Tự tại trong cách hành xử…

Trong lá thư Thầy gửi thường khuyến tấn:
Chúc con luôn “tự tại trong cách hành xử “ hàng ngày
Rèn luyện tư duy tích cực, chỉnh sửa những lầm sai
Con hãy nhớ: “Trong cuộc sống,
PHÁN ĐOÁN còn là bản năng tự vệ ! “

Và Đạo đức là cái thiện,
nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể!
Dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ của từng cá nhân.
Đừng để nhiều người tốt buông xuôi,
thì cái xấu sẽ lấn dần
Đến một lúc hội nhập nhau rồi mới chợt nhận
“phẩm hạnh và nhân cách quan trọng hơn kiến thức”

Và chỉ có con người là động vật duy nhất
Có khả năng đạt đến sự hiểu biết sự thực, dễ tổn thương
Hành vi đạo đức trong các mối quan hệ muôn phương
Hãy vận dụng trí tuệ của chính mình để suy nghiệm!

Phải chăng để phát huy và tự mình cải thiện
Cần tiếp thu, tích luỹ theo phương châm (1)
Tự đặt 3 câu hỏi theo đời sống tinh thần
Đánh giá cao tính sáng tạo,
qua 3 giá trị phổ quát (3)
Và sẽ không có gì thực đáng tồn tại
nếu không thể phổ cập lòng từ bi thanh thoát! (4)

Huỳnh Phương -Huệ Hương

(1) -Sinh lớn ở đâu, học lấy tinh hoa ở đó
-Chuyện xảy ra ở đâu, bài học có ngay ở đó
-Ngã xuống ở đâu, phải cố đứng lên ở đó
-Muốn đi từ đâu, bắt đầu tốt từ nơi đó
(2) – nếu là hữu ích cho mình và cho người trong thời gian lâu dài
-xã hội đôi khi cũng thật vô tình vì có rất nhiều người làm tổn thương nhau
-Dù vậy chân thành lương thiện vẫn luôn luôn hiện hữu, cho nên, chỉ thực hành khi nào thấy đúng và hữu ích thì mới tin và tiếp tục làm theo “
(3) Ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ.
(4) Lòng từ bi chỉ thực sự có ở ngay trong chính đời sống thường nhật của con người. Khi giúp đỡ một người không may mắn, gặp hoạn nạn mà không mong cầu điều gì được ban thưởng, đáp trả

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.