Trong cuộc sống hàng ngày, những mối quan hệ của con người đối với con người, và con người đối với thiên nhiên đều dựa trên các nguyên tắc qua những hình thức khác nhau để tạo thành một tiến trình sinh hoạt của xã hội trong nhiều lãnh vực. Tất cả những phương cách sắp đặt này được xem như là một tập hợp của các quy định chung mang tính: giáo dục, thuyết phục, phán xét hay trừng phạt… các hành vi của con người. Nói chung là Pháp luật.
Trong cuộc sống hàng ngày, những mối quan hệ của con người đối với con người, và con người đối với thiên nhiên đều dựa trên các nguyên tắc qua những hình thức khác nhau để tạo thành một tiến trình sinh hoạt của xã hội trong nhiều lãnh vực. Tất cả những phương cách sắp đặt này được xem như là một tập hợp của các quy định chung mang tính: giáo dục, thuyết phục, phán xét hay trừng phạt… các hành vi của con người. Nói chung là Pháp luật.
Pháp luật thường được xem như là những nguyên tắc luân lý căn bản áp dụng, tùy theo trường hợp khác nhau, để bảo vệ cho sự công bằng trong đời sống xã hội của con người. Khái niệm về “Công bằng”, hình như nó được thấy qua hình ảnh đơn sơ của thời tiền sử, khi con người biết phân biệt được cái gì sai và cái gì đúng trong công việc tìm kế sinh nhai của mỗi người. Từ khái niệm công bằng qua những hình thức áp dụng khác nhau trong xã hội nguyên thủy, cho đến khi con người phát minh ra chữ viết, thì có lẽ Pháp luật văn bản cũng được ra đời từ lúc này.
Trong sự đa dạng của xã hội con người. Pháp luật nghiêm minh luôn là những hình thức để chỉ cho người ta biết cái gì nên làm và cái không nên làm trong cuộc sống, và Pháp luật nghiêm minh luôn đóng một vai trò quan trọng để giúp đỡ cho những ai mong muốn lấy lại sự công bằng cho mình khi mình bị người khác chiếm đi những gì mình có mang tính có giá trị vật chất hay tinh thần.
Thưởng phạt công minh là vai trò chánh của Pháp luật nghiêm minh, còn luân lý đạo đức nhân bản của con người là trách nhiệm bổn phận nằm trong bản chất của mỗi cá nhân cùng nhau trau dồi và phát huy để mang lại niềm vui và hạnh phúc đến cho chính mình cũng như cho người hay cho tất cả muôn loài vạn vật.
Hầu như ai cũng biết “Nhân bản” là cái gốc của con người, nhưng “Nhân bản con người” không phải đương nhiên tự có, mà phải nhờ vào sự hấp thụ bằng cách tự biết trau giồi và phát triển những đức tính nhân bản của mình, từ trong gia đình cho tới trường học, rồi đến những quan hệ khác nhau trong xã hội.
Cách sống biết tự đặt mình sửa chữa những lệch lạc, sai lầm theo chiều hướng Chân, Thiện, Mỹ cũng là một nghệ thuật sống và có nhiều cách khác nhau để áp dụng trong cuộc sống mỗi ngày. Nghệ thuật sống là cách thức giúp con người hiểu rõ được ý nghĩa của cuộc sống và biết cách làm sao chuyển hóa được mọi khó khăn, trở ngại, thành niềm vui và hạnh phúc cho chính mình cũng như cho mọi người xung quanh.
Khi con người hiểu, biết và sẽ làm được những gì không làm khổ cho chính mình và làm khổ cho người khác, thì đặc tính phổ quát này, cũng được thấy và áp dụng trong Phật giáo qua chữ Phật pháp. Như vậy chữ Pháp có nghĩa gì trong tinh thần Phật học?
Phật giáo tiếng Trung Hoa viết là: 佛教. Phạn ngữ viết theo mẩu Latin hoá: buddhaśāsana, và Pali: buddhasāsāna.
Chữ Phật đã có bài viết rồi. Theo nguồn chinese-characters.org, chữ Giáo 教 mượn âm từ: Chữ Hào爻(Theo Hán Việt Từ Điển Trích Dẫn của soạn giả Đặng Thế Kiệt, chữ Hào 爻 thuộc Bộ 89 爻 Hào [0, 4] U+723B 爻, âm Trung Hoa đọc là: yáo, xiào), chữ 子 (Bộ 39 子 Tử [0, 3] U+5B50 子, âm Trung Hoa đọc là: zǐ, zi), chữ Phộc 攴 (Bộ 66 攴 Phác [0, 4] U+6534 攴, âm Trung Hoa đọc là: pū, pō).
Chữ Giáo 教 có những nghĩa được biết như sau: Truyền thụ, truyền lại, dạy dỗ, lễ nghi, quy củ, Họ Giáo.
Chữ Giáo 教 theo hình vẽ có những dạng như sau qua nguồn chineseetymology.org:
Seal (說文解字裏的篆體字)
LST Seal (六書通裏的篆體字) Characters
Bronze (金文编裏的字) Characters
Oracle (甲骨文编裏的字) Characters
Chữ Giáo 教 trong Phật học được xem như là những lời của đức Phật dạy và trong tiếng Phạn những gì của đức Phật dạy gọi là Dharma, viết theo mẩu chữ devanāgarī: धर्म, và Dhamma viết theo tiếng Pali, mẩu chữ devanāgarī: धम्म. Dharma hay Dhamma tiếng Việt dịch là Pháp.
Thuật ngữ Pháp (Dharma hay Dhamma) có rất nhiều nghĩa dùng khác nhau trong các tôn giáo Ấn Độ. Theo A Sanskrit-English dictionary etymologically and philologically arranged with special reference to cognate Indo-European languages, của Sir Monier Monier-Williams trang 510 có ghi như sau:
Theo Nyanatiloka’s Buddhist Dictionary, a Manual of Buddhist Terms and Doctrines, published in Sri Lanka, chữ Dhamma có ghi những định nghĩa như sau: