Trân Trọng Vô Thường!

Hãy trân trọng những điều vô thường, quý giá !
Trong sự nhận thức rằng: chúng sẽ qua đi
Như lá mùa thu, vẻ đẹp tươi mát tuổi xuân thì
Càng thông suốt trong tư tưởng “ Cuộc đời ngắn ngủi “

Khôn ngoan kiềm chế những ham muốn theo đuổi
Đừng biến hạnh phúc mình phụ thuộc quá đà
Nếu không có nghệ thuật đồng cảm, khó nhận ra
Giúp phân biệt gì mình có thể và không thể !

Khi giá trị giàu sang, danh vọng rất hạn chế
Đừng biến mình thành pháo đài luôn bị tấn công
Nên thay đổi góc nhìn, thanh thản chẳng bận lòng
Chấp nhận rằng :
không phải vấn đề nào cũng có giải pháp !!!

Học được:
từ chủ nghĩa khắc kỷ, ba quyền kiểm soát (1)
Trong ta
luôn tiềm ẩn chứa khả năng sáng tạo bẩm sinh.
Động lực bản thân , phi thường mạnh mẽ tài tinh
Kính mời suy ngẫm tâm trí mình bạn nhé (2)
Và George Bernard Shaw từng nhắn nhủ khẽ :
“Tiến bộ là không thể nếu không thay đổi và những người không thể thay đổi suy nghĩ không thể thay đổi bất cứ điều gì(Hãy linh hoạt và có thể thích nghi với những thay đổi và tạo ra những suy nghĩ mới là không thể thiếu nếu chúng ta muốn đạt được những mục tiêu mới.)

Huệ Hương

———————-000000—————-
(1) Đây là triết lý quan trọng của chủ nghĩa khắc kỷ là đừng cố kiểm soát những gì xảy đến với bạn, vì đơn giản là bạn không thể. Thay vào đó hãy kiểm soát phản ứng của mình trước những sự việc đó.- Chủ nghĩa khắc kỷ khái quát cuộc sống làm 3 phần:
• Những gì ta có thể kiểm soát (hành động và suy nghĩ của bản thân);
• Những điều ta không thể kiểm soát (những yếu tố tự nhiên và hành động của người khác);
• Những gì ta có thể kiểm soát một phần (những công việc có sự tham gia của người khác).
Lời khuyên của stoicism là hãy tập trung vào nhóm 1, phớt lờ nhóm 2, lên kế hoạch cho nhóm 3.

(2) -Hầu hết con người tin rằng tâm trí là một tấm gương, phản chiếu gần gần chân thực thế giới bên ngoài, mà không nhận ra rằng ngược lại, chính tâm trí là yếu tố sáng tạo chính. – Rabindranath Tagore

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.