Nobedan
Nakakuguri
Đôi lúc ta cũng bắt gặp một khu vườn Trà chỉ có nobedan mà không có những thứ kia, và vì thế mà Chaniwa còn có tên là Rojiniwa – khu vườn có lối đi hẹp.
Một nghi thức bắt buộc dành cho khách thưởng trà trước khi bước vào Trà thất, đó chính là phải thanh tẩy cơ thể. Nơi để thanh tẩy chính là bể nước bằng đá tsukubai. Tất nhiên không phải ra tsukubai đứng dội nước xối xả lên người đâu, đây là bể nước lộ thiên đấy ^^, mà chỉ rửa tay thôi (nếu bạn ko đi tất đi giày mà đi dép thì cũng phải rửa cả chân luôn đó nha). Chúng ta vẫn thường rửa tay trước khi ăn cơm mà, cho nên rửa tay trước khi tham gia một nghi thức trang trọng như trà đạo thì đúng là thật cần thiết phải không? Vì tsukubai là một bể nước thấp, nên khách phải cúi người thậm chí là quỳ xuống để rửa tay. Như thế để chứng tỏ sự khiêm tốn và nhún nhường của mình khi thưởng trà. Còn có một loại bể khác cao hơn, gọi là chozubachi, nhưng loại này chỉ có ở ngoài đền thờ miếu mạo mà thôi.
Trong Thiền phái, chủ nghĩa đơn giản và sự suy ngẫm trong yên lặng là những bước rất quan trọng để khai sáng tâm hồn cũng như lý trí.
Mục đích thiết kế Chaniwa một cách đơn giản với yếu tố chủ đạo là đá chính là để tạo ra sự cô độc và tách rời khỏi thế giới hiện tại cho người tham gia Chanoyu, khiến chủ nhân nghi lễ cũng như người khách được mời đến thưởng trà trở nên tập trung hơn, có thể cảm nhận được sâu sắc hơn hương vị của trà, sự tôn nghiêm và thành kính của cả 2 bên chủ – khách, cảm thấy trân trọng hơn cái giây phút “nhất kỳ nhất hội” ấy, đồng thời có được khoảnh khắc yên bình tĩnh lặng hiếm có giữa cuộc sống hối hả nhộn nhịp thường ngày.
Đơn giản, không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui nhưng lại mang một vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, đó chính là Chaniwa. Và như đã nói ở trên, Chanoyu là một nghi thức trang trọng, chỉ những người khách được chủ nhân buổi tiệc trà mời mới được bước vào Trà thất. Do đó, Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái bước vào tham quan. Nhưng không vì thế mà nó không mất đi sự nổi tiếng so với những khu vườn truyền thống khác của Nhật Bản. Khi đã bước vào Chaniwa rồi thì bạn sẽ không thể quên được cái ấn tượng mà nó tạo ra cho người xem: sự đơn giản, tĩnh mịch đến mức bạn không dám thở mạnh vì sợ sẽ phá vỡ cái không khí trang nghiêm và thành kính ấy.
Thế là chúng ta đã biết được 2 trong 3 loại vườn truyền thống đặc trưng nhất của Nhật rồi nhỉ. Hôm nay Ichi xin được giới thiệu đến các bạn loại vườn cuối cùng : Tsukiyama.
Tsukiyama (築山), nghĩa là “hòn non bộ”, được dựng lên với yếu tố chủ đạo là những ngọn núi nhân tạo, do đó nó còn được gọi là Vườn Đồi. Vườn Đồi được thiết kế để mang lại ấn tượng về một vùng đất rộng lớn, mặc dù hầu hết các khu vườn như thế này thực sự không lớn lắm, thậm chí là nhỏ. Đặc trưng của khu vườn kiểu này là những ngọn đồi, dòng suối, con thác nhỏ, những ao hồ trong veo, bên cạnh là cây cầu bắc ngang, điểm xuyết vào đó những bụi cây xanh tươi hay những bông hoa khoe sắc, những con đường nhỏ quanh co, y hệt như một bức tranh thu nhỏ của thiên nhiên rộng lớn. Có thể nói, Tsukiyama là khu vườn được thiết kế mô phỏng theo thế giới thiên nhiên chỉ bằng những yếu tố cơ bản của tự nhiên.
Tsukiyama trở nên nổi tiếng kể từ thời Edo, với tên gọi cũ là Kasan – 1 khu vườn với những ngọn đồi nhân tạo, được thiết kế trái ngược hẳn với Hiraniwa – Vườn phẳng – là những khu vườn bình thường như những khu vườn phổ biến trong mọi ngôi nhà.