Thanh Tịnh Đạo – Chương III

105. Mười biến xứ: là đất, nước, lửa, hư không, xanh, vàng, đỏ, trắng, ánh sáng, khoảng không có hạn. Mười bất tịnh là: thây phình trứng, thây bầm xanh, thây thú ăn, thây phân lìa, thây rả rời, thây chảy máu, thây sâu đục, bộ xương. Mười tưởng niệm là: niệm Phật, pháp, Tăng, Thí, Thiên, niệm chết, niệm thân, niệm hơi thở, niệm diệt. Bốn phạm trú là Từ, Bi, Hỷ, Xả. Bốn vô sắc: là Không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng phi phi tưởng. Một tưởng là tưởng đồ ăn bất tịnh. Một phân tích là sự phân tích tứ đại.

106. 2) Cái nào đem lại định cận hành(upacàra), cái nào đem lại định an chỉ(appanà)? Tám niệm, tức 10 tưởng niệm, trừ thân hành niệm và niệm hơi thở, quán đồ ăn bất tịnh, và phân tích tứ đại, là mười đề mục chỉ đem lại định cận hành, còn những cái khác đem lại định an chỉ.

107. 3) Về các loại thiền: Trong những pháp quán đem lại định an chỉ, thì 10 biến xứ (Kasinas) cùng với niệm hơi thở đem lại tất cả 4 thiền; 10 quán bất tịnh và thân hành niệm đem lại sơ thiền. Ba phạm trù đầu (từ, bi, hỉ), đem lại ba thiền đầu trong 4; phạm trù thứ tư (xả) và quán 4 sắc giới đem lại tứ thiền.

108. 4) Về sự vượt qua: có hai thứ vượt qua: vượt qua các thiền chi, và qua đối tượng. Có sự vượt qua các thiền chi trong những đề mục đem lại tam thiền, tứ thiền, vì nhị thiền v.v… Phải được đạt trong cùng 1 đối tượng, bằng cách vượt qua những thiền chi, tầm, từ. Cũng thế, trong trường hợp phạm trú thứ tư vì phải đạt đến xả bằng cách vượt qua lạc trong cùng một đối tượng như của tâm từ v.v… Nhưng trong trường hợp bốn vô sắc, thì có sự vượt qua đối tượng quán, vì Không vô biên xứ phải đạt do vượt qua biến xứ, và Thức vô biên xứ phải đạt bằng cách vượt qua Không vô biên xứ v.v… Ðối với những cái còn lại thì không có sự vượt qua.

109. 5) Về sự nói rộng và không nói rộng: Chỉ có 10 biến xứ là cần được nới rộng, vì chỉ trong phạm vi cùng một không gian của biến xứ đã định, mà ta có thể nghe tiếng, với thiên nhĩ thấy sắc với thiên nhãn, và biết tâm của các chúng sanh bằng tâm của mình

110. Thân hành niệm và 10 bất tịnh quán không cần nói rộng, vì sao? Vì những thứ này có 1 định xứ nhất định, và vì không ích lợi gì để nới rộng thêm. Tính cách nhất định của nơi chốn chúng sẽ trở nên rõ rệt hơn, khi giải thích phương pháp tu tập (Chương VIII, đ. 83 -138, và Chương VI, đ. 41-79). Nếu bất tịnh quán được nới rộng, thì chỉ là một số lượng thi thể được trải ra, vậy không ích gì. Và điều này được nói để trả lời câu hỏi của Sopàka: “Bạch Thế Tôn, tưởng về sắc thật rõ, còn tưởng về bộ xương thì không rõ”. Ở đây tưởng về sắc được gọi là “rõ” trong ý nghĩa “tưởng được nới rộng, trong khi tưởng về xương thì “không rõ”, nghĩa là tướng nó không nới rộng.

111. Nhưng câu nói sau đây “Ta chú tâm trên toàn thế gian này với tưởng về 1 bộ xương” (Thag. 18) là nói về cách xuất hiện các tướng đối với người đã đạt đến cái tưởng về xương, vì, cũng như vào thời vua Dhammàsoka, con chim Karavìka hót lên tiếng êm dịu khi nó trông thấy bóng nó trong những tấm gương ở 4 vách tường, và thấy mọi hướng đều có những con chim Karavìka.

112. Nếu thế thì phải khi gọi vô lượng của đối tượng quán được phát sinh trong quán bất tịnh là một lời nói mâu thuẩn? Nó không mâu thuẩn. Vì có người thì thấy được tướng bất tịnh nơi một thi thể phình trướng hay một bộ xương lớn, người thì thấy tướng ấy nơi một thi thể nhỏ. Trong sách ấy, thiền của vị thứ nhứt có một đối tượng hữu hạn, người thứ hai vô hạn. Hoặc “với một đối tượng vô hạn” là nói về một đối tượng quán mà người quán tưởng nới rộng ra vì không thấy có hại gì khi làm như vậy. Nhưng nó không cần nới rộng, vì nó không đưa đến ích lợi nào.

113. Những cái gì còn lại cũng thế, không cần nới rộng. Vì, khi một người nới rộng tướng hơi thở, thì chỉ có một số lượng hơi được nới rộng, và nó có một đinh xứ rõ rệt là chót mũi. Vì vậy, nó không cần được nởi rộng, vì chỗ bất lợi ấy, và vì tính cách nhất định của nơi chốn (chót mũi). Và những phạm trú thì có các hữu tình làm đối tượng, Khi một người nới rộng tướng những đối tượng này, thì chỉ có lượng hữu tình được nới rộng, và làm như vậy cũng không nhằm mục đích gì. Bởi thế, cái này cũng không cần nới rộng.

114. Khi nói “Vị ấy biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ”, điều ấy được nói lên vì sự bao quát của tâm, và khi một người phát triển tâm bao quát dần dần, kể từ sự bao quát chúng sinh trong một phương với một nhà, với hai nhà, v.v…, khi ấy ta gọi người ấy là “biến mãn một phương”, chứ không phải khi người ấy nới rộng tướng, mà cũng không có tướng ở đây để nới rộng. Cũng thế, tình trạng có một đối tượng hữu hạn hay vô hạn ở đây có thể hiểu là “bao quát” hay biến mãn.

115. Về đối tượng những cõi vô sắc thì không gian không cần được nới rộng, vì nó chỉ là sự dời bỏ sắc (biến xứ), bởi vì vô sacé chỉ có thể được quán như là sự biến mất của sắc pháp. Nếu nới rộng vô sắc, thì không có gì khác xảy ra cả. Và tâm thức cũng không cần nới rộng, vì đó là một trạng thái vốn là một “tự tính” và không thế nới rộng một tự tính. Sự biến mất của Thức không cần nới rộng, vì chỉ là sự phi hữu của thức, và phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng không cần nới rộng vì đó cũng là một tự tính.

116. Những cái còn lại không cần nới rộng vì chúng không có tướng, vì chỉ có một tướng có ở bên ngoài mới có thể nới rộng. Ðối tượng của niệm Phật v.v… Không phải là tướng có ở bên ngoài, cho nên không cần có sự nới rộng ở đây.

117. 6)Về đối tượng: Trong 42 đề mục thiền, có 22 đối tượng có tướng ở ngoài đó là 10 biến xứ, 10 bất tịnh của tử thi, niệm hơi thở và thân hành niệm. Những cái khác không có tướng bên ngoài làm đối tượng thiền đinhl Mặt khác, 12 đề mục có những tự tính làm đối tượng, đó là 8 trong 10 tưởng niệm, trừ niệm hơi thở và thân hành niệm. Tưởng đoàn thực bất tịnh, phân tích tứ đại, Th?c vô biên xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; (22 cái có tướng bên ngoài làm đối tượng là: 10 biến xứ… Thân hành niệm) 6 còn lại là những đối tượng không thể phân loại như thế. Mặt khác, tám đối tượng có tính cách di động giai đọan đầu, mặc dù chỉ là những đối tượng cố định: sự nung mủ, sự chảy maú, sự đục khoét của dòi bọ, niệm hơi thở, biến xứ nước, lửa gió và trong trường hợp biến xứ ánh sáng, thì đối tượng gồm một vòng ánh sáng mặt trời v.v… Những đề mục còn lại đều có những đối tượng bất động. Ðây là về đối tượng quán.

118. 7) Về cõi: 12 đề mục: 10 đề mục bất tịnh, thân hành niệm, và tưởng bất tịnh trong đoàn thực, là 12 đề mục không có ở các cõi trời, 12 đề mục này, và đề mục quán hơi thở không có ở Phạm thiên giới. Nhưng ở cõi vô sắc, thì không có đ? mục nào trừ 4 vô sắc. Còn ở cõi người, thì có đủ tất cả đề mục.

119. 8) Về cách hiểu: Sự trình bày cần được hiểu theo sự thấy, sờ và nghe; 19 đề mục (10 bất tịnh, 9 biến xứ trừ không gian) là những đề mục cần hiểu bằng mắt thấy. Có nghĩa là trong giai đoạn đầu tướng của những đề mục này phải được hiểu bằng cách nhìn với con mắt, một cách kiên trì. Trong thân hành niệm, 5 phần đầu “tóc, lông, móng, răng, da” cần được hiểu bằng mắt thấy, những thứ còn lại được hiểu do nghe nói. Bởi thế, đối tượng của pháp niệm thân là được hiểu bằng mắt thấy và nghe nói. Niệm hơi thở được hiểu bằng xúc giác, biến xứ “gió” bằng thị giác và xúc giác, 18 thứ còn lại do nghe nói. Phạm trú “xả” trong 4 phạm trú, và bốn vô sắc giới, người sơ cơ không thể hiểu được, nhưng 35 cái còn lại thì được.

120. 9) Về điều kiện: Trong những đề mục này, 9 biến xứ trừ biến xứ hư không là những duyên (điều kiện) để chứng vô sắc xứ. 10 biến xứ là duyên để chứng các loại thắng trí (thần thông). Ba phạm trú đầu là điều kiện để chứng phạm trú thứ tu. Mỗi vô sắc cấp dưới là điều kiện cho vô sắc trên nó một bực. Phi tưởng phi phi tưởng xứ là điều kiện để chứng diệt thọ tưởng định. Tất cả là điều kiện cho sự sống trong hỉ lạc, cho tuệ, và cho những sanh thú tốt đẹp.

121. 10) Về sự thích hợp: 10 quán Bất tịnh của thây chết, và thân hành niệm là 11 đề mục thích hợp cho người nặng tham dục. Bốn phạm trú và 4 biến xứ về màu sắc là 8 đề mục thích hợp cho 1 người tánh si, và người tánh tư duy. Sáu niệm đầu trong 10 tưởng niệm thích hợp cho những người tánh tín. Niệm chết, niệm diệt, phân tích bốn đại, tưởng đoàn thực bất tịnh là 4 đề mục thích hợp cho những người tánh tuệ. Những biến xứ còn lại và những vô sắc thích hợp cho mọi loài tính tình. Và bất cứ biến xứ nào cũng nên có giới hạnh cho một người tánh tư duy và vô hạn cho người tánh si.

122. Tất cả điều trên được nói theo thể thức đối chọi trực tiếp và hoàn toàn thích hợp, nhưng kỳ thực, không có pháp tu nào mà không trừ bỏ được tham v.v…. Hỗ trợ tín v.v… Kinh Meghiya nói: “Thêm nữa, cần tu tập 4 thứ sau đây: tu bất tịnh quán để trừ tham dục, tu từ bi để từ bỏ sân nhuế, niệm hơi thở để trừ bỏ tầm tư duy, tưởng vô thường để từ bỏ mạn” (A. iv 358). Cũng vậy, trong kinh Rahula đoạn “Hãy tu tập từ, này Ràhula (M. i, 424), có 7 đề mục quán tưởng được đề ra cho một loại tính tình duy nhất.

123. Bây giờ, câu “Và vị ấy nên hiểu” được giải thích như sau. Sau khi đến gần thiện tri thứ thuộc loại đã nói phần giải thích câu “rồi đến gần thiện tri thức, người cho một đề tài thiền quán” (đ. 28) và thiền tiả cần phải hầu hạ đấng Thế Tôn, đấng Giác ngộ, hay một bậc thầy, và nên xin một đề mục quán tưởng với một tâm ý chân thành, quyết định.

124. Vị ấy nên hầu hạ Ðức Thế Tôn, Ðấng Giác ngộ với cách như sau: “Bạch Ðức Thế Tôn, con xin xả bỏ thân mạng nầy của con để hầu hạ Ngài. “Bởi vì nếu không quy phục hết cả thân mạng của mình như thế, thì khi sống ở một nơi xa xôi hẻo lánh, vị ấy không thể kiên cố khi gặp một vật đáng sợ xuất hiện và vị ấy có thể trở lại một trú xứ ở làng mạc, giao thiệp với thế tục, tầm cầu bất đáng và đi đến tàn mạt. Nhưng khi hành giả đã quy phục toàn thể tánh mạng như vậy thì không còn nỗi sợ hãi nào khởi lên trong vị ấy, nếu một đối tượng khủng khiếp xuất hiện. Quả vậy, chi có niềm hoan lạc khởi lên nơi hành giả khi nghĩ rằng: “Há ta đã không quy phục toàn thể tánh mạng nơi Ðức Thế Tôn hay sao?”

125. Giả sử có một người có tấm vải tốt bằng lụa Kàsi, nó sẽ buồn sầu nếu tấm vải bị chuột hay gián gặm. Nhưng nếu nó đem cúng dường cho một tỷ kheo đang cần, nó sẽ cảm thấy vui khi thấy vị ấy xé vải ra để vá y, Cũng vậy, trong khi quy phục tánh mạng.

126. Khi quy phục tánh mạng cho một bậc thầy, người ấy nên nói: “Bạch đại đức, con xin quy phục tánh mạng nơi đại đức”. Bởi vì một người chưa quy phục, thì trơ lì không chịu sưả đổi, khó dạy, không nghe l?i khuyên can, đi bất cứ chỗ nào nó muốn, mà không hỏi ý vị thầy. Do đó, vị thầy không giúp đỡ nó bằng tài thí hoặc pháp thí, không huấn luyện cho nó về thiền đạo. Vì không tìm được hai thứ giúp đỡ này, nên nó không có chân đứng trong giáo pháp, và chẳng bao lâu nó sẽ xuống đến độ làm quấy hoặc hoàn tục. Nhưng nếu nó đã quy phục tánh mạng, thì nó không bất động trước sự chỉ dạy, không đi chỗ nào tùy thích, trở thành dễ dạy và chỉ sống tùy thuộc vào vị thầy. Nó được hai thứ giúp đỡ từ vị thầy, và được lớn manh, được tăng trưởng và thành tựu ở trong Giáo pháp, như những đệ tử của trưởng lão Cùla- Pindapàtika- Tissa.

127. Có ba tỷ kheo đến nơi trưởng lão, một người nói: “Bạch đại đức, con sẳn sàng leo lên 1 lõm đá cao bằng một trăm người đứng chồng lên nhau, nếu đại đức muốn”. Một trò khác nói: “Bạch đại đức, con sẳn sàng nghiền nát thân này trên tảng đá nếu thầy muốn”. Người thứ ba nói: “Bạch đại đức, con sẳn sàng nhịn thở và chết nếu thầy cần”. Trưởng lão nghĩ, “những người này chắc chắn có thể tiến bộ trong giáo pháp; và giải thích cho họ một đề mục thiền. Theo lời dạy, cả ba đều chứng quả A-la-hán. Ðấy là lợi lạc trong sự quy phục. Do vậy, ở trên nói: “Quy phục tánh mạng cho Ðức Thế Tôn”, đấng Giác ngộ hoặc một bậc thầy.

128. Với tâm ý chân thành, quyết định: (đoạn 123): tâm ý của thiền giả phải chân thành theo sáu cách khởi từ vô tham. Vì chính một người chân thành theo sáu cách ấy, mới đạt được một trong ba loại tuệ giác như kinh nói: “Có 6 ý hướng dẫn đến giác ngộ của bồ tát. Với ý hướng vô tham, bồ tát thấy lỗi lầm trong tham dục. Với ý hướng vô sân, bồ tát thấy lỗi lầm trong sân hận. Với ý vô si, bồ tát thấy lỗi lầm trong si mê. Với ý hướng xuất gia, bồ tát thấy lỗi lầm trong đời sống tại gia. Với ý hướng viễn ly, bồ tát thấy lỗi lầm trong sự quần tụ đông đảo. Với ý hướng từ bỏ, bồ tát thấy lỗi lầm trong mọi sự tái sinh và sanh thú. “Vì những bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán lậu tận, Ðộc giác, và những đấng toàn giác quá khứ, hiện tại hay vị lai, tất cả đều đã đạt địa vị nhờ những ý hướng này.

129. Hành giả cần nhất tâm quyết định về việc ấy.

Nghĩa là, phải quyết định đối với thiền, tôn trọng thiền, khuynh hướng về thiền; quyết định đối với niết bàn, tôn trọng niết bàn, khuynh hướng về niết bàn.

130. Khi, với sự chân thành của ý hướng và sự hoàn toàn quyết tâm như vậy, hành giả xin một đề mục, thì bậc thầy, người đi sâu vào tâm người khác có thể biết được tính tình hành giả, bằng cách quan sát cung cách y. Nếu chưa đắc tha tâm thông, thì thầy có thể hỏi. “Tính tình của người thế nào?” hoặc “Người ưa nghĩ những chuyện gì? hoặc “Người ưa đề mục nào?” để biết. Khi đã biết, vị thầy có thể giải thích một đề mục thiền quán thích hợp với tính tình hành giả. Và khi làm như vậy vị thầy có thể làm theo ba cách: đề mục có thể cho bằng cách bảo đệ tử đọc lại một hai lần, nếu người ấy đã học đề mục kia. Hoặc giảng cho y mỗi khi đến, nếu cùng ở một trú xứ. Ðối với người muốn học đề mục rồi đi nơi khác, thì có thể giảng không quá ngắn cũng không quá dài.

131. Ðầu tiên, khi giảng về biến xứ đất, có chín khía cạnh cần giải thích. Ðó là: 4 lỗi của biến xứ, cách làm Kasina (biến xứ), cách tu biến xứ sau khi làm xong, hai loại tưởng, hai loại định, bảy thứ thích hợp và không thích hợp, 10 thiện xảo về an chỉ định, sự đều đặn quân bình của tinh tiến, và những chỉ dẫn về định. Về những đề mục khác, mỗi đề mục cần giải thích nghi. Tất cả điều này sẽ được đề cập trong phần chỉ dẫn tu tập. Khi đề mục được giải thích, hành giả cần nắm lấy Tướng trong lúc lắng nghe.

132. Hiểu rõ Tướng là vị ấy phải liên kết từng khía cạnh như sau: “đây là mệnh đề đầu, đây là mệnh đề sau, đây là ý nghĩa, đây là ý định, đây là ví dụ”. Khi vị ấy lắng nghe chăm chú, hiểu rõ tướng như vậy, thì đề mục trở nên rõ ràng. Nhờ vậy, hành giả đạt đến thẳng giải (visesa) một cách mỹ mãn, không bằng cách nào khác.

133. Ðến đây, câu “đến gần thiện tri thức, mgười cho một đề mục thiền, và vị ấy phải hiểu rõ một đề mục trong 40 đề mục, cái nào thích hợp với tính của mình” (đoạn 28) đã giải thích xong.

Chương thứ ba “Chọn đề mục thiền quán” trong Thanh tịnh đạo, được soạn thảo vì mục đích làm cho người lành được hoan hỉ.

 http://www.tangthuphathoc.net/phapluan/thanhtinhdao-03.htm

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.