Trịnh Đình Hỷ
(trình bày ngày 26/06/2021 tại Webinar tổ chức bởi Trung Tâm Cased/Depocen)
Có một câu hỏi người Tây phương thường đặt ra về đạo Phật : « Đạo Phật là một triết lý, hay một tôn giáo? »
Không biết quí vị và các bạn sẽ trả lời ra sao, nhưng theo tôi, có thể trả lời là: « Cả hai. Đạo Phật vừa là một triết lý, vừa là một tôn giáo ».
Vì nhìn một cách khách quan, chúng ta phải công nhận là, về nội dung cũng như hình thức, có nhiều đạo Phật, nhiều tông phái, nhiều truyền thống khác nhau. Có những tông phái đậm màu triết lý hơn, như Nguyên Thủy, Thiền tông, có những tông phái đậm màu tôn giáo hơn, như Tịnh Độ tông, Mật tông.
Còn nếu nhìn một cách chủ quan, thì có một số người sống đạo Phật như một triết lý, một số khác sống đạo Phật như một tôn giáo, thậm chí có người sống như cả hai, lúc thường thì suy tư, lý luận, nhưng khi cần thì cúng vái, cầu xin…
Ở đây, tôi xin chỉ giới hạn vào đạo Phật như một triết lý, mà không đề cập tới đạo Phật như một tôn giáo.
Quan điểm tôi xin được trình bầy ngày hôm nay là: triết lý Phật có thể hiểu sâu và chính xác hơn, nếu nhìn dưới khía cạnh lịch sử và khoa học.
Triết lý Phật dưới khía cạnh lịch sử và khoa học
(*) GS – BS Trịnh Đình Hỷ (Cộng Hòa Pháp) – nguyên giảng viên của Viện Trường Saint Antoine (Paris), nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Orland (Pháp), Giáo sư danh dự Đại học Y Dược TPHCM và Đại học Y khoa Huế, cố vấn chuyên môn Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin
Theo thuvienhoasen.org