Sự tỉnh thức … không phổ thông

Bạn thắc mắc :
Có ai chỉ một lần chọn đúng con đường lý tưởng ?
Một hành trình học hỏi ….khó thể đổi thay
Dù nghiên cứu theo sách vở, hoặc người bạn online
Khi họ vẫn nghe được tiếng chuông
mà không cần ai gõ ?

Xin cám ơn bạn đã chia sẻ về một trăn trở
Cũng là tiếng kêu thầm lặng từ một cá nhân
Xin trả lời :
Sự tỉnh thức chẳng phải là một thứ phổ thông
Vì nó luôn đi kèm với cô đơn, và sống chậm!

Sẽ không dễ gánh nổi,
nếu không đủ nội lực vững mạnh.!
“Chưa là Thánh …. vẫn khó làm
cho chuông thức tỉnh được vang xa,
Hoặc đôi khi dù chuông đánh,
tâm trí mê mê nào có nhận ra
Rất ít …. đủ dũng khí sống thật trong Đạo!

Ước mong sao
ai đó thổi giùm luồng gió mới chuyển hoá
Bằng tất cả sự đồng cảm, ngồi lại bên nhau
Để không còn xa lạ với những nổi khát khao
Một khi tỉnh thức, giác ngộ
sẽ đưa ta đến một đời có giá trị!
Và xin nhớ “Không phải…
ai nói điều giống nhau mới là tri kỷ.”

Dù lối đi khác nhau, vẫn có nhiều điều
đáng chiêm nghiệm, đáng để lắng nghe
Phẩm hạnh cao quý
mạnh mẽ đào thải mọi ngăn che
Tỉnh thức tuy không phổ thông … nhưng kết nối
Những tâm hồn chân thành
tạo ánh lửa nhỏ trong đêm tối ! (1)
Nghệ thuật sống, sinh tồn ….
“đọc người” qua biểu cảm đã học hỏi !
Học để hiểu thật sâu, và hiểu được chính mình (2)

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) Đại ẩn sỹ Tây Tạng Milarépa từng nói: “Đừng hy vọng đạt được chính quả nhanh chóng, mà hãy suy tư cho đến hơi thở cuối cùng”.

(2) Trong tác phẩm Tấn trò đời của Balzac, nhân vật Rastignac bắt đầu là một chàng sinh viên mơ hồ, nhưng càng bị ném vào dòng xoáy Paris, anh càng học cách đọc cảm xúc người khác – và đọc chính mình. Đây là EQ bước đầu – nền tảng của mọi sự trưởng thành, là sự tỉnh thức

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.