Làm Thế Nào Để Không Trở Thành Nạn Nhân Từ Những Cảm Xúc Của Chúng Ta

http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/brain-sc.jpg

Chính niệm có thể chấm dứt việc chúng ta là nạn nhân bởi những cảm xúc của chính mình

New York, USA – Khi chúng ta thật sự nhìn một cách gần gũi vào sự băn khoăn, chán nãn, sợ hãi, giận dữ hay căng thẳng, chúng ta gần như sẽ luôn luôn thấy sự tuần hoàn của những mô thức của những tư tưởng tiêu cực, những ký ức phiền não và những phản ứng xúc cảm theo thói quen. Chúng là những kẻ hành hạ chúng ta, những con côn trùng cắn chích quấy rầy làm khó chịu chúng ta suốt ngày.

Chúng là những tên du kích trong ý thức chúng ta, lôi chúng ta xuống và làm cho chúng căng thẳng cùng với những cảm xúc khổ đau. Chúng đến không cần mời mọc, làm rối loạn, và chúng ta ao ước là chúng sẽ đi chỗ khác. Chỉ khi nào chúng ta có thể kiểm soát chúng, chúng ta mới chắc chắn có một cơ hội tốt hơn để kiểm soát thể trạng tinh thần của chúng ta. Vậy thì chúng ta làm thế nào với điều này? Sự thực hành chính niệm và thiền quán chính niệm có thể cung ứng một con đường tiến tới.

Bước đầu tiên của sự thực hành chính niệm, và điều mà có thể làm nên tất cả mọi sự khác biệt, là sự thông hiểu hoàn toàn và đầy đủ rằng CHÚNG TA KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG CỦA CHÚNG TA. Tư tưởng, cảm xúc trong thực tế bất cứ sự hài lòng tinh thần nào sinh khởi đơn giản là những sản phẩm của điều kiện hay nhân duyên; CHÚNG TA là những gì hơn hẳn điều này. Nó giống như đại dương và những con cá bơi lội trong ấy. Đại dương không phải là một với những con cá sống hay không giống với những con cá sống trong ấy, và đại dương không thể được so sánh với nội dung chứa đựng. Căn bản cốt yếu của đại dương là như khoảng không gian chứa đựng những thứ này, chứ đại dương không phải là những thứ nó bao hàm. Chúng ta áp dụng giống như thế đến tâm thức.

Căn bản của tâm thức giống như một vật chứa của kinh nghiệm, là nền tảng mà trong ấy những đối tượng tinh thần, tư tưởng, cảm xúc, tin tưởng, nhận thức và ký ức có thể hiện hữu. Khi chúng ta nhận thức điều này, thì chúng ta hơn hẳn rất nhiều những tư tưởng và xúc cảm của chúng ta, rồi thì chúng ta sẽ thuận buồm xuôi gió trên con đường đạt đến sự tự do và độc lập của chúng ta khỏi những con ruồi quấy nhiễu đã làm cho chúng ta căng thẳng và khổ đau quá nhiều. Vào cuối ngày chúng ta có một sự lựa chọn đơn giản để làm: Chúng ta muốn là đại dương với tất cả sự bao la và vinh quang, hay chúng ta muốn là một con cá, bối rối quẩn quanh trong một thể trạng xao xuyến và sợ hãi? Học hỏi để làm một đại dương là một sự lựa chọn đúng đắn, và điều này là việc gì đấy có thể đạt đến qua sự thực hành chính niệm.

Mấu chốt là học hỏi để thấy những đối tượng tinh thần sinh khởi giống như một màn nhảy múa sau đó chúng biến đi chứ không phải chúng ta. Sự bức xúc phát sinh, và chúng ta thường đáp ứng thế nào? Chúng ta bị phục kích bởi xúc cảm và trở thành cảm xúc. Chúng ta trở thành một con cá xao xuyến! Sợ hãi khởi sinh và chúng ta bị áp đảo để trở thành sự lo âu, một con cá sợ hãi. Sân hận phát sinh và trở thành một con cá giận dữ. Không có sự lựa chọn nào khác, không có tự do, và vô số khổ đau.

Với sự thực tập chính niệm, chúng ta bắt đầu thông tuệ, và trở nên thâm nhập hơn với những gì đang xãy ra trong tâm thức chúng ta. Chính niệm hổ trợ chúng ta điều chỉnh vòng tuần hoàn phản ứng xúc cảm thường tình. Thay vì mù quáng chấp nhận sự bức bách để trở thành băn khoăn, để trở thành sợ hãi, để trở thành những con cá, chúng ta học hỏi để thâm nhập một cách năng động với những sự phản ứng này. Khi những tư tưởng khoắc khoải khởi sinh, chúng ta đáp lại với ý niệm, “Ta thấy ngươi, tư tưởng băn khoăn. Ta chào đón ngươi. Ta sẽ làm một khoảng không gian cho ngươi để ngươi nhảy múa. Ta sẽ lắng nghe ngươi với sự ân cần và chú ý…nhưng ta sẽ KHÔNG trở thành ngươi.” Chúng ta có thể học hỏi để chào mừng mỗi cảm xúc, mỗi tư tưởng tiêu cực, như một người khách viếng thăm ở lại một lúc, giống như những người khách trong nhà chúng ta. Hãy mời chúng vào, mời chúng uống trà và ngồi với chúng môt lúc. Chúng ta có thể không thích những người viếng thăm, nhưng chúng ta biết sự quan trọng của việc thể hiện tử tế, nhã nhặn và mến khách.

Chúng ta không thể xua đuổi những cảm xúc tiêu cực, sự chán nãn, và sợ hãi của chúng ta bằng vũ lực, mà chúng ta thường phản ứng như thế. Chúng ta không muốn cảm nhận sự giận dữ hay lo âu; chúng ta muốn điều chỉnh chúng vì thế chúng sẽ không làm phiền chúng ta. Nhưng, đây là vấn đề. Chúng ta không thể. Tại sao không? Bởi vì chúng ta đã tạo nên chúng. Giống như yêu cầu một con chó sói trông chừng những con gà của người nông dân. Một hệ thống đã bị hỏng không thể tự điều chỉnh chính nó.

Việc cần thiết là điều gì ấy sáng tạo hơn cả, và điều này là bước thứ hai của sự thực hành chính niệm: Hướng một cách năng động đối với sự khổ sở của chúng ta và hành động trên sự sáng tạo một mối quan hệ an toàn với những con cá của chúng ta. Khi chúng ta chính niệm, bằng định nghĩa là chúng ta không biểu hiện sự phản ứng. Ảnh hưởng của điều này là để tạo nên một khoảng không gian chung quanh cảm xúc. Chúng ta càng chính niệm, khoảng không gian ấy càng rộng rãi hơn. Khoảng không gian càng rộng hơn, sự tự do càng nhiều hơn. Tự do khỏi điều gì? Tự do khỏi sự bám víu của cảm xúc, tư tưởng, hay tin tưởng tiêu cực. Có một Thiền ngữ là: Phương sách tốt nhất để kiềm chế một con bò điên là gì? Trả lời: Cho nó ở trong một cánh đồng thật rộng rãi. Nếu có nhiều không gian, thế thì con bò điên, hay sự băn khoăn, tổn thương, chấn thương hay chán nãn không thể làm tổn hại chúng ta. Cũng thế, điều quan trọng không kém là con bò điên không thể làm tổn thương chính nó. Điều này là rất quan trọng. bởi vì cả hai chúng ta (bản thân và cảm xúc) cần một khoảng không gian để chửa trị.

Chính niệm tạo nên một không gian trị liệu mà trong ấy những gút mắc cảm xúc có thể di chuyển, tháo ra, cuộn lại, mềm mại và trở thành dễ điều khiển. Và, điều nổi bật nhất là, nếu chúng ta tạo nên nhiều khoảng không gian chung quanh sự đau khổ của chúng ta, khổ đau có cơ hội để chuyển hóa và chửa trị chính nó từ trong ra ngoài.

Trong việc làm như một nhà tâm lý trị liệu, tôi chưa bao giờ hết sự kinh ngạc đối với tác dụng của chính niệm có thể là như thế nào khi chúng ta biết sử dụng một cách đúng đắn. Thời khắc khi mà một hành giả hay một bệnh nhân chấm dứt rong ruỗi và hướng về sự khổ đau của họ với sự ân cần nhã nhặn, sự chú ý toàn diện và tỉnh thức trong hiện tại, mọi thứ bắt đầu thay đổi trong một chiều hướng tích cực. Sự trị liệu đến từ phẩm chất của mối quan hệ mà chúng ta có với niềm đau của chúng ta. Không phải là sự cố gắng để sửa đổi mọi thứ, cố gắng đề thay thế những tư tưởng tiêu cực với những tư tưởng tích cực – mà tất cả đấy là về hiện tại, sự có mặt của chính niệm trong hiện tại. Với phẩm chất lắng nghe này, đặt căn cứ trên sự cởi mở chân thành và hòa nhã, mối quan hệ của chính niệm, những giải pháp xuất hiện hoàn toàn một cách tự nhiên.

http://www.psychologytoday.com/files/peter-strong.jpg?1256766581

P. Strong, tiến sĩ triết học, là một nhà khoa học và Phật học tâm lý trị liệu, ở Boulder, Colorado, đặc biệt nghiên cứu về chính niệm và sự áp dụng của Chính Niệm Tâm Lý Trị Liệu. Ông sử dụng Chính Niệm-căn cứ trên Tâm Lý Trị Liệu trong sự phối hợp với Chương Trình Ngôn Ngữ Thần Kinh Học (NLP- Neurolinguistic programming) để giúp con người vượt thắng những gốc rể tạo nên sự lo lắng, chán nãn, ám ảnh, sầu khổ và hậu quả chấn thương căng thẳng (PTSD). Ông cũng dạy những kỷ năng chính niệm đến những đôi lứa để giúp họ chiến thắng những mô thức thường tình của phản ứng và những xung đột giữa những con người.

Bên cạnh những buổi tâm lý trị liệu diện đối diện, ông cũng cống hiến chương trình phục vụ Online phổ thông tâm lý trị liệu và cố vấn, trong ấy ông giảng dạy những thân chủ những chương trình đặc thù để đối phó với những cảm xúc căng thẳng qua một sự phối hợp của quan hệ email và những buổi điện đàm qua mạng internet. Strong cũng tổ chức những khóa học tập cho những nhóm và công ty thích thú với việc quản lý căng thẳng tự thân.

How not ot be a victim of your emotions by Dr P. Strong PhD, Psychology Today Blog, December 3, 2009
Tuệ Uyển chuyển ngữ – 01/07/2010 – http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=7,8763,0,0,1,0

http://www.tangthuphathoc.net/bvk/12-lamthenaodetrothanhnn.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.