cơ thể, ông ta đi vòng với người bệnh mang đi vòng vòng một bệnh nhân về tâm thần mà biểu hiện bệnh lý của nó xảy ra từng chập hiếm hoi và qua một sự lo lắng mà ông ta không thể giải thích được. (Kierkegaard).
Ðức Phật dạy: “Ta có thể nhìn thấy một số người khỏe mạnh ở thân một ngày, hai ngày…một năm, hai năm. Nhưng nếu bất cứ ai nói anh ta khỏe mạnh ở tâm thậm chí trong chốc lát anh ta có thể là người nào trừ ra một thằng khùng?
Như vậy, bạn là ai, người bạn yêu mến của tôi? Bạn có khỏe mạnh trong tâm hoặc bạn là thằng khùng? Nếu bạn nói rằng bạn khỏe mạnh trong tâm, như thế bạn là thằng khùng đó!
Kierkegaard nói tiếp “Luôn luôn phân biệt mọi việc là một điều tốt. Tôi chẳng hỏi một điều gì tốt hơn là vạch rõ là điều duy nhất trong tâm trạng của chúng ta ai mà. Bạn có thích điều đó không? Bạn có muốn chết trong lúc vui cười không?
Tôi muốn viết cho bạn một vài trích đoạn từ cuốn “An End to Innocence”.
“Có một giống người ngây thơ giả tạo khác, chủ tâm của họ là trực tiếp duy trì sự tự tôn thánh thiện của mình. Xem nó là một chiến lược cho cuộc sống sự thánh thiện có thể có tận dụng hoàn toàn những tin tưởng về những người khác để đáp lại như thế nào đối với sự trong sạch của một người. Tuy thế, sự quan tâm chính là với sự đảm bảo liên tục về sự thơ ngây một cách thiên thân của một ai đó.”
Tôi nhận thấy rằng những người như thế luôn luôn trở nên quá sức tốt đẹp để thành sự thật.
Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này lâu lắm rồi. Ðây là một câu khác “những dự tính quá tốt đẹp thường tạo ra những hành động tồi tệ.” Bạn nghĩ gì về việc này? “Sự buồn chán do kết quả về sự ngu dốt của họ, một số người loạn thần kinh thì hết sức tốt để trở thành những người thơ ngây đúng mực. Chấm dứt việc tìm kiếm liệu pháp tâm lý” Bây giờ hãy bàn đến những sự quan sát của tôi: Hầu hết, những người này không thể ngừng nói về sự giúp đỡ những kẻ khác; có lẽ vì họ cần nó. Giúp mọi người tức là giúp cho bản thân họ, cho nên họ sẽ không cần sự giúp đỡ của bạn nữa.
Người ta thật sự không hiểu được tâm linh là gì. Họ nhầm lẫn tâm linh với đức tin, đức tin mù quáng – tôi cống hiến cho sự tự do tinh thần.
Một người suy nghĩ về sự giúp đỡ những kẻ khác (đóng góp giáo pháp) và phục vụ cho nhân loại (hoặc cứu vớt nhân loại) là điều quan trọng nhất để thực hiện trong cuộc sống của họ mà không cần biết điều đó thật sự quan trọng và sâu sắc. Ðiều quan trọng nhất mà một người thông minh có thể thực hiện là sống trung thực, năng nỗ, tích cực và nỗ lực đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất thật của họ. Sự giúp đỡ sẽ là thứ yếu. Có một điều đã trở nên rõ ràng với tôi.
Tôi đã và đang một cách sống mà có thể chấp nhận bất cứ người thông minh nào và dễ dãi với bất cứ quan điểm nào cũng như có thể thực tiễn và ích lợi cho mọi người. Tôi đã hết sức quan tâm, hoặc kính trọng rất nhiều về cách suy nghĩ và hiểu biết của những người khác. Bây giờ tôi rằng điều đó không còn quan trọng. Tôi không cần giải thích mọi điều tôi làm.
Thậm chí trước đây, tôi thường làm những điều tôi cần, nhưng tôi tìm cách giải thích theo một lối mà trông có vẻ hợp lý với những người khác. Bây giờ tôi biết rằng cuộc sống riêng tư của tôi không dính dáng đến kẻ khác. Tôi sống (và sẽ sống) với cuộc đời để nó thỏa mãn cho tôi, và không liên quan đến những gì người khác nghĩ tôi phải làm.
Tôi không dính dáng đến các tổ chức. Bàn thảo quá nhiều, đánh đấm những điều nhỏ nhặt, thù địch, vu cáo; tôi muốn thoát khỏi những điều này. Tôi chắc mình không phải là người thuộc tổ chức. Dù sao tôi không muốn mình trở thành điều gì cả, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ bất cứ ai đến với tôi.
Tôi có thói quen chứng thực bản thân với con người; mọi việc là một vấn đề với con người là điều quan tâm của tôi. Tôi không cần biết điều đó xấu hay tốt, nhưng tôi đã học hỏi được nhiều bằng cách đó. Bây giờ, tôi biết đây thật là một gánh nặng to tát. Tại sao tôi phải cố gắng giải quyết mọi vấn đề? (về mặt tâm lý, tôi có thói quen giải quyết các vấn đề) Tôi là ai mà phải giải quyết các vấn đề? Tôi không thể giải quyết vấn đề khác; tôi đã đạt đủ cho bản thân. Một số người nghĩ rằng tôi chẳng có vấn đề gì. Ðúng, không phải loại vấn đề của họ, tuy thế tôi có vấn đề riêng của mình. Thật tuyệt vọng, tôi cố tìm những câu trả lời cho những loại câu hỏi của tôi, những câu hỏi mà hầu hết mọi người không nghĩ đến.
Những câu trả lời đó thỏa mãn hầu hết mọi người nhưng tôi thì không. Ðối với hầu hết mọi người, tất cả các câu trả lời cho những câu hỏi đều ở trong sách, nhưng không phải dành cho tôi.
Một lâu đài được xây bằng những tấm cạc tông, bị gió thổi bay đi.
Thật khó khăn để từ bỏ những giấc mộng (Sayadaw U Jotika)
Những vấn đề nhỏ nhặt làm tâm bị trói buộc.
Tôi có nhiều thứ mà hầu hết mọi người đều cần. Mỗi lần tôi cố đạt được một điều gì, tôi nghĩ nó sẽ làm cho cuộc sống của tôi thêm ý nghĩa, nhưng khi tôi đạt được những gì tôi cần, tôi nhận ra rằng nó chỉ là hời hợt, chỉ là một bậc thềm đá, một việc khác nữa để từ bỏ. Có một hình thức cảnh tỉnh ở mỗi lần từ bỏ, cho tới khi không còn gì để từ bỏ. Những gì tôi đã và đang làm dường như có vẻ quan trọng với tôi, nhưng dường như chẳng có chút gì quan trọng đối với người khác. Sau khi tôi chết, tôi sẽ bị quên lãng. Không thành vấn đề. Ðiều quan trọng nhất đối với tôi là sống thoải mái sâu sắc và có ý nghĩa, ý nghĩa đối với tôi.
Ca ngợi và bôi bác thật không quan trọng đối với tôi. Hầu như chúng đều là định kiến.
Bây giờ có nhiều thứ không còn quan trọng, ảnh hưởng, quyến rũ, thu hút của chúng với tôi, ví dụ, chính trị, tiến bộ khoa học và kỹ thuật, và thậm chí tôn giáo.
Thật ngạc nhiên về những điều người ta tin tưởng vào. Tôi nghĩ rằng dường như mọi người không thể sống nếu họ không đặt niềm tin vào cái gì đó. Tôi tự hỏi tôi sống như thế nào nếu cuộc đời tôi không có niềm tin hoặc sự kỳ vọng nào.
Bạn có thể tưởng tượng điều đó được không? Bận rộn, bận rộn, bận rộn. Không cần thiết. Thật điên cuồng, thật vô nghĩa. Có đời sống văn minh trên trái đất không? Sự văn minh là gì? Thật là phí phạm khi không làm điều gì thật sự có ý nghĩa cho bạn và cho mọi người đang mong đợi bạn. Bạn có biết điều gì thật sự có ý nghĩa và hết sức thoải mái cho bạn không?
Ðể được hạnh phúc thì chưa đủ đối với tôi. Tôi muốn hiểu mọi điều thật sâu sắc, để hiểu được không chỉ bằng sự suy nghĩ mà bằng cách sống, sống thật sự chứ không lý tưởng.
Mặc dù tôi tuân thủ bằng xác thân, ở nhiều hình thức, với truyền thống đã đặt để, về mặt tinh thần tôi sống một cuộc sống riêng rẽ.
Người bình luận khôn ngoan này ở trong tâm thì là một điều phiền toái (một cái gai nhọn trong thịt); nó phải đặt một lời ghi chú ở dưới mỗi hiện tượng. Bạn muốn người ta học hỏi điều gì? Bạn muốn họ trở thành cái gì? Bạn dự định làm gì với điều đó?
Nhưng, bạn đang sống cuộc sống như thế nào?
Tôi đang đọc Kierkegaard: “Concluding unscientific postcript.” Tôi thích thú đọc nó với sự ngạc nhiên. Tôi rất thích cái phong cách của ông ta. Tôi có thêm những cuốn sách của ông ta nữa “Sickness unto Death” tôi xem qua nhanh. Tôi sẽ đọc nó lại. Bạn có biết những cuốn sách hay nào về triết lý cuộc sống? Tôi chưa bao giờ đọc sách của Jean-panl Sartre. Sách như thế đủ rồi.
Tôi muốn trích một đoạn từ “Concluding unscientiic postcript”.
Sau đó,chúng ta hãy tiếp tục, nhưng chúng ta đừng tìm cách lừa dối ai nữa. Tôi, Johannes Chimacus (ông ta dùng bút hiệu giả khi ông viết cuốn sách này), là con người dù ít hay nhiều; và tôi giả thiết rằng bất cứ ai mà tôi có thể được vinh hạnh tham gia cuộc trò chuyện, cũng là một con người. Nếu ông ta (người ấy) cho là một triết lý đoán bằng sự trừu tượng, một ý tưởng hoàn toàn suy diễn, tôi phải từ bỏ nỗ lực để nói chuyện với ông ta; bởi vì trong trường hợp đó ông ta liên tục hủy hoại cái nhìn của tôi, và từ cái nhìn thiếu sinh động của mọi người. (Kierkegaard)
Diễn tả thật hay! Ðúng theo cách tôi nghĩ về mình và người khác. Không ít thì nhiều, tôi cũng là con người; không chỉ là một nhà sư, và tôi thích tham dự trò chuyện với con người.
Khi đang trò chuyện với ai đó đang ở vai trò (hoặc là nhà sư hoặc một vị thầy hoặc một vị thầy tinh thần, hoặc bất cứ vai trò nào), tôi cảm thấy bối rối (Ha! Ha! Tôi tìm được một từ quan trọng trong từ điển đồng nghĩa, có nghĩa: bị gặp phải bối rối)
Ðừng cho là mình là một điều gì, một nhà sư, một vị thầy tinh thần hoặc một triết gia, thì rất giới hạn, bó buộc, hạn chế, trói buộc. Tôi muốn có thể nói chuyện thoải mái, để phải nói chuyện theo phong cách nhà sư nói thì thật chán nản (tôi hết kính phục đức Phật, xin đừng quên điều đó) Như vậy tôi ở trong một thế khó xử, một tình huống khó khăn. Ngày nay, đặc biệt ở nền văn hóa Phật giáo, là một nhà sư phải hành động như một nhà sư. Bạn không nói theo cái tâm của mình. Bạn nói những điều nhà sư phải nói, những gì người ta mong đợi bạn nói. Bạn giả vờ là bạn hiểu và tin mọi điều trong những sách thiêng liêng (kinh sách). Thậm chí bạn không thể hiểu mọi điều, dù sao bạn vẫn tin tưởng. Tôi có thể làm điều đó được không? Tôi không thể nói chuyện với hầu hết các vị sư bởi vì họ sẽ nói những điều họ phải nói, không phải những điều thật sự trong tâm của họ (hầu hết các trường hợp họ không có điều gì trong tâm của họ) Tôi không phải đang nói những chuyện tầm phào đâu, bạn thân mến của tôi. Ðây là một đôi điều tôi cảm nhận rất mạnh mẽ.
Cái từ “Phật tử” là một từ lạ hoắc. Ngày xưa họ dùng từ sammã-ditthi-vàdì (người có chính kiến). Phật tử ngày nay có chính kiến không?
“Tất cả đều xấu xa tôi nghĩ rằng bạn có khả năng: do đó tôi cần sự tốt lành nơi bạn” Nietzche)
Người ta thích ước mơ ảo tưởng, họ không cần sự chánh niệm, chánh niệm hiện tại, bởi vì ở hiện tại người ta chẳng có điều gì để ước mơ.