Cuộc sống đâu phải ý mình !

Thế gian khó thấy nhiều điều thuận ý !
Kiếp nhân sinh đầy rẫy những thương đau
Ai chẳng một lần trải nghiệm mối bi sầu
Khi đối mặt thực tế phũ phàng, khắc nghiệt
Hãy tự nhủ mình với triết lý “ Nietzche “(1)
“ Yêu lấy số phận “ từ khái niệm AMOR- FATI
Mặc cho thử thách cam go, vẫn kiên trì
Để sống trọn vẹn hơn, mạnh mẽ hơn, phát triển !

Nghệ thuật, văn chương,âm nhạc
thường sử dụng như phương tiện !
Có biết bao kịch bản , tác phẩm vang tiếng lưu đời
Mang đầy cảm hứng
“ Không xa mặt trời, không xa phận người” (2)
Như minh họa “Phép phủ định”
từ một công án nhà Phật (3) !

Tất nhiên ta phải nỗ lực loại bỏ Khổ, cách thiết thực !
Mọi sự kiện chỉ là tạm thời, vô thường
Thuyết luân hồi với nghiệp quả không nhường (4)
Muốn có hậu vận, phải chăng cần một nhân cách ?
Xô bồ, vội vã là nguyên nhân sống sai lạc nên tránh!

Tĩnh lặng nghĩ suy, “ đời người dù có sống trăm năm “
Mỗi hành trình đều có tuyệt vọng, có thành công !
Dù đôi lúc kết quả không đúng như ý ta mong đợi
Cuộc sống đầy huyền nhiệm, đáng trân trọng
có ý nghĩa nhất khi kiên cường bước tới !

Huỳnh Phương – Huệ Hương

(1) Triết lý của Nietzche tóm gọn trong câu nói nổi tiếng “NHỮNG GÌ KHÔNG GIẾT ĐƯỢC TA SẼ GIÚP TA MẠNH MẼ HƠN “và chính ông đã viết” Sống là chịu đựng, tồn tại là tìm thấy ý nghĩa trong nỗi khổ đau “

(2) Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài nhạc “ĐỜI CHO TA THẾ”
Không xa người và cũng không xa mặt trời…
Không xa tình đầy và cũng không xa lạc loài…
Không xa tình và cũng không xa thù hận
Không xa nồng nàn và cũng không xa lạnh lùng

(3) Công án “Tiếng vỗ một bàn tay” cho việc lắng nghe âm thanh khi vỗ bằng một bàn tay – một âm thanh không hẳn là âm thanh nhưng cũng không (hoàn toàn) không là âm thanh.

(4) “Hiện tại là chiếc bóng quá khứ, tương lai là bóng của hiện tại”

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.