Hãy chọn cách “Vượt qua“ một khúc quanh…

Từ lâu học được:
“Ai vượt qua sự đổ vỡ ảo tưởng sẽ phát sinh trí tuệ “
Phải chăng đây, khúc quanh tinh tế
để đi osâu vào đời sống nội tâm ?
Như Nietzsche từng mời gọi
“ con người hãy trở thành “siêu nhân” –(1)
Bằng cách chịu đựng
sự giằng co giữa ánh sáng và cái bóng !

Chỉ vượt qua được, bước vào với trái tim không đóng !
Lý tưởng trọn vẹn khi có
sự tỉnh thức chân thật không dối mình
Tác phẩm “câu chuyện một dòng sông”
là ẩn dụ chứng minh (2)
Để thấy rằng : cội rễ tỉnh thức sẽ không bao giờ mất !

Khi thôi mơ, trong tĩnh lặng,
sự vĩnh hằng xuất hiện từng khoảnh khắc !
Vượt qua được khúc quanh
để đi tới là ý nghĩa đời người
Đừng sợ mình quá kỳ vọng, chân lý chẳng mỉm cười
Chỉ cần ngồi lại, nhìn cho rõ,
chớ vội khép lòng, cũng đừng quy kết.!

Tìm đúng thứ gì
có thể mang theo trong hành trình thu xếp !
Lại có khi phải
buông bỏ thêm vài phần vào lúc sau cùng
Nghe bằng trái tim,
chân lý hé khai với ai đã biết dừng
Như dòng sông hiền hoà, không cần giảng giải
Mà luôn chờ người nhập vào dòng chảy!

Huỳnh Phương -Huệ Hương

(1) Nietzsche là một triết gia đau đớn vì chính lý tưởng mình theo đuổi., nhưng ông không phủ nhận lý tưởng – mà muốn con người phải vượt qua chính mình để đến chân lý sâu hơn.
“Ta yêu người nào sống vì lý tưởng, dù lý tưởng ấy khiến họ đau khổ.”
– Nietzsche- tác phẩm “Zarathustra Đã Nói Như Thế”

(2) “Siddhartha từng học mọi giáo pháp, từng tu hành cực khổ, từng sống với Đức Phật – nhưng rồi ông rời đi vì thấy rằng nghe và biết chưa phải là thấy. Ông phải rơi vào khổ đau, mê lạc, tan vỡ lý tưởng, rồi ngộ ra sự sống như dòng sông – không có một giáo lý nào ôm trọn được.
“Không ai có thể truyền đạt trí tuệ. Người ta có thể dạy giáo lý, có thể chỉ ra con đường, nhưng mỗi người phải tự bước, tự thấy, tự trở thành.”—-Hermann Hesse, Siddhartha(Câu chuyện dòng sông)

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.