Bệnh Gout

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40).

Nguyên nhân?

Bệnh gout bị gây ra do quá nhiều axit uric trong máu (còn gọi là đa axit uric): trên 420 μmol/L (ở nam) hay 380 μmol/L (ở nữ). Đa axit uric thường thì vô hại, và đa số người có độ axit uric trong máu cao không phát triển thành bệnh gout. Nguyên nhân chính của chứng đa axit uric đôi khi không phát hiện được, mặc dù các yếu tố di truyền dường như cũng có ảnh hưởng. Khi mức axit uric trong máu quá cao, axit uric có thể kết tủa thành các tinh thể (dài hình kim, đầu nhọn) tích tụ trong khớp xương. Bệnh gout hình như bộc phát không có nguyên nhân cụ thể, hoặc gây ra do:

– những điều kiện liên quan đến chế độ ăn và trọng lượng cơ thể như:

 * béo phì (14kg trên mức cân lý tưởng)

 * uống rượu, nhất là bia, từ mức trung bình đến rất nhiều (trên 2 ly/ngày đối với nam, 1 ly đối với nữ)

 * chế độ ăn nhiều thịt và đồ biển (chứa nhiều purine)

 * chế độ ăn kiêng rất ít ca-lô-ri

– trị liệu có thể làm tăng mức tập trung axit uric như:

 * thường dùng aspirin hay niacin (1-2 viên/ngày)

 * thuốc làm giảm lượng muối và nước trong cơ thể (như thuốc xổ tiểu làm giảm huyết áp)

 * trị liệu làm tế bào chết nhanh chóng (ví dụ, xạ trị điều trị ung thư)

 * thuốc khống chế hệ miễn nhiễm như cyclosporine, dùng để ngăn cơ thể không phản ứng với 1 bộ phận ghép

– bệnh nặng hay các tình trạng sức khỏe như:

* sút cân nhanh, như ở các bệnh nhân trong bệnh viện thay đổi chế độ ăn hay thuốc uống.

 * bệnh thận mãn tính

 * cao huyết áp

 * những điều kiện gây ra mức sản sinh tế bào bất thường như: psoriasis, multiple myeloma, hemolytic anemia, hay ung bướu

 * nhiễm độc chì

 * thiểu năng tuyến giáp

– giải phẫu

– sinh ra với tình trạng hiếm có gây cao axit uric trong máu. Những người bị hội chứng Kelley-Seegmiller hay Lesch-Nyhan bị thiểu năng 1 phần hay toàn phần trong 1 phân hóa tố giúp kiểm soát mức axit uric.

Những tinh thể kết tủa còn có thể gây ra 1 chứng khác, gọi là gout giả. Nhưng thay vì gồm có axit uric, tinh thể gout giả lại được tạo thành từ dihydrat pyrophosphat calci. Và trong khi gout giả có thể tấn công ngón chân cái, nó thường tấn công những khớp to như đầu gối, cổ tay, và khớp bàn chân (ở mắt cá).

Triệu chứng?

Bệnh gout thường phát ra sau 1 số năm tích tụ tinh thể axit uric trong khớp và các mô bao quanh. Triệu chứng bao gồm: nóng, đau, sưng, và rất mềm ở 1 khớp, thường là 1 ngón chân cái. Triệu chứng này gọi là podagra.

Cơn đau bắt đầu trong đêm và nhiều đến mức chỉ cần tấm drap trải giường chạm nhẹ vào cũng đau không chịu nổi.

Sự khó chịu tăng nhanh, kéo dài mấy giờ trong đêm rồi giảm trong 2-7 ngày sau đó.

Khi cơn gout giảm, lớp da quanh khớp bị đau có thể tróc ra hay ngứa.

Các triệu chứng khác có thể gồm:

– da rất đỏ hay hơi tím quanh khớp bị đau, có vẻ bị nhiễm trùng.

– sốt

– cử động khớp hạn chế

Triệu chứng gout thay đổi.

– triệu chứng có thể có sau 1 cơn bệnh hay giải phẫu

– một số người có thể không bị gout với những cơn đau mà là gout mãn tính. Gout mãn tính ở những người lớn tuổi có thể ít đau hơn và có thể bị nhầm với các loại viêm khớp khác.

– bệnh gout có thể xuất hiện như những cục trên bàn tay, khuỷu tay, hay tai. Có thể không có những triệu chứng thông thường.

Đến lúc bạn thấy những triệu chứng của gout, thì axit uric đã tích tụ trong máu, và kết tủa axit uric đã có trong 1 hay nhiều khớp rồi.

Ngón chân cái thường bị nhất; tuy nhiên, khớp bàn chân, mắt cá, đầu gối, cổ tay, ngón tay, và khuỷu tay cũng có thể bị. Sưng túi dịch đệm các cơ có thể thấy, nhất là ở khuỷu tayvà đầu gối.

Chuyện gì xảy ra?

Những cơn đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày. Những cơn đau này thường bị chẩn đoán sai là “bong gân” dù rằng không bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều.

Cơn đau nặng có thể kéo dài đến nhiều tuần, đau có thể đến cả tháng.

Đa số những người bị cơn đau thứ nhì trong vòng 6 tháng đến 2 năm sau lần thứ nhất, nhưng khoảng cách giữa những cơn đau có thể là nhiều năm. Nếu không chữa trị, khoảng cách sẽ giảm theo thời gian. Tuy nhiên, một số người không bao giờ bị đau lần 2.

Bệnh gout có 4 giai đoạn.

– Giai đoạn 1: độ uric trong máu cao (không triệu chứng)

– Giai đoạn 2: viêm khớp cấp tính

Các tinh thể axit uric bắt đầu tích tụ trong chất dịch ở khớp, thường là 1 khớp (phổ biến nhất là ngón chân cái) và cơ thể phản ứng sưng đột ngột: đó là cơn đau gout.

Khoảng 10-25% người bị gout sẽ bị sỏi thận.

Khoảng 10-40% người bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn đau khớp.

Sau cơn đau, khớp bị đau và các mô xung quanh cảm thấy bình thường trong vòng vài ngày cho đến khi bị lần tiếp theo, thường xảy ra trong vòng 2 năm.

– Giai đoạn 3: đau cách khoảng

Nếu bạn đã từng bị cơn đau gout, bạn rất có thể bị 1 cơn nữa.

Ở bệnh này, bạn không thấy triệu chứng trong thời gian giữa 2 lần đau.

Ở nhiều người, giai đoạn này tiến triển chậm khi các cơn đau xảy ra thường hơn. Những cơn sau có thể đau hơn, lâu hơn, và ở nhiều khớp hơn.

– Giai đoạn 4: gout mãn tính

Nếu triệu chứng gout tái đi tái lại mà không điều trị trong 10 năm hay lâu hơn, chúng có thể trở thành mãn tính và thường tấn công nhiều khớp hơn. Có thể không còn khoảng cách giữa các cơn đau. Giai đoạn này thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp.

Đến lúc này, đã đủ tinh thể axit uric tích tụ trong cơ thể để tạo thành những cục trông giống phấn bảng gọi là tophi. Khi ở dưới da, những cục này thường cứng và chạy tới chạy lui.Lớp da trên đó có thể mỏng và đỏ. Những cục tophi sát da có thể có màu kem hay vàng.

Ban đầu, các cục tophi thường thấy ở hay gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân, hay trên vành ngoài của tai.

Nếu tình trạng cứ tiến triển mà không chữa trị, cục tophi có thể xuất hiện ở lớp sụn của tai hay các mô quanh khớp (túi dịch, dây chằng và gân), gây đau đớn, sưng, đỏ, nóng (viêm). Có thể tàn tật, cũng như sụn và xương bị hủy hoại.

May thay, những tấn công trong cách điều trị sớm đã làm cho giai đoạn này ít xảy ra.

Những gì làm tăng nguy cơ bị bệnh?

Những yếu tố dưới đây (ngoài những gì đã nêu ở phần “nguyên nhân”) có thể hoặc là gây ra đa axit uric hoặc làm khớp dễ bị đóng axit uric :

– nam (40-50 tuổi); nữ sau mãn kinh

– tiền sử gia đình bị bệnh gout (nguy cơ 20%)

– thường bị mất nước

– tổn thương khớp

– xơ vữa động mạch

– bệnh tim

– tiểu đường

– cao cholesterol (mỡ trong máu)

– hẹp động mạch

Chẩn đoán bệnh gout

Kiểm tra & xét nghiệm

Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh gout là xét nghiệm chất dịch ở khớp để xem có các tinh thể axit uric không. Tuy nhiên, ở những người bị ngón chân cái sưng cấp tính, đỏ và đau, thì thường khó lấy được dịch khớp.

Những kiểm tra và xét nghiệm sau đây có thể giúp chẩn đoán và điều trị bệnh gout:

– tiền sử y lý & thể lực

– xét nghiệm đo mức axit uric trong máu

– xét nghiệm đo mức axit uric trong nước tiểu

Trong khi chiếu X-quang các đầu chi (bàn tay, bàn chân) đôi khi giúp chẩn đoán ở các giai đoạn cuối, thường thì X-quang không giúp chẩn đoán bệnh gout ở thời kỳ đầu. Ở giai đoạn cuối, các cục tophi hay cả các chỗ xương thoái hóa gần khớp có thể trông thấy. cơn đau gout thường khiến người bệnh đi bác sĩ trước khi những thay đổi lâu dài có thể phát hiện được bằng X-quang. Tuy thế, X-quang có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

Cách điều trị

Mục tiêu điều trị gout là giảm đau nhanh và phòng những cơn đau sau này cùng những tiến triển lâu dài, như hỏng khớp và hư thận. Điều trị gồm có thuốc và các bước thực hiện ở nhà để ngăn chặn những cơn đau sau này.

Trị liệu ban đầu

Trị liệu bệnh gout với thuốc nhằm giảm các triệu chứng và các biện pháp lọai bỏ nguyên nhân gây bệnh. Liệu pháp cụ thể còn tùy bạn đang bị cơn đau cấp tính hay đang ngăn ngừa các cơn đau sau.

Để giảm đau, sưng, đỏ, và nóng ở khớp bị đau trong cơn tấn công cấp tính:

– cho khớp bị đau được nghỉ

– uống 1 hay nhiều loại thuốc sau đây ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cơn đau, theo toa bác sĩ:

 * các loại thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen (như thuốc cảm Advil, Motrin…), naproxen (như Aleve, …) hay indomethacin. Hãy lưu ý rằng những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, gồm cả đau bao tử, xuất huyết và loét bao tử. Hơn nữa, các thuốc này có tác dụng nóc – giới hạn của tác dụng giảm đau. Điều này có nghĩa là trên liều lượng tối đa, thì thuốc cũng không có thêm tác dụng giảm đau. Ngoài ra, nên tránh uống aspirin vì nó có thể gây ra thay đổi đột ngột về mức axit uric trong máu và làm bệnh tệ hơn.

* colchixin

* corticosteroid (ví dụ như Prednisone)

Mặc dù các loại steroid có thể làm giảm đau rõ rệt, chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, kể cả loãng xương, chậm lành vết thương và suy giảm hệ miễn dịch. Đôi khi bác sĩ tiêm cortison vào khớp đau. Nhưng cách này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ, và tiêm thì không quá 3 mũi một năm.

 * probenecid, sulfinpyrazone

 * kích thích tố adrenocorticotropic

Một khi cơn đau cấp tính đã qua, bác sĩ có thể đề nghị trị liệu phòng ngừa để làm chậm lại hay tăng lên tốc độ cơ thể sản sinh ra axit uric.

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.