( Thiền Sư Huệ Sinh – Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi )
Bài kệ trình vua Lý Thái Tông của Thiền Sư Huệ Sinh rất sâu sắc trong đó ta thấy rõ tính cách siêu việt cả KHÔNG và CÓ. HT Thích Nhất Hạnh trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận :
” Ðây là một bài kệ rất sâu sắc thuộc loại siêu đẳng trong kho tàng văn hóa Phật giáo. Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh của Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm “.
HT Thích Thanh Từ :
” Bài kệ truyền pháp của Phật ảnh hưởng đến bài kệ của ngài Huệ Sinh rất lớn.
Xưa trên hội Linh Sơn Đức Phật Thích Ca truyền pháp cho Tổ Ma Ha Ca Diếp qua bài kệ:
Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệt pháp.
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp.”
Kính ngưỡng vọng
Thiền Sư Huệ Sinh rốt ráo liễu tri Pháp Bổn (1)
Siêu Việt Hữu Vô do nhiều kiếp túc căn (2)
Chư kinh Bách Luận, cốt tủy Phật Pháp ….
… lệ rơi mãi khó ngăn !
Danh gia vọng tộc xuất gia thờ minh sư Định Huệ (3)
Nối pháp, huyền học do liễu thông Bát Nhã Tuệ (4)
Không màng danh lợi… Vua thuyết phục… vào Cung (5)
Tả Nhai Tăng Thống… Triều đại Lý Thánh Tông (6)
Cần ghi nhận thêm yếu nghĩa kệ thị tịch (7)
Đừng hướng vọng xa xôi tìm cầu vô ích
Ngay trong thực tại biết ngũ uẩn huyễn thôi
” Đừng cõng Phật đi tìm Phật” chuyện quá xa vời
CÁI BIẾT MÀ KHÔNG ĐỘNG… ấy là PHẬT TÁNH (8)
Vọng tâm điên đảo từng sát na cần tránh !!!!!
Khi phiền não khổ đau đoạn diệt… ấy Niết Bàn .
Nam Mô Thiền Sư Huệ Sinh tác đại chứng minh
Huệ Hương – Melbourne 19/8/2021
_______________________________________
(1) Trong ngày trai tăng trong Đại nội, vua Lý Thái Tông hỏi:
– Trẫm nghĩ nguồn tâm của Phật Tổ, học giả các nơi tranh cãi nhau mãi. Vậy xin các bậc thượng đức ở đây, mỗi vị tự thuật chỗ thấy của mình, để trẫm rõ cách dụng tâm của các Ngài thế nào ?
Sư ứng thinh đọc kệ:
Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng
Thuyền Bát-nhã rỗng không.
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.
(Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi vô
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sanh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt
Không không độ hải chu.
Tri không, không giác hữu
Tam-muội nhậm thông châu.)
Vua nghe qua càng mến phục, phong Sư chức Đô Tăng Lục.
HT Thích Thanh Từ dạy về Pháp Bổn:
“Pháp bổn như vô pháp, phi hữu diệt phi vô”. Pháp gốc như không có pháp, chẳng phải có cũng chẳng phải không. Chữ pháp nghĩa là Cái, trong đạo Phật thường dùng chỉ cho những hiện tượng sự vật có hình tướng như: cái bàn, cái tách, cái dĩa, cái nhà, cái chùa…đó là nghĩa hẹp. Còn nghĩa rộng thì Pháp là pháp giới tánh, hay pháp tánh, không hình không tướng trùm khắp tất cả, không có một vật nào ở ngoài nó. Chữ Pháp trong bài này chỉ cho pháp tánh, Pháp tánh hay pháp gốc không phải là cái gì cả, nó không phải có mà cũng không phải không, tức là nó không hình tướng mắt có thể thấy, tay có thể sờ mó được, nhưng cũng không phải là không ngơ.
Thế nên ở đây nói pháp bổn tức là tâm thể hằng giác của con người, nó là cái gốc hay sanh muôn pháp. Pháp bổn không có hình tướng, mắt không thấy tay không sờ mó được, nhưng lúc nào cũng hiện hữu, do đó nói như không như phải pháp mà là pháp. tại sao? Vì thiếu nó không thể được. Người nào biết được pháp gốc thì người ấy tuy là chúng sanh
(2) Sư tướng mạo khôi ngô biện luận lưu loát, lại nổi tiếng văn hay, chữ tốt, vẽ khéo. Ngoài giờ học Nho, Sư nghiên cứu sách Phật, chư kinh bách luận không bộ nào chẳng qua mắt Sư. Mỗi khi luận đến chỗ cốt yếu của Phật pháp, Sư thường than thở rơi nước mắt.
Có lẽ Ngài thuộc vào trường hợp sau vì đã từng trong nhiều kiếp học kinh Phật và mang ân Đức Phật
Khi niệm Phật nhất tâm, lạy Phật thì Phật tử hay khóc, vậy mình phải xem trạng thái của mình khóc thế nào.
-Khi mình khóc mà thấy những ân hận buồn tủi thì mình phải sám hối vì mình có cái nghiệp mình đã chê bai Phật pháp, Tam Bảo.
-Hay mình khóc mà tâm hân hoan. Khi mình lễ Phật mà mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc trào dâng nước mắt thì tố
Đọc đoạn Kinh ấy Phật dạy cho mình, thấy ơn Phật lớn quá, cảm động khóc, chảy nước mắt vì hạnh phúc. Hạnh phúc khóc điều đó là có.
(3) Sư họ Lâm tên Khu quê làng Đông Phù Liệt, dòng dõi Lâm Phú ở Trà Sơn, Vũ An. Cha Sư tên Khoáng kết duyên với con gái nhà họ Quách, vì theo quê vợ nên lập nghiệp ở làng Phù Liệt. Sư có hai anh em, người anh cả làm quan đến chức Thượng Thơ Binh Bộ Viên Ngoại Lang và Sư.
Năm 19 tuổi, Sư xả tục xuất gia cùng Sư Pháp Thông ở Hạc Lâm thờ Thiền sư Định Huệ ở chùa Quang Hưng làm thầy.
Từ đây, huyền học càng ngày càng tiến. Định Huệ an ủi và ấn chứng cho Sư.
Hành trạng Thiền Sư Định Huệ ( theo Thiền Sư Việt Nam của HT Thanh Từ ).
Sư họ Khúc quê ở Cẩm Điền, Phong Châu. Lúc đầu, Sư cùng Thiền sư Vạn Hạnh thờ Thiền Ông Đạo Giả làm thầy, và được truyền tâm ấn. Sau Sư về trụ trì ở chùa Quang Hưng, làng An Trinh, phủ Thiên Đức.
Khi sắp tịch, Sư trao Pháp ấn lại cho đệ tử Lâm Huệ Sinh
(4) Sư Ông Làng Mai đã kể xuất xứ vì sao có bài lệ tuyệt luân này… trong Việt Nam Phật giáo Sử Luận như sau : Siêu Việt HỮU VÔ Thiền sư Huệ Sinh (mất năm 1063) thuộc thế hệ thứ 13 thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, từng được phong Tăng Thống, trong một kệ trình vua Lý Thái Tông đã nói rõ về quan niệm siêu việt hữu vô của thực tại. Một hôm vua Lý Thái Tông mời các cao tăng thọ trai; nhân dịp vua xin mỗi người một bài thi kệ ngắn để tỏ bày kiến giải về đạo Phật.
Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì vua đã làm xong một bài kệ như sau:
Bát Nhã vốn không tông
Nhân không, ngã cũng không
Ba đời các đức Phật
Pháp tính vốn chung đồng.
(Bát Nhã chân vô tông
Nhân không ngã diệc không
Quá hiện vị lai Phật
Pháp tính bản lai đồng.
Bài kệ nói về bản tính không (sūnyata) của nhân, của ngã, của tông Bát nhã và của cả các chư Phật trong hiện tại và vị lai.
Bài kệ có tính cách lặp lại những kiến thức thu lượm được trong kinh Bát Nhã.
Thiền sư Huệ Sinh liền trình vua bài kệ sau đây, trong đó ta thấy rõ tính cách siêu việt cả không và hữu:
Pháp cũng như vô – pháp
Không hữu cũng không không
Nếu đạt được lẽ ấy
Chúng sinh với Phật đồng.
Trăng Lăng Già lặng chiếu
Thuyền vượt biển trống không
Không cũng không như có
Ðịnh Tuệ chiếu vô cùng.
(Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi không
Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sinh dữ Phật đồng
Tịch tịch Lăng Già nguyệt
Không không độ hải chu
Tri không không, giác hữu
Tam muội nhiệm thông châu.
Ðây là một bài kệ rất sâu sắc thuộc loại siêu đẳng trong kho tàng văn hóa Phật giáo. Không những đứng về phương diện tư tưởng mà đứng về phương diện văn học, hình ảnh một chiếc thuyền trống không lặng lẽ vượt biển dưới ánh trăng tịch tĩnh của Lăng Già là một hình ảnh mầu nhiệm.
Thiền sư Huệ Sinh đã bắt đầu bằng quan niệm pháp (sự vật) phù hợp với tinh thần Bát nhã:
nếu pháp là một sự tập hợp của nhiều điều kiện và không có một bản chất hay tự tính trong bản thân nó, thì pháp ngang với vô pháp,
và vì vậy những thuộc tính hữu và không không thể gán cho nó được (pháp cũng như vô pháp, không hữu cũng không không.
Nếu đạt được chân lý đó – đạt bằng thực chứng mà không phải nắm bắt bằng khái niệm – thì sẽ không thấy gì khác nhau giữa chúng sinh (người không giác ngộ) và Phật (người giác ngộ) nữa.
Riêng HT Thanh Từ thì
Người nào dùng trí tuệ Bát Nhã chiếu soi thấy rõ ngã không và pháp không thì người đó cỡi thuyền vượt qua biển trầm luân sanh tử. Chúng ta tu là phải thấy rõ năm uẩn này không thật, tức là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không”. Thấy thân năm uẩn này không có thật thể, đó là ngã không, thấy các pháp duyên hợp không có tự tánh đó là pháp không, thấy như thế mới qua được biển trầm luân sanh tử. Biển trầm luân sanh tử bằng trí tuệ Bát Nhã. Ngài dạy chúng ta tu trước hết phải có định và tuệ. Song muốn có định tuệ phải làm sao? Phải phá chấp ngã và chấp pháp.
(5) Vua Lý Thái Tông (1028-1054) nghe danh Sư, sai sứ đến mời về kinh.
Sư bảo sứ rằng:
– Ông không thấy con vật đem tế lễ sao? Khi chưa tế thì người ta cho nó ăn cỏ thơm, mặc áo gấm, đến khi dẫn vào Thái miếu thì chỉ xin một chút sống cũng không được, huống là việc gì !
Nói xong, Sư từ chối không đi.
Sau vì nhà vua cố ép bất đắc dĩ Sư phải đến cửa khuyết. Sau khi đàm đạo với Sư, vua rất kính phục, phong chức Nội Cung Phụng Tăng và sắc Trụ trì tại chùa Vạn Tuế gần thành Thăng Long.
Bấy giờ, các vương công như: Phụng Càn Vương, Uy Vũ, Hỉ Từ, Thiện Huệ Chiêu Khánh, thái tử Hiến Minh, Thượng tướng Vương Công Tại, Thái sư Lương Văn Nhậm, Thái bảo Đào Xử Trung, Tham chánh Kiều Bồng v.v… đều tới lui thưa hỏi đạo lý với Sư.
(6) Đến đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), lại thăng Sư chức Tả Nhai Đô Tăng Thống, ngang với tước Hầu.
(7) Niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh thứ năm (1063), Sư sắp tịch, liền họp chúng nói kệ:
Nước lửa ngày hỏi nhau,
Nguyên do chưa thể bàn.
Đáp anh không nơi chốn,
Tam tam lại tam tam.
Xưa nay kẻ tham học,
Người người chỉ vì Nam.
Nếu người hỏi việc mới,
Việc mới, ngày mùng ba.
(Thủy hỏa nhật tương tham
Do lai vị khả đàm.
Báo quân vô xứ sở
Tam tam hựu tam tam.
Tự cổ lai tham học
Nhân nhân chỉ vị Nam.
Nhược nhân vấn tân sự
Tân sự, nguyệt sơ tam.)
Nói xong, Sư tắm gội, thắp hương, vào giữa đêm lặng lẽ viên tịch.
Sư có soạn văn bia các chùa: Thiên Phúùc, Thiên Thánh, Khai Quốc ở Tiên Du; Diệu Nghiêm, Báo Đức v.v. ở Vũ Ninh. Các tác phẩm: Pháp Sự Trai Nghi, Chư Đạo Tràng Khánh Tán Văn… vẫn còn lưu hành.
(8) trong kinh A Hàm, Đức Phật dạy
-Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: “Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri “.
Như vậy, nàyBàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.
Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:
– Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?
– Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.
Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
Chỗ nào nước và đất, lửa, gió không chấp trước, Tại đây sao không chói, Mặt trời không chiếu sáng, Tại đây trăng không chiếu, Tại đây u ám không, Khi ẩn sĩ Phạm chí, Tự mình với trí tuệ, Thể nhập vào Chánh pháp, Vị ấy được giải thoát Khỏi sắc và vô sắc, Khỏi an lạc, đau khổ. ( Bản dịch của HT Minh Châu )
Phật Tánh là Chân Tâm là Như Lại Tạng là cái biết mà không động, cái gì có nương tựa là cái ấy có dao động là vọng tâm.
Khi cái biết không dao động thì có khinh an, thời không có thiên về nương dựa, thời không có đến đi, thời không có sinh tử tức đoạn diệt được vòng luân hồi.
Niết bàn được xem là đoạn triệt sinh tử luân hồi, tức là tận diệt gốc rễ của ba bất thiện nghiệp tham – sân -si, thanh tịnh tuyệt đối, do đó được xem là mục đích tu hành cứu cánh. Niết bàn trong Phật giáo không phải nói về một cõi cực lạc nào đó, mà là mô tả một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, tĩnh lặng, xóa bỏ vô minh, diệt tâm dục, chấm dứt mọi phiền não khổ đau.