Dấu hiệu sự sống ở hồ ngầm Nam Cực

Những dấu hiệu đầu tiên về sự sống đã được phát hiện trong mẫu nước lấy từ hồ dưới mặt băng dày Nam Cực.

Màn hình laptop cho thấy cảnh hố khoan xuyên băng đến hồ Whillans – (Ảnh: Antarctic Sun)

Ánh sáng xanh phát ra tế bào bị nhuộm thuốc nhạy ADN có thể nhìn thấy rõ khi các chuyên gia quan sát nước lấy từ hồ Whillans dưới kính hiển vi.

“Đây là chứng cứ đầu tiên cho thấy có sự sống trong hồ ngầm dưới mặt băng tại Nam Cực”, theo nhà báo chuyên mảng khoa học Douglas Fox thông tin trên tờ The Crux.

Trước đó, ngày 28/1, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố đã khoan thành công xuống hồ Whillans, ở độ sâu gần 1km, ở phía tây Nam Cực.

Công cuộc nghiên cứu hồ Whillans và những khu hồ dưới băng khác có thể hé lộ lịch sử khí hậu của Nam Cực, cũng như sự tương tác dài hạn giữa băng với nước và đá nằm bên dưới.

Việc phát hiện được các hình thái sự sống tại đây có thể mở ra một biên giới mới cho các nhà sinh học, mở đường cho các sứ mệnh không gian tương lai nghiên cứu sao Mộc và sao Thổ, vốn tồn tại các thách thức tương tự.

Đã có mẫu mới của khu hồ bí ẩn Vostok

Các chuyên gia Nga tuyên bố đã lấy được những mẫu mới nhất từ vùng hồ nằm sâu dưới 3,2 km băng Nam Cực.

Hồ Vostok có thể chứa nước, thậm chí các sinh vật sống vốn quen với môi trường tối tăm và không bị quấy nhiễu trong suốt 20 triệu năm.

Dự án khoan hồ Vostok còn có thể là bước khởi đầu phục vụ cho tham vọng lớn hơn, đó là tìm kiếm sự sống bên dưới lớp băng của mặt trăng Europa của sao Mộc hoặc Enceladus của sao Thổ.

Bản đồ hồ dưới băng Vostok
Bản đồ hồ dưới băng Vostok

Để đối phó với nguy cơ làm nhiễm bẩn hồ Vostok, các nhà nghiên cứu đã hết sức cẩn trọng trong công tác khoan, theo hãng thông tấn RIA-Novosti.

“Phần lõi băng đầu tiên của hồ Vostok, dài 2m, đã được lấy lên vào ngày 10/1 ở độ sâu 3.406m”, theo Viện Nghiên cứu Bắc Cực và Nam Cực. “Bên trong là một đường rãnh thẳng đứng chứa đầy băng có nhiều bong bóng trắng”, theo viện này.

Các chuyên gia nỗ lực khoan thêm 24m nữa với số cáp hiện có, và các thiết bị bổ sung đã được chuyển đến trạm nghiên cứu Vostok.

Hồ Vostok có chiều dài 250km, rộng 50km, là vùng hồ lớn nhất trong số gần 400 hồ dưới băng ở Nam Cực.

Hồi năm ngoái, các chuyên gia Nga cho hay đã lấy mẫu ở độ sâu 3.769m.

Theo Thanh Niên


Đầu mối về sự sống ngoài hành tinh tại Nam Cực?

Mới đây, đội thám hiểm Nga đã vượt qua 12,365feet băng tại Nam cực trước khi khám phá ra một hồ nước ngọt bị chôn vùi sâu dưới lớp băng dày. Xem xét những sự tương đồng giữa hồ ngầm Vostok và lớp vỏ cứng đóng băng của sao Mộc và sao Thổ, các nhà khoa học đang đưa ra những giả thuyết về đầu mối của sự sống ngoài hành tinh.


Những nhà nghiên cứu không hi vọng mẫu nước từ hồ Vostok sẽ chứa sự sống ngoài hành tinh, mặc dù bất cứ sự sống nào chứa trong đó sẽ là một con đường tiến hóa hoàn toàn khác với những gì đã xuất hiện trên trái đất. Nguyên nhân là bởi vì hồ Vostok là hồ dưới băng sâu nhất và bị cô lập hoàn toàn, bị chia cắt khỏi bầu không khí khoảng 14 triệu năm. Dale Andersen – nhà sinh vật học vũ trụ cho biết. Nếu họ tìm thấy sự sống ở đó thì nó sẽ giống như sự sống ở Trái đất phát triển dựa trên cùng một cấu trúc DNA. nhưng có sự tiến hóa khác nhau. Giá trị của nó sẽ giúp chúng ta khám phá những môi trường mới tốt hơn.

Các nhà khoa học nghi ngờ nước hồ Vostok vào khoảng 1 triệu năm tuổi và được bão hòa với oxy và các khi khác, sự sống có thể tồn tại ở đây chỉ có thể là các loài vi khuẩn và các vi sinh vật đơn bào. “Bởi vì môi trường trong hồ không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự sống nên rất có khả năng sự sống nằm trong các tảng băng” – nhà nghiên cứu Dale Andersen cho biết.

Hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa thể tiếp cận hoàn toàn với các mẫu nghiệm tại hồ Vostok và công cuộc nghiên cứu vẫn đang trong quá trình triển khai, thực nghiệm.

Theo Foxnews, Genk


Nga đón nhận mẫu nước từ hồ Vostok thời tiền sử

Ngày 16/2, Viện nghiên cứu Bắc và Nam Cực của Nga cho biết mẫu nước đầu tiên từ hồ nước ngọt Vostok có từ thời tiền sử, hay còn gọi là hồ Phương Đông, ở Nam Cực đã được chuyển tới Nga, sau khi đoàn thám hiểm Nam Cực thứ 57 của Nga hoàn tất mũi khoan xuyên qua lớp băng dày gần 4km, chạm tầng nước từ thời cổ đại này.


Hồ Vostok chụp từ vệ tinh

Vậy là sau nhiều năm tiến hành khoan bề mặt băng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt tại Nam Cực không thành công, cuối cùng các nhà khoa học Nga cũng đã chinh phục được mục tiêu này.

Tờ International Herald Tribune đã ví việc tìm được mẫu nước đầu tiên từ hồ Phương Đông ở Nam Cực là một chiến công vĩ đại của các nhà khoa học, và khi xét về mức độ phức tạp, tầm quan trọng và tính duy nhất, thành tựu này có thể sánh ngang với chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của Gagarin.

Theo các nhà thám hiểm, Hồ Vostok là quần thể nước dưới băng lớn nhất ở Nam Cực với một hệ sinh thái đặc biệt, tách biệt hoàn toàn với môi trường trên mặt đất từ 15 đến 34 triệu năm.

Các nhà khoa học hy vọng có thể tìm thấy các dạng thức chưa từng được biết đến của sự sống, qua đó có thể tìm hiểu về quá khứ của Trái Đất chúng ta từ thời kỳ đồ đá và có câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi liệu sự sống có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như trên Sao Hỏa hay trên mặt trăng Europa của Sao Mộc hay không.

Theo Vietnam+

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/thien-nhien/44035_Da-co-mau-moi-cua-khu-ho-bi-an-Vostok.aspx

 

This entry was posted in Khoa Học, Đời Sống. Bookmark the permalink.