Với thế kỷ hiện đại của AI chiếm ngự,
xin mượn câu thơ Kiều bạn nhé!
“Trăm năm trong cõi người ta
Điều gì không biết cứ tra….( AI )”
Chỉ riêng thế nào nghiệp trổ ngày mai ?
Sẽ không giản đơn khám phá,
dù tiên tiến hiện đại !
Chỉ biết trên lý thuyết: “ Là tiếng vang vọng lại “
Nhưng thực tế có những điều nghịch lý xảy ra (1)
Mời suy nghiệm để hành xử đúng tiếng lòng ta
Có khi nhận sự an bình trước bao sóng gió !
Dù có bị xem thường hay luôn bị ghét bỏ
Giữ vững sự kiên trì với những giá trị tinh thần
Học Vi Diệu Pháp,
tâm thiện ác kín đáo xuất hiện mỗi lần (2)
Do vậy từ đó sẽ tạo nên Nhân và Quả (3)
Thôi hãy tập trung vào pháp ấn “Vô Ngã”
Để thấy các pháp đều không tự tánh, “NHƯ, NHƯ “
Quá khứ, hiện tại đều bất khả đắc , khó rõ thật hư
Như Kinh Pháp Hoa “ Thị pháp trụ, pháp vị “
Chỉ nên xem thế gian tướng thường trụ “ THẬP NHƯ THỊ “
Điều này chưa bao giờ dám hỏi AI
Chỉ nhắc thầm tự nhủ:
“Đã học tới đâu, mà dám dong duỗi dặm dài?”
Đừng kể lễ những gì mình đã nghiệm, đã thấy !
Lúc nào cũng nghĩ mình là hạt bụi,
sống bằng tâm khoan hoà nhân ái !
Huỳnh Phương – Huệ Hương
(1) Hãy Suy niệm này bằng 10 điều nghịch lý của Giáo Sư, Tiến Sĩ Kent M. Keith trong cuốn sách nổi tiếng, The Paradoxical Commandments (tạm dịch là Những Điều Răng Dạy Nghịch Lý). Những điều nghịch lý có khi lại là những tiếng vọng chân thật nhất trong cuộc sống chúng ta,
1. Người đời thường vô lý, không “biết điều” và ích kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.
2. Nếu bạn làm điều tốt, có thể mọi người sẽ cho là bạn làm vì tư lợi. Dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.
3. Nếu thành công, bạn sẽ gặp những người bạn giả dối và những kẻ thù thật sự. Nhưng dù sao đi nữa, hãy thành công.
4. Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên. Nhưng dù sao đi nữa, hãy làm điều tốt.
5. Thẳng thắn, trung thực thường làm bạn tổn thương. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống thẳng thắn.
6. Người có ý tưởng lớn lao có thể bị đánh gục bởi những kẻ suy tính thấp hèn. Nhưng dù sao đi nữa, hãy luôn nghĩ lớn.
7. Người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nhưng dù sao đi nữa, hãy tranh đấu cho những người yếu thế.
8. Những thành quả mà bạn đã phải mất nhiều năm để tạo dựng có thể bị phá hủy chỉ trong phút chốc. Nhưng dù gì đi nữa, hãy cứ tiếp tục dựng xây.
9. Bạn có thể sẽ bị phản bội khi giúp đỡ người khác. Nhưng dù sao đi nữa, hãy giúp đỡ mọi người.
10. Bạn trao tặng cuộc sống tất cả những gì tốt đẹp nhất và nhận lại một cái tát phũ phàng. Nhưng dù sao đi nữa, hãy sống hết mình cho cuộc sống.
Bản dịch từ website: http://vinhcuong.net/10-nghich-ly-cuoc-song-audio-book
(2) Mỗi khi một trong sáu căn làm việc tiếp nhận ngoại cảnh thì dòng tâm thức diễn ra với sự hình thành của nhiều giai đoạn tâm lý. Mỗi giai đoạn như vậy bao gồm tối đa 17 sát na tâm và mỗi đợt 17 sát na này được gọi là một tâm lộ, cittavīthi. vậy nói đại khái thì chỉ gồm có hai thứ: tâm nhân và tâm quả. Tâm quả là các tâm làm việc đón nhận ngoại cảnh rồi đánh giá, phân loại. Sau giai đoạn đánh giá, phân loại ấy thì một loạt 7 sát na tâm nhân xuất hiện để cảm thụ trần cảnh vừa biết. Bảy sát na tâm này có thể là tâm lành hoặc tâm xấu. Tùy thuộc vào các điều kiện (tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống) hiện tại mà một chúng sanh đón nhận trần cảnh bằng tâm lành hay tâm xấu ở giai đoạn 7 sát na này.
Cứ mỗi lần mình tạo một sát na thiện ác xuất hiện thì sẽ kín đáo nó tạo ra 2 thứ hậu quả: một là tâm đầu thai, hai là các thứ tâm mà làm việc đón nhận ngoại trần. Nếu mà cái tâm mình là tâm thiện thì nó sẽ tạo ra tâm đầu thai đi về cõi vui, về lạc cảnh, còn nếu mà tâm này là tâm ác thì nó sẽ tạo ra tâm đầu thai đi về cõi đọa. Đó là gọi là quả tái sinh. Còn cái nữa là quả bình sinh. Tức là mỗi một tâm thiện ác khi mà nó xuất hiện thì nó sẽ kín đáo tạo một cái quả. Tại sao nói là nó “kín đáo”? Bởi vì ngay lúc đó mình không biết cái hậu quả mà nó gây ra nó nằm ở đâu
(3) Đời sống tâm thức của chúng sanh, nói gọn lại chỉ gồm có hai thứ thành tố là nhân và quả. Cái gọi là dòng tâm thức bao gồm vô số sát na tâm tiếp nối nhau, sanh rồi diệt.