Từ Một Tác Phẩm …

Từ khi đọc lại từng câu trong tác phẩm Đường Mây qua Xứ Tuyết của Giáo Sư Nguyên Phong phóng tác theo cuộc đời của Lạt Ma Anagarika Govinda người Bolivia.

Lạt Ma Anagarika Goavinda, thế danh Ernst Lothar Hoffman, chào đời tại Waldheim, Đức Quốc vào ngày 17 tháng 5 năm 1898 trong một gia đình, Bố là người Đức, Mẹ là người xứ Bolivia. Ngài từng giảng dạy triết học tại đại học Naples vào năm 1928-1930. Qua Tích Lan xuất gia với Hòa Thượng Nyanantiloka Mahathera rồi trụ trì chùa Polgasduwa. Ngài là một học giả uyên thâm về Pali với mười hai cuốn sách viết về Phật giáo Nam tông. Ngài còn là một thành viên trong ban quản trị hội Phật giáo thế giới.nhưng một đại duyên Ngài đã được điểm đạo và được thu nhận làm đệ tử với Lạt Ma Tomo Ngawang Kalzang Rinpoche và sau đó lại thọ giáo với một Lạt Ma chuyên trì tụng Và niệm Hồng danh Phật A Di Đà và đã phát hào quang sáng rực tại Chánh điện ngôi chùa thật to lớn tại Chumbi (Lhasa) tên là Tse Cholin mà Lạt Ma Ajo trụ trì.

Bổng nhiên nhìn lại cuộc đời tu học của mình có những điểm trùng hợp tuy chi tiết về bổn sư và các vị thọ giáo về Thiền, Tịnh Độ và Mật Tông khác xa Ngài Lạt Ma Govinda nhưng có thể nói lời trần tình của Ngài trong Đường Mây Xứ Tuyết trang 157-158-159 về THIỀN, TỊNH, MẬT đã giải nghi hết tất cả những gì tôi đã bị khiển trách từ các bạn đồng học trước đây nhiều năm và đã ám ảnh tôi mãi cho đến một ngày tự ngộ … “ Đó là căn cơ và trình độ của mình trong tiền kiếp”.

Kính mời các bạn xem trích đoạn trang 159 của tác phẩm Đường Mây qua Xứ Tuyết và cùng thông cảm với tôi nhé … ” Đã có người hỏi tôi tại sao tôi đã thọ giáo với Đại Đức Nyanatiloka Mahathera rồi lại còn được điểm đạo và học thiền định với Ngài Lạt Ma Tomo Ngawang Kalzang Rinpoche và sau này lại theo Lạt Ma Ajo Rinpoche về niệm Hồng danh Phật A Di Đà để vãng sinh. Tôi chỉ có thể trả lời rằng: Mỗi vị Thầy đều có những điều hay để học và bất cứ điều gì có thể giúp ta đạt đến cứu cánh là Giải Thoát đều là những cơ hội cần thiết. Ngoài ra tôi không thấy có sự mâu thuẫn giữa những điều dạy bảo của ba vị Thầy mà tôi đã được theo học . Trái lại những điều này giống như những mãnh nhỏ được ráp lại để trở thành một Mandala hoàn hảo, tròn đầy “.

Và mặc dù mỗi vị Thầy đều chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức tôi nhưng điều này cũng không thể ngăn cản tôi học hỏi thêm với những vị Thầy khác vì mỗi vị chỉ có thể truyền dạy những gì mà họ chiêm nghiệm được trong suốt thời gian hành trì.

Các bạn ơi, bạn có thể nhìn thấy bao nhiêu dòng lệ đã tuôn trào như được phóng thích từ những lời khiển trách thầm lặng đã xâm chiếm trong tim tôi bấy lâu không?

Tôi quỳ xuống giữa không gian tĩnh lặng và cám ơn đại thiện duyên gì đã khiến tôi nghe lại băng phát âm này và tìm lại tác phẩm Đường Mây Qua Xứ Tuyết, đọc và suy ngẫm suốt cả tuần nay và cuối cùng không thể thổ lộ niềm hoan hỷ này cho những ai đã có một căn cơ giống như tôi, kính xin mượn bài viết để chia sẻ niềm an lạc ấy vậy….

Trộm nghĩ phải chăng đây là Thiện duyên mà Đức Phật đã dạy “ con người trên thế gian chỉ khi nào gặp được thiện duyên mới có thể làm được điều lợi ích, hoàn thành nhiều việc tốt và trở thành người tử tế ”.

Sống trên đời nên lựa chọn cho mình làm sao kết giao được một người Thầy tốt, một bạn tốt . Đây cũng chính là thiện duyên của mình.

Trân trọng và quý kính thiện duyên chính là Hành thiện giúp người, một trong những đức tính biểu lộ.

Thế thì ngày tuần lễ này tôi đã được thiện duyên đọc lại tác phẩm này sau nhiều năm thực sự bước vào nghiên cứu Phật Pháp từ 2001 và khi đó đã có tác phẩm này. Đúng là :

“Đời người nếu chọn đúng Thầy dạy: Trí Huệ một đời”,
và “Chọn đúng môi trường : vui vẻ một đời”.

Thì ra ….
* CÁCH XỬ SỰ CỦA 1 NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ TRÁI NGƯỢC VỚI HÌNH ẢNH CỦA CHÍNH ĐƯƠNG SỰ  ” (Maxwell Waltz)

Đại Phước duyên …
Suy ngẫm sâu khi đọc lại tác phẩm
Cơ hội để phát hiện thật sự căn cơ
Bao nhiêu năm mặc cảm …chơ vơ
Có ai hiểu …
Luôn tự hứa … gắng sống theo định hướng
Không tự hào cũng chẳng cần phần thưởng.
Càng không lãng phí thời gian, chỉ trưởng dưỡng,
Chẳng vụng về khoác lác những tiện nghi.
Chẳng ngẫng cao đầu dù danh vọng đang thì,
Gần gũi thiện hữu, biết cúi đầu nhìn xuống.
Trân trọng quý kính thiện duyên … điều ước muốn
Nay gặp Lạt Ma chỉ bảo quá hiền tài
Từ thu thập kinh nghiệm suốt hành trình dài
Đại diện các tông phái của Phật Giáo thế giới !
Ôi ! Làm sao diễn tả nỗi lòng phấn khởi ( thơ Huệ Hương )

Lời kết

Người viết đã ghi chú lại tất cả những nhận xét về những điểm tương đồng của Thiền, Tịnh, Mật mà bất cứ tông phái nào dù Nguyên Thuỷ , Đại Thừa đều phải có chung Nguyên Lý của Tam Tướng là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã và nhất là quan niệm về Cuộc Đời.

Tuy nhiên điểm đặc sắc nhất mà người viết trân trọng kính gửi đến các bạn chính là nhận xét của Lạt Ma Tomo Ngawang Kalzang về Sự Sống như món quà thiện duyên nhé. Dù ta đã biết -Cuộc đời là một canh bạc mà trong đó không hề có yếu tố may rủi mà tất cả đều phát xuất từ một định luật thiêng liêng công bình, bất biến.

Nhân đều gây ra quả mà không có điều gì ngẫu nhiên, trùng hợp.

HÃY LÀM TRỌN VẸN BỔN PHẬN ĐƯỢC GIAO PHÓ MỘT CÁCH BÌNH THẢN ( Bình thản là không khó chịu, bất mãn hay đau khổ ).

Nhưng theo Ngài thì “ Hiểu được những định luật thiên nhiên là 1 điều quan trọng giúp cho ta ý thức được TÍNH CHẤT CAO CẢ CỦA SỰ SÓNG “.

SỰ SỐNG thực sự vốn có tích cách rộng rãi bao la chú không thu hẹp trong cái bản ngã cá nhân nhỏ hẹp.

Nếu sự sống chỉ giới hạn vào những mục đích ích kỷ tầm thường tham vọng giả tạo tạm thời thì tiềm năng của nó sẽ bị thui chột, các năng lực của nó hảo tán và rồi nó sẽ mất đi tính chất thiêng liêng cao quý mà chỉ là cái gì bất động tầm thường như gỗ đá . Một cuộc đời như vậy thử hỏi còn ý nghĩa gì?

…. Chúng ta cần ý thức rằng SỰ HIỆN HỮU CỦA CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ NGẪU NHIÊN HAY ẢO ẢNH , mà có một mục đích thiêng liêng và cao cả, ….. vì thế cần phải có một ý chí cương quyết, một hạnh nguyện to lớn sẽ là động cơ thúc đẩy con người tiếp tục tiến bước trên con đường họ đã chọn .

Hơn thế nữa.

Khi thực hiện một hành động của thân – khẩu – ý, chúng ta sẽ để lại một dấu ấn giống như gieo trồng một hạt giống trong tâm thức. Trong đời này cũng như đời quá khứ, chúng ta đã gieo vô số hạt giống nghiệp.

Hạt giống này sẽ nằm ở trong tâm cho đến khi tạo quả hoặc bị tiêu trừ. Nếu chúng ta không thực hành các phương pháp tịnh hóa hạt giống nghiệp xấu, thì đến khi hội tụ đầy đủ nhân duyên, hạt giống sẽ chín muồi và chúng ta sẽ chịu quả báo.

Kính hy vọng những ai đang theo đuổi Thiền, Tịnh, Mật, như mình hãy tìm xem lại tác phẩm này để nghe lời dạy bảo của quý Ngài, hiểu rõ thế nào là ý nghĩa Lục Tự Di Đà cũng như Chân Ngôn ( Dharani) phải thọ trì làm sao và cuối cùng để bước vào thiền định mà quý Ngài đã đồng nhất về một điểm là:

– Một người có niềm tin và Chánh niệm thì mỗi cử động nhất nhất đều bao hàm một ý thức và sự chính xác tuyệt diệu.

– Bất cứ tu pháp môn nào cũng cần phải giữ Thân, Khẩu , Ý trong sạch, phải ý thức rõ ràng từng giây phút mình đang sống, từng cử chỉ lời nói, đều phải được hướng dẫn bằng nội tâm và nhất là làm sao mở được lòng từ bi nơi mình.

Và các bạn ơi tôi đã thấy ra cái chướng ngại mà từ lâu tôi vẫn còn vấp phải đó là tình cảm ích kỷ và các giới hạn chật hẹp của tri thức…

Kính nguyện một ngày không xa lắm con sẽ vượt qua được chướng ngại này.

Thành kính tri ân Đức Phật đã chỉ dẫn rất nhiều pháp môn khác nhau để người học đạo có thể tuỳ căn cơ trình độ lãnh hội mà tu tập đến tiến lên lộ trình giải thoát.

Thương mình bấy lâu …
Theo cách học thỏa mãn tri thức !
Chỉ chú trọng lý túng thiếu hành trì
Ngờ đâu …
Chỉ cần niềm tin chí thành chẳng hoài nghi
Và thân khẩu ý cần thanh tịnh nhờ tu dưỡng
Tuỳ theo căn cơ chú tâm tập trung năng lượng
Thiền, Tịnh, Mật… Pháp môn nào cũng diệu huyền
Ẩn trong nhau bất tư nghì diễm tuyệt thiêng liêng
Đừng chú trọng hình thức bề ngoài quên Tự tánh
Vượt chướng ngại nhiều phương cách diệt tránh
Phá vỡ vô minh để khế hợp chân tâm
Phật A Di Đà là pháp giới toàn thân
Vô lượng quang , Vô lượng thọ … Chân lý tuyệt đối
Bao trùm toàn thể pháp môn… tuỳ căn cơ lãnh hội

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.