Bệnh tiểu đường: nguyên-nhân, triệu chứng, phòng ngừa, chữa trị

Theo hội American Diabetes Association tại Hoa kỳ có khoảng 21 triệu ngưòi mắc bệnh tiểu-đường và trong số này lối 90 phần trăm có bênh tiểu đường loại 2.(* ) Số người mắc bênh này ngày càng nhiều do sự lan tràn của bệnh mập phì (obesity).

Điều đáng lo ngại là  tới một phần ba số người bị bệnh tiều đường mà lại không biết mình có bệnh. Nếu không kịp thời chấn-chỉnh tình-trạng này  thì hậu-quả sẽ rất tai-hại

Hiện nay bệnh tiểu đường loại 2 không chữa khỏi đuợc nhưng có thể kiểm- soát đươc bằng nhiều cách. Trước tiên là phải theo một chế-độ ăn uống lành mạnh, tập thể-dục và giữ cho sức cân nặng vừa phải. Nếu làm như thế mà vẫn chưa kiểm-soát  đươc đường trong máu thì phải dùng thêm dươc-liệu

NGUYÊN-NHÂN 

Bệnh tiểu đường loại 2 là một căn bệnh mãn-tính ảnh- hưởng tới sự chuyển-hóa đường (glucoz) trong cơ-thể.  Bệnh này sẽ phát-sinh khi

–          cơ-thể có sức đề-kháng đối với  tác-động của insulin (insulin là một hoóc- môn điều-chỉnh sự hấp-thu đường của các tế-bào)

 hoặc

–          cơ-thể có sản-xuất insulin nhưng không  đủ để giữ đường (glucoz) trong máu ở mức bình-thuờng

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU-CHỨNG 

Bệnh tiểu đường loại 2 phát-triển chậm cho nên nhiều người mắc bệnh này mà cả nhiều năm sau mới phát-hiện,  thường ra là nhờ các thử-nghiệm kiểm-tra y-lý thông thường.

Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh là khát nước và  tiểu nhiều. Lý-do là vì số lượng dư glucoz lưu-chuyển trong cơ-thể hút nước từ các mô, làm cho bệnh-nhân cảm thấy khát nước.  Bệnh-nhân sẽ phải uống nước hoặc các chất giải-khát khác nhưng càng uống nhiều thì sẽ càng  tiểu nhiều

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh tiểu-đường loại 2 gồm có:

Các triệu-chứng giống như cảm cúm  Đường là chất đốt cần-thiết cho cơ-thể nên một khi đường không vào đươc các tế-bào thì bệnh-nhân sẽ cảm thấy mệt-mỏi bải- hoải

Sức cân năng lên xuống Cơ-thể cần bù lại số chất lỏng và đường bị mất đi nên làm cho bệnh-nhân đói phải ăn nhiều hơn và vì vậy bệnh-nhân sẽ lên cân mà hậu-quả là sức đề-kháng của các tế-bào đối với  insulin càng mạnh.Nhưng sự kiện ngược lại cũng có thể xẩy ra. Bệnh-nhân có thể ăn nhiều hơn nhưng vẫn xuống cân vì các mô cơ-bắp không nhận đủ glucoz để nẩy nở và sản xuất năng luợng

Thi-giác bị mờ  Đường trong máu cao sẽ rút chất lỏng từ các mô— kể cả từ thủy-tinh-thể mắt —làm cho mắt bệnh-nhân khó điều-tiết. Ngoài ra, sau nhiều năm, bệnh tiểu đường còn có thể làm hư-hại các mạch máu hoặc làm mọc thêm các mạch máu mới trên võng mạc .  

Các mụn lở lâu lành hay dễ bị nhiễm khuẩn  Đặc-biệt các phụ-nữ dễ bị nhiễm khuẩn  bàng-quang và âm-đạo

Hư-hại thần-kinh  Glucoz dư trong máu có thể làm hư các mạch máu nhỏ dẫn máu đến các dây thần-kinh. Bệnh-nhân sẽ cảm thấy đau nhói hay mất cảm giác nơi bàn tay , bàn chân hoặc cảm thấy nóng bên trong cánh tay, bàn tay,cẳng chân, bàn chân

Lợi bị sưng đỏ  Do bệnh tiểu-đưòng , lợi và ổ xương răng có nhiều rủi ro bị nhiễm khuẩn làm cho lợi có thể tách khỏi răng, răng có thể bị lung lay hoặc mụn lở hay túi mủ có thể mọc trên lợi

TRUY-TẦM VÀ CHẨN-ĐOÁN 

Nhiều người chỉ biết mình bị bệnh tiểu-đường loại 2 khi thử máu vì một nguyên- nhân nào đó hay trong dịp kiểm-tra sức khỏe định kỳ.  Nhưng cũng có một số trường-hơp , bệnh tiểu-đường loại 2 chỉ được phát-hiện khi mà mắt, thận hay các bộ-phận khác đã bị căn bệnh làm tổn-thương.

Vì lẽ ấy, hội American Diabetes Association khuyên  mọi người  ở tuổi 45 nên đi thử máu. Nếu kết quả bình-thường thì phải thử máu lại mỗi ba năm.. Nếu kết-quả ở mức biên-cảnh (borderline) thì phải thử máu lại hàng năm.

Tuy rằng lượng đường trong máu lên xuống, nhưng sự cách- biệt cũng tương-đối ít. Lượng đường trong máu của một người bình-thường sau khi nhịn đói qua đêm  nằm trong khoảng từ 70 tới 100 milli-gam glucoz trên môt deci-lít máu (mg/dL). Nếu mức đường khi đói của một người luôn luôn ở  trên 126 mg/dL thì có nhiều triển vọng người ấy  bị bệnh tiểu đường.

Có bốn loại thử máu để truy-tầm bệnh tiểu đường gồm có:

Thử-nghiệm ngẫu-nhiên (random blood sugar test)  Máu đựợc hút từ tĩnh-mach rồi gởi tới phòng thử nghiêm.  Vì qúi vị không bắt buộc phải nhịn ăn trước khi thử  nên mức glucoz trong máu có thể cao nhưng không đươc quá 200 mg/dL.

Thử- nghiệm khi đói (fasting blood glucose test)   Thường ra  đường trong máu sẽ lên cao sau khi ăn, nhưng nếu nhịn đói qua đêm  thì đường trong máu sẽ xuống thấp nhất.  Vì vậy trước khi thử máu qúi vị  phải nhịn đói qua đêm hoặc ít nhất 8 tiếng.

Máu đưoc hút từ tĩnh mach và đem đi thử nghiệm.  Nếu kết-quả cao hơn 126mg/dL thì bác-sĩ có thể yêu-cầu qúi vị thử máu lại, nếu kết-quả vẫn cao thì chắc qúi vị bị bệnh tiểu-đường

Thử nghiệm thách-đố (glucose challenge test)  Qúi vị phải uống 8 ounce nước đường cực ngọt sau khi đã nhịn đói 6 tiếng. Đường trong máu đươc đo trước khi uống, và sau đó mỗi một tiếng trong vòng ba tiếng sau khi uống. Nếu đường trong máu lên cao hơn dự-liệu và không trở về mức bình thường vào lần đo thứ ba sau khi uống thì qúi vị chắc là bị bệnh tiểu đường.  Thử-nghiệm này thường áp-dụng cho phụ-nữ mang thai

Thử- nghiệm glucated hemoglobin (A1C test)  Một số glucoz trong  màu bám dính vào huyết- cầu-tố (hemoglobin) có trong các tế-bào hồng- huyết- cầu để tạo-thành gluconate hemoglobin hay A1C. Thử nghiêm A1C cho biết lượng glucoz trung-bình có trong máu trong khoảng thời- gian hai hay ba tháng trước khi làm thử-nghiệm. Kết-quả cho biết bao nhiêu phần trăm hemoglobin bị bọc đưòng (glucated) và con số lý- tuởng là 7%

CÁC BIẾN – CHỨNG 

Bệnh tiểu-đường loại 2 ở giai đoạn đầu rất khó phát-hiện vì bệnh-nhân vẫn bình thường và không thấy triệu-chứng gì. Nhưng thât ra bệnh đã bắt đầu tác-hại  lên hầu hết các bộ phận chính trong người kể cả tim, dây thần kinh,mắt và thận.

Tác-hại biểu-hiện dưới hai dạng biến-chứng  ngắn-hạn và dài hạn

Biến-chứng ngắn hạn

Các biến-chứng này cần đuơc điều-trị ngay:

Giảm glucoz-huyết (hypoglycemia)

Đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL.Biến-chứng này thưòng xẩy ra cho những người phải  chích insulin  hay uống thuốc tăng hoạt- tính của insulin. Đường trong máu có thể giảm vì nhiều lý-do như bỏ bữa ăn, tập thể dục qúa độ, không điều-chỉnh thuốc theo sự thay đổi của mức đường trong máu

Các triệu-chứng gồm có: đổ mồ hôi, run- rẩy, mệt mỏi, đói ,chóng mặt và buồn nôn  Nếu đường xuống dưói 40 mg/dL thì bệnh-nhân sẽ chỉ nói đươc lắp bắp, mê-man hay rối-loạn.

Nếu  trường-hợp này xẩy ra, phải cho bệnh-nhân ăn hay uống một cái gì ngay lập tức tỉ như cục kẹo, soda thuờng, nuớc trái cây hay  thỏi glucoz

Nếu  đưòng xuống quá thấp.thì bệnh-nhân có thể bị hôn mê. Trong trường-hợp này phải chích ngay glucagon, một hóoc-môn kích-thích sự điều-tiết đường vào trong máu

Tăng glucoz-huyết (diabetic hyperosmolar syndromes)

Đường trong máu lên tới 600 mg/dL hoặc hơn làm máu đặc lại.

Biến-chứng này thường xẩy ra khi bệnh tiểu đường không kiểm-soát đươc và cũng có thể xẩy ra nếu bệnh-nhân uống nhiều steroid, uống nhiều rượu, bị căng-thẳng tâm-thần hay bị nhiễm khuẩn hoặc bị bệnh

Các triệu-chúng gồm có: khát nuớc và tiểu nhiều, đuối sức, chuột rút ở chân, co giật và có khi hôn mê.

Nếu không chữa chạy ngay có thể bị chết

Tăng acid-huyết(diabetic ketoacidosis)

Nhiều khi các tế-bào thiếu quá nhiều năng-lượng nên cơ-thể bắt đầu phá vỡ các chất mỡ tạo ra những acid độc-hai goi la ketone.

Các triệu- chứng gồm có; không muốn ăn, buồn nôn, ói mửa, sốt, đau nơi da dày và đổ mồ hôi, hơi thở có mùi trái cây.

Biến-chứng dài hạn 

Tổn hại  thần kinh (neuropathy)

Hơn phân nửa số người bị bênh tiểu đường không ít thì nhiều đều bị tổn thương dây thần-kinh vì đường dư thừa làm tổn-hại  thành của các mao quản dẫn máu tới các dây thần kinh

Dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương.

Thông thường dây thần-kinh cảm-giác ở chân và đôi khi ở tay dễ bị tổn-hại nhất. Bệnh-nhân cảm thấy đau nhói, tê cóng và nóng nơi đầu ngón chân ngón tay. Lâu ngày cảm-giác này sẽ lan dần lên chân và tay. Nếu không chữa trị thì chân tay sẽ mất hẳn cảm-giác đến  nỗi nhiều khi vết lở loét  trở thành ung nhọt mà không hay

Dây thần-kinh tiêu-hóa mà bị hư hại thì bệnh-nhân sẽ buồn nôn, ói mửa, tiêu chẩy hay táo bón

Tổn hại thận (nephropathy)

Trong thận có cả triệu các mạch máu vi-ti giúp lọc các chất cặn- bã và thải ra ngoài qua đường tiểu. Các mạch máu này  có thể bị tổn hại vì bệnh tiểu đường. Tới khi có các dấu hiệu hay triệu-chứng như xưng cổ chân hay cổ tay, thiếu máu, khó thở, cao huyết-áp thì nhiều khi thận đã bị tổn-hại nhiều.

Bệnh-nhân bị suy thận hoặc đau thận ở giai đoạn chót sẽ phải lọc máu hay ghép thận

Tốn-hại mắt (retinopathy)

Bệnh tiểu đường loai 2 có thể làm tổn thương các mạch máu võng mạc, làm đục thuỷ- tinh- thể hay tăng áp-suất mắt

Tổn hai tim  mach ( cardiovascular disease)

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể tăng rủi ro bị các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành , trụy tim, đột-quy, động mạch nhỏ lại và cao huyếp áp. Lý do là vì lượng cholesterol xấu trong máu  tăng và lượng  cholesterol tốt giảm , mà cholesterol tốt là chất có tác-dụng bảo-vệ chống bệnh tim

Nhiễm khuẩn( infection)

Đường dư trong máu  làm hại đến hệ-thống miễn-dịch  và tăng rủi ro nhiễm khuẩn nhất là ở miệng, lợi, phổi,da ,thận , bàng quang và bộ-phận sinh-dục

Bệnh Alzheimer

Tổn-hại tim mạch gây ra bởi bệnh tiểu đường loại 2 có thể dẫn đến sa-sút trí- tuệ (dementia) vì mạch máu lên đầu bị tắc nghẽn. Cũng còn có thể quá nhiều insulin  trong máu  gây nên viêm xưng  làm tổn-hại đến óc.

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.