Bài Kinh ” Tất Cả Lậu Hoặc “

Kính mong lời nhận định chân tình này sẽ giúp thêm đạo hữu thích nghe pháp thoại về Kinh Trung Bộ.

Kinh Trung Bộ là một trong năm bộ kinh thuộc hệ Pali rất quan trọng đối với giới tu sĩ và giới nghiên cứu học thuật.

Mỗi nội dung trong từng bài kinh là một pháp để chúng ta thực hành pháp trau dồi trí tuệ, diệt tận tham sân si, nuôi dưỡng tâm từ, sống chung an lành hòa hợp, cùng nhau giải thoát khổ đâu, hiểu rõ sinh tử là khổ, cuộc đời là lẽ sống của vô thường, đoạn tận lậu hoặc hữu vi mà đạt cái vui Niết Bàn, thường tự quán chiếu nội tâm của mình mà thực hành các pháp vô ngã.

Từ đó, chúng ta hiểu được cuộc đời, một xã hội văn minh phát triển thì cần có luật và hiến pháp… nhưng vẫn chưa đủ đó chính là cái tâm của người thực hành, nếu không làm theo những cái hay cái mới của xã hội thì quốc gia đó theo đà xuống cấp.

Cũng vậy trong giáo pháp của Như Lai người thực hành các pháp trước phải thông hiểu về pháp mà mình hành trì sau mới thông lý hiểu sự, tâm người luôn thay đổi theo ý niệm, nên chúng ta luôn giữ vững tâm ban đầu hành trì, bởi thế mới nói sự vật luôn thay đổi trong từng phút giây, chỉ có chân lý là trường tồn bất biến.

Tóm lại, thông qua các các môn mà đức Phật đã đưa ra với mục đích mang lại lợi lạc cho chúng sinh mà Ngài đã giảng dạy trong suốt hai mươi lăm thế kỉ qua với giá trị vượt thời gian không gian và thể tu thật nghiệm thật chứng nơi mỗi tự thân chúng sinh cảm nhận là điều hi hữu.

Chúng ta của thế hệ ngày nay cần phải phát huy dõng mãnh tinh thần truyền trao giới định tuệ đến với tất cả muôn sinh nhân loại để thực tập và hành trì một cách an lành nhất trong mỗi sát na. Không những chỉ có trong thân mà làm cho lan tỏa khắp nơi với nhiều hương giải thoát, để cùng nhau đi đến cảnh giới an lành giải thoát.

Mong sao mỗi thế hệ đều có đủ phước trí, lòng từ bi hóa độ cùng nhau thực hành đạo mầu giải thoát tại đây.

Thích Chúc Hòa – Học viên Cao học Khóa III, Học viện PGVN tại Tp.HCM

Bài thứ hai rất quan trọng trong trong kinh Trung Bộ
Tất cả lậu hoặc và 7 phương pháp đoạn trừ
Bậc Thánh cần rốt ráo diệt tận không dư
Những điều thọ nhận kính trân trọng ghi lại

Dù đến tam thiền lậu hoặc vẫn có mặt trong 4 loại
Dục lậu – Hữu lậu -Kiến lậu và lậu của Vô Minh
Nghĩa của Lậu : vướng mắc, thích thú , đắm chìm.
Đều được giải quyết từ Chánh Kiến đến từ Trí Tuệ

Nào… kính mời xem tại sao ta xuất hiện trong đời tục thế
Bị Dục lậu, kiến lậu, vô minh lậu bao vây
Riêng cõi sắc giới và vô sắc giới bị hữu lậu quấy rầy
Đồng phải qua tuần tự theo bảy phương pháp

Kính xin nêu rõ cách tận trừ nhiễm ô thích hạp
Đó là phải có tri kiến, phòng hộ, thọ dụng… nhìn ra
Tiếp theo kham nhẫn, tránh né, trử diệt… chớ nghĩ tôi, ta
Và tu tập sửa đổi với Thất giác Chi sớm chế ngự được

Bảy cách này đã trùng lập xuyên suốt
Trong 3 quyển kinh 5 chương 152 phẩm diễn bày
Với ước nguyện phổ biến pháp bảo tồn tại vị lai
Kính mời… bạn hữu cùng nghe pháp thoại

Kính xin trích từ chú giải của Ni Sư Trí Hải
Phẩm kinh này được dịch bởi Hoà Thượng Thích Minh Châu
Lời Phật dạy … phải thoát khỏi vòng sinh tử quá lâu
Vì đắm chìm trong phiền não u mê dầy đặc !

…..

1- Đoạn trù bằng TRI KIẾN là bỏ mọi tư duy
Liên hệ đến bản ngã và như lý tác ý
Về khổ, Tập, Diệt , Đạo cùng tận trừ ba kiết sử
Giới thủ, Thân kiến, chấm dứt hoài nghi
2- Đoạn trừ nhờ PHÒNG HỘ hãy gìn giữ sáu căn
Đấy là Giữ tâm ý khi tiếp xúc sáu trần
3-Đoạn trừ THỌ DỤNG là biết đủ không tham
Bốn vật dụng cần dùng để vượt qua biển khổ
4- Dùng phương pháp KHAM NHẪN không than oán
Khi thống khổ khốc liệt do người, vật gây nên
5-Nhờ sử dụng đoạn trừ với phương pháp TRÁNH NÉ
Phiền não không sinh trong mạo hiểm giao du
6- Hãy dứt liền những ý xấu liên hệ dục, hại sân
Bằng phương pháp TRỪ DIỆT chúng… khi khởi lên mầm mống !
7- Diệt tận khổ đau cần tu tập BẢY GIÁC CHI thật linh động
Như thợ luyện vàng với chánh niệm luôn luôn
Chọn lựa giữa Trạch pháp, Tinh tấn, hỷ và khinh an, định, xã
Miễn là… hướng ly tham, từ bỏ trong mọi trạng thái Tâm !

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMA SAMBUDDHASA

HUỆ HƯƠNG

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.