Học Đạo rồi, thoáng ngoảnh đầu nhìn lại,
Nhân gian chưa bao giờ hết những nỗi thăng trầm?
Tàn đông rồi, mây xám lạnh, ôi nhủ thầm
Có phải:
Đời chẳng còn gì vui, gì buồn để mà theo đuổi ?
Vô ngã, vô thường nhắc nhở mình để tự an ủi !
Đủ duyên thì tụ, hết thì tán …Thế thôi
Sống an nhiên thanh thản, mặc dòng đời trôi
Chớ mang vào “ ảo tưởng cái Tôi “ mà thêu dệt !
Thời công nghệ mạng xã hội … chìm đắm sẽ mệt
Càn khôn vũ trụ không phải cái hình hài
Phân biệt Bỉ, Thử hệ lụy nhân quả kéo dài
Nhớ đừng lầm …
ảo tưởng năng lực và trình độ hiểu biết
“ Hiệu ứng Dunning-Kruger ” do thiếu suy xét ( 1)
Bắt đầu hình thành, sự đề cao quá mức bản thân
Cho rằng trong ta đã xuất hiện một tài năng
Thấy mình khá giỏi về một lĩnh vực nào đấy !
Phật dạy Bahya “ Trong cái thấy chỉ là cái thấy ”
Đừng để cái tôi đánh chết cái ta.
Sai lầm này bao xấu ác manh nha
Vừa ma mãnh, gian trá vừa là lực phá hoại (2)
Sống giữa xã hội, muốn đừng phiền toái !
Dù tuổi nào xin hãy thận trọng CÁI TÔI !!
Huệ Hương
—————————- xxxxxxxx———————
(1) Hiệu ứng này được định nghĩa như sau: “Là một loại thiên kiến nhận thức khi mỗi người tự đánh giá khả năng của bản thân cao hơn trình độ thực tế của chính họ”.
(2) Trong cái tôi luôn có sự ganh đua, lòng ham muốn, sự mong cầu. Cái tôi là một thực thể xấu ác vì có tính chia rẽ, tự khép kín, luôn khát khao, luôn phóng chiếu đủ mọi loại dục vọng. Cũng theo Krishnamurti, cái tôi không chỉ là vật xấu ác, là lực phá hoại mà nó còn là kẻ khôn ngoan, ma mãnh, gian trá. Cái tôi vì luôn ham muốn được bảo vệ, được an toàn bên trong nên có vẻ thành tâm cầu cạnh có một vị thầy, một đạo sư, một người dẫn đường, một Thượng đế. Thậm chí, cái tôi có thể ngụy trang thành chính nhà đạo đức, nhà hoạt động từ thiện, nhà truyền giáo, vị thánh…