Trí Tuệ Đến Từ Đâu? Có Nên Biết Cách “Nắm Chắc Mà Vẫn Buông”

Ngày còn trẻ chưa trưởng thành tôi thường tìm đọc các sách “Học để thành người hữu dụng“, thế nào để thành công và đạt được danh vọng, và nhiều sách thường luôn. dạy như sau: “Sống phải có mục đích, khi đã có mục đích rồi cuộc đời ta sẽ có ý nghĩa nhiều hơn nhất là mục đích chính đáng rõ ràng và đúng đắn thì toàn bộ thái độ của ta sẽ thay đổi nghĩa là chỉ khi nào đã biết cách nắm chắc rồi sẽ buông vì ta đã bình tĩnh điềm nhiên đối mặt với tất cả… và họ đã đem lời của Henry Ford “Nếu bạn nghĩ mình làm được thì bạn có thể làm được, nếu bạn cho rằng mình không làm được thì dù cố gắng đến đâu bạn cũng không thể làm được” để khuyến khích và sách tấn rằng: “Con người cần phải có sức mạnh của ý chí, niềm tin và lòng dũng cảm. Miễn là ta có niềm tin thì bất cứ điều gì ta mong ước đều có thể thành đạt“.

Nhưng… ngày tháng qua nhanh… khi học được phật pháp rồi nhất là được nghe nhiều pháp thoại về những lời dạy của Phật về Tà kiến
Tà kiến là không thể nhìn thấy sự vật đúng như sự vật, điều đó nguyên nhân là do cái tâm quy ngã của mình mà đa số chúng ta thường có tà kiến, thái độ này xảy ra trong đời sống hằng ngày của chúng ta chỉ vì quan điểm vì vị kỷ mà ta không nhận ra thực tướng của một sự vật một cách đúng đắn và rồi cứ lo lắng một cách vô ích và trở nên khổ sở nhất là khi chúng ta tham trước vào ngũ dục“.

Cũng như tại sao một người trở nên kiêu căng? Điều đó là do cái tâm bướng bỉnh của mình và muốn có được mọi thứ mình muốn cho nên luôn khao khát và mong cầu và vọng tưởng sẽ xảy ra khi luôn nghĩ đến những gì mình đã kinh nghiệm hay lắm khi còn tưởng tượng đến những gì còn chưa có kinh nghiệm. Cũng như bao kinh sách đều dạy rằng điều quan trọng và cốt yếu để trớ thành một người TỐT là con người phải cần có trí tuệ nhưng trí tuệ lại không phải là kiến thức có được do học hỏi, do kinh nghiệm và do truyền thông và phong tục dù cho ngạn ngữ có dạy rằng “Sự ngu muội là nguyên nhân của tội lỗi“.

Trí tuệ thật sự theo giáo lý của Phật giáo lại có nghĩa là “Phải nhìn thấy những tính chất cốt yếu của mọi sự vật trên đời này và phải biết đem luật nhân quả, luật vô thường, lý duyên sinh áp dụng vào mọi hiện tượng. Và khi chúng ta có được một trí tuệ thật sự rồi thì chúng ta đều nghiệm được điều này MỌI SỰ VẬT TRÊN ĐỜI ĐỀU TƯƠNG QUAN VÀ PHỤ THUỘC LẪN NHAU (không có một cái gì có riêng biệt một cái ngã) cũng như Tự ngã của ta ngày hôm qua cũng không giống cái tự ngã của ta ngày hôm nay. Mà bộ óc trời cho tôi lại nhớ rất lâu nên tôi thường tự ngớ ngẩn tư duy không biết đây có phải là một sở tri chướng cho đường tu của mình không?

Vì theo một tập san về khoa học khi nói về bộ não của chúng ta và liên quan đến ý muốn và suy nghĩ của ta như sau: “Trí óc con người có hai vùng cơ bản đó là Ý THỨC và TIỀM THỨC nhưng chúng ta thường không nhận ra. Khi vùng ý thức quyết định một việc gì thì vùng tiềm thức liền rốt ráo cung cấp những dữ kiện cần thiết. Khi vùng ý thức xác định phải làm gì thì vùng tiềm thức liền tính toán xem phải làm như thế nào, còn nếu chúng ta không đưa gì vào vùng yếu thức những yếu niệm để làm gì thì vùng tiềm thức sẽ im lìm và không muốn bận tâm. Cũng như kinh sách đã thường chỉ cho ta thấy Tiềm thức rất khôn ngoan nó sẽ nhận biết điều gì chúng ta vẫn nuôi dưỡng như những nỗi sợ hãi tiềm ẩn thì nó sẽ khiến chúng ta quên đi những mục tiêu của mình”.

Như vậy sự nhớ sâu và lâu của tôi sẽ làm cho tôi trở nên người tà kiến và nhiều vọng tưởng hơn người khác chăng?

Phật pháp cũng đã khám phá điều này trong Duy thức và đã đưa ra một lời khuyên “Hãy hành động phù hợp với những dấu hiệu báo động của cơ thể bằng một trái tim nhu nhuyễn (tức là nhìn thấy sự biến đổi một cách thông suốt rõ ràng) thì đó là cách sống đúng đắn và có trí tuệ“.

Bây giờ tôi chỉ còn đi theo một cách là hãy nắm chắc thật kỷ lục căn của mình tôi phải thu thúc lục căn của tôi vào mọi trường hợp trong cuộc sống hiện nay thì may ra tôi sẽ không bị quá khứ ràng buộc về những dao động của nó mà còn tích tập được thiện pháp cho ngày mai vì Đức Phật đã giảng “Những ham muốn của mắt tai mũi lưỡi ý là tự nhiên và tự chúng không có gì là sai trái cả nhưng chúng sẽ có hại vì những ảo tưởng sinh khởi khi bị ảnh hưởng bới khoái cảm thuộc các quan năng này và chúng sẽ rất nguy hiểm vì làm rối loạn và hoen ố sự thôi thúc tìm Đạo“.

Thật là một sự trùng hợp khi trên mạng hỏi đáp về Phật Pháp, một thiền sư đã dạy như sau “Cứ tự soi sáng chính mình đi rồi con sẽ tìm thấy và khám phá được cái gì đã chi phối lục căn của con. Đó chính là Bản Ngã, mà bản ngã lại bị Nghiệp chi phối và Nghiệp thì lại do vô minh tác động và chi phối“.

Qua lời đáp trên tôi lại tư duy: “Vô minh là không có trí tuệ để nhỉn sự vật đúng như thật (như thị)“. Đúng là trí tuệ và lục căn vẫn còn trong bí mật và trong vòng luẫn quẩn. Chỉ cần đừng nghĩ rằng Nghiệp mà ta làm hôm nay sẽ không mang lại quả báo thật nặng cho ngày mai, vì vậy hãy sống hôm nay cho thật tốt, thật trọn vẹn và không hối tiếc.

Thôi thì hãy tự nhắc nhở mình và tự nguyện học theo Đại Sư Thánh Hạnh người Tích Lan (Ananda Mangala Maha Kathera) “Tôi chưa được giác ngộ thánh trí nhưng tôi đã học được cách chối bỏ tối đa những gì cần chối bỏ” và tự ngâm vài câu thơ vụng dại của mình để…

Quên thời gian năm tháng
Chỉ nhớ mỗi một lời
“Nghiệp lực theo suốt đời”
Đừng thở than, bất mãn !!!

Hãy quên đếm thời gian
TỰ SOI MÌNH SÁNG TỎ
Thì thân tâm lạc an
Biết khi nào Buông bỏ

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.