Triết lý Phật dưới khía cạnh lịch sử và khoa học

Trịnh Đình Hỷ 
(trình bày ngày 26/06/2021 tại Webinar tổ chức bởi Trung Tâm Cased/Depocen)

Có một câu hỏi người Tây phương thường đặt ra về đạo Phật : « Đạo Phật là một triết lý, hay một tôn giáo? »

Không biết quí vị và các bạn sẽ trả lời ra sao, nhưng theo tôi, có thể trả lời là: « Cả hai. Đạo Phật vừa là một triết lý, vừa là một tôn giáo ». Continue reading

Posted in Tùy Bút | Comments Off on Triết lý Phật dưới khía cạnh lịch sử và khoa học

Vô Môn Quan

(ẢI KHÔNG CỬA HAY CỬA KHÔNG)

Nếu bạn hảo ngọt và muốn sống dễ dãi thì xin đừng đọc cuốn sách này. Nó chỉ dành cho những người cương quyết mưu cầu giác ngộ, mưu cầu satori.
Điều ấy có thể xảy đến với bạn. Trong một nháy mắt nó mở ra. Bạn là một người hoàn toàn mới. Bạn nhìn sự vật không giống như trước.

Cái năng lực mới mẻ này đến bằng chứng ngộ chứ không bằng lý luận. Bất cứ bạn làm gì hay ở đâu đều chẳng có gì khác biệt. Nó không tạo ra lý. Nó tạo ra bạn. Continue reading

Posted in Tùy Bút | Comments Off on Vô Môn Quan

Có muộn lắm không ?

Qua 60 tuổi, bạn ơi đừng nên nghĩ
Thế hệ mình…giờ đây
chỉ sống với quá khứ, hiện tại thôi !
Còn những gì phía trước của tương lai
Chỉ là hoa trái, phần thưởng
khi gieo được hạt giống tốt!
Có phải cần …
Continue reading

Posted in Sách Truyện, Thơ Văn | Comments Off on Có muộn lắm không ?

Thập Mục Ngưu Đồ

(HAY MƯỜI BỨC TRANH TRÂU)

Tác giả: Kakuan [Khuếch Am Sư Viễn: Kakuan Shion (J); Kuoan Shiyuan (C), khoảng 1150 – LND])

Trần Trúc Lâm chuyển ra Việt ngữ Từ tập ’10 Bulls’; sao lục bởi Nyogen Senzaki và Paul Reps; Tranh do Tomikichiro Tokuriki. Continue reading

Posted in Tùy Bút | Comments Off on Thập Mục Ngưu Đồ

Video Buổi Tiệc Chay Gây Qũy Cho Vesak Tại Vegie Hut Hoa Nghiêm Ngày 16/3/2024


Tiệc Chay Gây Qũy Cho Vesak Tại Vegie Hut Hoa Nghiêm Ngày 16/3/2024 – P1 Continue reading

Posted in Phim Ảnh | Comments Off on Video Buổi Tiệc Chay Gây Qũy Cho Vesak Tại Vegie Hut Hoa Nghiêm Ngày 16/3/2024

Hình Ảnh Buổi Tiệc Chay Gây Qũy Cho Vesak Tại Vegie Hut Hoa Nghiêm Ngày 16/3/2024

Dưới đây là một số hình ảnh buổi tiệc chay gây qũy cho Vesak Melbourne tại chùa Hoa Nghiêm Ngày Thứ Bảy 16 tháng 3 năm 2024, do Cô Huệ Hiếu ghi lại (xin nhấn vào hình để xem phóng cở lớn)

Continue reading

Posted in Sinh Hoạt, Tin Tức | Comments Off on Hình Ảnh Buổi Tiệc Chay Gây Qũy Cho Vesak Tại Vegie Hut Hoa Nghiêm Ngày 16/3/2024

Tư Tưởng Tịnh Độ Của Nhị Tổ Thiện Đạo

(Bài thơ được cảm tác khi xem 2 bài về Hành trạng và Tư tưởng của Nhị Tổ Thiện Đạo của Tịnh Độ Tông)

Mời xem Hành Trạng Tổ Sư Thiện Đạo rất ngắn gọn Đai Sư Thiện Đạo người ở An Huy sanh vào thời nhà Đường. Trong niên hiệu Trinh Quán, nhân thấy bài văn Tịnh độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Đạo Xước Thiền Sư ở Tây Hà, ngài rất mừng bảo: “Đây mới thật là cửa mầu đi vào cảnh Phật. Tu các hạnh nghiệp khác xa vời quanh quất khó thành, duy pháp môn này mau thoát sanh tử!”. Continue reading

Posted in Tùy Bút | Comments Off on Tư Tưởng Tịnh Độ Của Nhị Tổ Thiện Đạo

Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)

Phật Pháp Căn Bản Phần I - Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)
NHỮNG HIỂU BIẾT SAI LẦM HAY TÀ KIẾN VỀ KAMMA (NGHIỆP)

1. Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ nhất:

“Tất cả những Cảm Thọ mà một người nhận chịu dầu đó là lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ. Người nào quan niệm như vậy là tà kiến”.

Bạn có đồng ý như vậy chăng? Tôi xin lập lại “Những Cảm Thọ mà một người nhận chịu: Lạc thọ, khổ thọ hay vô ký thọ đều là kết quả của Nghiệp quá khứ. Ai quan niệm như vậy là tà kiến”.

Muốn hiểu câu nói này thì bạn phải hiểu về những Cảm Thọ hay hiểu tất cả những tâm quả đi kèm với tâm sở thọ, chúng đi kèm với những tâm thiện và bất thiện, và chúng đi cũng đi kèm với tâm Kiriya (tâm duy tác), khởi sinh trong tâm vị A La Hán.

Đối với những Cảm Thọ đi kèm với tâm quả thì câu này đúng, phải không? Đúng vậy. Bởi vì, giả sử tôi đau ở đây; và tôi kinh nghiệm về sự đau là kết quả của Nghiệp quá khứ. Đó là tâm quả; điều này đúng. Nhưng ngay trong khi chúng ta làm các hành vi thiện hay bất thiện trong hiện tại thì chúng ta có “tâm thiện” và “tâm bất thiện”. Trong tâm thiện và bất thiện đó có sẵn lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ. Những thọ này đâu phải là kết quả của Nghiệp quá khứ, những thọ này là những gì ta tạo trong hiện tại. Tâm khởi sinh trong các vị Phật và các vị A La Hán cũng vậy. Các Ngài cũng có lạc thọ, khổ thọ (về thân) hay vô ký thọ. Những Cảm Thọ của các Ngài hay những kinh nghiệm về những Cảm Thọ của các Ngài không phải là kết quả của Nghiệp. Như vậy, nếu bạn nói rằng: những Cảm Thọ: lạc khổ hay vô ký mà một người đã nhận chịu là quả của Nghiệp trong quá khứ thì đó là quan niệm sai lầm.

2. Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ hai:

“Những Cảm Thọ lạc, khổ và vô ký mà ta kinh nghiệm được tạo ra bởi

đấng sáng tạo hay Thượng Đế. “

Điều này có nghĩa là những Cảm Thọ mà một người có thể kinh nghiệm được do Thượng Đế tạo ra. Thượng Đế tạo ra niềm vui, tạo ra sự khổ cho họ. Nếu bạn quan niệm như vậy thì đó cũng là tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm về Kamma.

Thật vậy, cho rằng: Thượng Đế tạo ra niềm vui, tạo ra sự khổ là một quan niệm thật sai lầm!

3.Tà kiến hay sự hiểu biết sai lầm thứ ba:

“Tất cả các Cảm Thọ: lạc, khổ, vô ký mà một người nhận chịu chẳng có nguyên nhân, chẳng có điều kiện gì cả”.

Chẳng có Cảm Thọ nào khởi sinh mà không có nhân duyên. Mọi Cảm Thọ đều tùy thuộc vào nhân duyên. Không có nguyên nhân (nhân), không có điều kiện (duyên) thì Cảm Thọ không thể khởi sinh. Nói rằng: “Hạnh phúc hay đau khổ của người này… chẳng có nhân duyên gì cả” Đó là câu nói sai lầm”.

Nói rằng: “Lạc thọ, khổ thọ được tạo ra bởi Chúa Trời hay Thượng Đế” thì cũng sai lầm. Bởi vì tất cả mọi sự vật đều phát sinh do một số điều kiện nào đó chứ không phải được sáng tạo bởi Trời hay Thượng Đế.

Nói rằng: “Những Cảm Thọ khởi sinh chẳng do nguyên nhân hay điều kiện nào cả”. Đó cũng là một câu nói sai lầm bởi vì “tất cả mọi sự vật đều phát sinh do một số điều kiện nào đó chứ không phải tự nhiên phát sinh”.

Quan niệm sai lầm thứ hai: “Cảm Thọ được tạo ra bởi Chúa Trời” và quan niệm sai lầm thứ ba: “Cảm Thọ khởi sinh chẳng do nhân duyên nào cả”, Hai quan niệm này thật dễ hiểu, nhưng quan niệm sai lầm đầu tiên: “Những Cảm Thọ mà một người nhận chịu đều là kết quả của Nghiệp quá khứ” hơi khó hiểu một chút. Muốn hiểu quan niệm đầu tiên này bạn phải hiểu Abhidhamma.

Có một đoạn văn rất quan trọng, nhưng cũng rất khó hiểu là: “Ta không hề dạy rằng: Nghiệp đã làm có thể bị tiêu diệt mà không phải trả các quả trong đời sống này, trong đời sống kế tiếp hay trong đời sống kế tiếp nữa”. Tôi nghĩ rằng: câu này cũng không khó hiểu lắm, chúng ta có thể hiểu như vầy: “Nghiệp sẽ không bị tiêu diệt nếu chưa trả quả”, có nghĩa là “khi Nghiệp chưa trả quả thì Nghiệp chưa diệt” và “sau khi đã trả quả thì Nghiệp diệt mất”, đại khái như vậy. Điều này không khó hiểu.

Nhưng câu kế tiếp rất khó hiểu: “Ta không dạy rằng: Có thể làm cho Nghiệp đã tạo chấm dứt mà không cần phải trả”. Câu này có nghĩa là: “Ta không dạy rằng: có thể chấm dứt đau khổ mà không cần phải trả quả của các Nghiệp đã tạo”. Có nghĩa là trước khi chấm dứt sự đau khổ bạn phải nhận chịu những hậu quả của nó.

Câu này khiến tôi suy nghĩ nhiều. Thật là một vấn nạn cho tôi: “Trước khi chấm dứt sự đau khổ, bạn phải nhận chịu những hậu quả của nó”. Như vậy có nghĩa là: “Nếu bạn chưa nhận chịu quả của các Nghiệp đã tạo thì bạn không thể chấm dứt đau khổ”. Hoặc là: Nếu bạn muốn chấm dứt đau khổ thì bạn phải trả hết các quả của Nghiệp đã tạo? Phải vậy chăng?

Thế thì câu này có nghĩa như thế nào? Tôi cũng không biết nữa! Tôi muốn các bạn suy nghĩ về điều đó. Nhưng đừng suy nghĩ trong khóa thiền này. Sau khóa thiền này, về nhà các bạn hãy suy nghĩ nhiều lần, và tôi sẽ cho biết ý kiến của tôi trong khóa thiền tới.

Khi tôi đọc câu trên, tôi không hiểu, tôi bèn đọc Chú Giải. Nhưng Chú Giải chẳng giải thích tý nào về câu này. Chú Giải giữ im lặng. Tôi bèn giở Phụ Chú Giải ra để xem. Nhưng Phụ Chú Giải cũng chẳng nói gì. Cả hai Chú Giải và Phụ Chú Giải đều làm tôi đau khổ. Như vậy, khi hỏi câu hỏi này, tôi cũng làm các bạn đau khổ. Các bạn hãy suy nghĩ về điều này và chúng ta sẽ gặp lại trong kỳ tới…

THIEN-SU-U-SILANANDA – theo theravada.vn

Bài viết trích từ cuốn Phật Pháp Căn Bản, Ngài U Sīlānanda giảng, Tỳ Khưu Kim Triệu hiệu đính, Tỳ Khưu Khánh Hỷ soạn dịch.
Các Bài Viết Trong Sách
1. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Giới Thiệu Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng
2. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Cuộc Đời Đức Phật
3. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Tứ Diệu Đế
4. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Bát Chánh Đạo
5. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Giảng Giải Thêm Về Bốn Tầng Thiền Định (jhana)
6. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Nghiệp
7. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Nghiệp Chứa Ở Đâu?
8. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Có Thể Biến Cải Quả Của Nghiệp Không?
9. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)
10. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Tìm Hiểu Về Nghiệp (Tiếp Theo)
11. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Nghiệp
12. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Lợi Ích Của Sự Hiểu Biết Luật Nghiệp Báo
13. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Các Loại Nghiệp
14. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Lý Duyên Sinh
15. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Luật Duyên Hệ Duyên
16. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Hướng Dẫn Hành Thiền
17. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thiền Tha Thứ
18. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thiền Từ Ái (Niệm Tâm Từ)
19. Phật Pháp Căn Bản Phần I – Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái
20. Phật Pháp Căn Bản II – Đặc Tính Siêu Việt Của Phật Giáo
21. Phật Pháp Căn Bản II – Các Hạng Chúng Sinh Trên Đường Giải Thoát
22. Phật Pháp Căn Bản II – Con Đường Giải Thoát
23. Phật Pháp Căn Bản II – Hai Loại Quy Y
24. Phật Pháp Căn Bản II – Quy Y Siêu Thế
25. Phật Pháp Căn Bản II – Thiền Định (Samatha)
26. Phật Pháp Căn Bản II – Thiền Minh Sát (vipassanā)
27. Phật Pháp Căn Bản II – Tông Phái Và Kết Tập Tam Tạng
28. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Vô Ngã
29. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Phụ Lục – Hãy Tìm Hiểu Tôn Giáo Này
30. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Hướng Dẫn Hành Thiền
31. Phật Pháp Căn Bản Phần II – Thực Hành Thiền Tha Thứ Và Thiền Từ Ái

Posted in Bài Giảng, Phật Giáo | Comments Off on Phật Pháp Căn Bản Phần I – Những Hiểu Biết Sai Lầm Hay Tà Kiến Về Kamma (Nghiệp)