Chuyển Pháp Luân và Tứ Diệu Ðế – Phần 3

II-3 CHÂN LÝ CAO SIÊU VỀ SỰ DỨT KHỔ (Diệt đế – Dukkha Nirodha Ariya Sacca)

D.22 – “Vậy chân lý cao siêu về sự Diệt Khổ là thế nào?

Ðó là tư cách làm biến mất, dập tắt, vất bỏ, lánh xa, để thoát ly ra khỏi lòng tham dục. Tại nơi nào lòng tham dục có thể biến dạng? Và tại đâu nó mới bị dập tắt?

Trên thế gian bất cứ nơi nào không có những thú vui chơi khái lạc, thì chính tại nơi đó lòng tham dục mới có thể biến mất hay bị dập tắt”.

S.12 – “Dù là trong quá khứ, trong hiện tại hay trong tương lai, thầy Ðạo sĩ hay Tỳ Khưu nào biết nhận rõ tánh cách vô thường của những thú vui chơi khoái lạc chốn trần gian, cho đó là khốn quẩn, tạm bợ, là một chứng bệnh, một khối u phiền, thầy đạo sĩ hay Tỳ Khưu đó mới được qua khỏi tham dục vậy”.

IT.96 – “Và khi được giải thoát ra khỏi tham dục, không còn khao khát được tái sanh, thầy Ðạo sĩ hay Tỳ Khưu đó, sẽ không trở lại thế gian nữa”.

S.32 – “Do đâu mà sự Khổ chấm dứt?

Chính tư cách biến mất, dập tắt hoàn toàn lòng tham dục làm cho tâm khao khát dược tái sanh chấm dứt. Khao khát được sanh trưởng bị dập tắt thì trạng thái diễn tin không còn. Không có sự diễn tiến căn bản của trường hợp tái sanh cũng tiêu tan. Chấm dứt sanh trưởng thì những cảnh Già nua, Bệnh tật, chết chóc, khổ đau, thất vọng cũng chẳng phát sanh được. Do đó mà các điều thống khổ chấm dứt.

Lẽ đó phải tận diệt, dập tắt, vượt khỏi ảnh hưởng của năm uẩn: sắc, thọ, tuởng, hành, thức thì mong chấm dứt nỗi khổ, không còn đau, già và chiến thắng được nguồn sanh tử”.

GIẢI THÍCH CỦA ÐẠI ÐỨC NYANATILOKA (theo Abhidhamma)

Những mô nước dập dờn mà chúng ta gọi là “sóng”, đối với người kém khôn ngoan, chúng nó gây ra ảo tưởng cho đó là một khối nước duy nhất lượn trên mặt hồ. Làn sóng được duy trì nhờ sức đẩy của gió và những năng lực tiềm tàng (trớn mạnh). Nhưng một khi gió ngừng thổi và không có một ngọn gió nào khác tạt vào mặt nước thì những năng lực tiềm tàng bị hao mòn và lần lần lượn sóng không còn nữa. Cũng như khi nào không có chất đốt mới được đưa vào lò lửa chỉ còn cháy một thời gian rồi tắt vì đã thiêu huỹ hết nhiên liệu và làm tiêu tan năng lực cũ.

Những hiện tượng trên đây giống như trạng thái “diễn tiến” của Ngũ Uẩn đã tạo ra một cá nhân. Ðối với người kém khôn ngoan, nó gây ra có ảo tưởng có một “Thực ngã”. Ảo tưởng này (bản ngã) bảo trợ và nó cũng kéo dài được một thời gian nhờ các năng lực tiềm tàng (nghiệp cũ) được tồn trữ lâu đời.

Nhưng khi nhiên liệu (tham dục) bị hao mòn mà không có một khối lượng khác được đưa vào để làm phát triển năm uẩn, thì sự sống chỉ kéo dài được một thời gian rồi chấm dứt vì năng lực tiềm tàng (nghiệp cũ) đã cạn khô. Trạng thái “diễn tiến” của năm uẩn biến tan trong khi chết (nói về các bậc Thánh Nhơn).

Như thế, Nibbàna (Niết Bàn) có nghĩa là “dập tắt” hoặc “ngừng thổi” và được nhận định dưới 2 hình thức:

– Dập tắt tất cả bợn nhơ, “Kilesa Nibbàna”, trong khi bậc A La Hán còn tại tiền (hữu dư Niết Bàn).

– Dập tắt sự diễn tiến của Ngũ Uẩn (khanda nibbàna) lúc bậc thánh nhập diệt (vô dư Niết Bàn).

A III (32) – “Ðây là chân lý về sự an vui cao cả, chấm dứt các hiện tượng cấu tạo, vất bỏ căn nguyên sanh trưởng, diệt trừ tham dục để khỏi dính mắc, để dập tắt và chứng quả Niết Bàn.

Bị bối rối vì tham dục, bị cuồng loạn sân hận, mù quáng vì ảo tưởng, tâm tư bị tràn ngập, con người hướng về sự huỷ diệt mình, huỷ diệt kẻ khác để gánh chịu khổ đau, và khi nào tâm tham lam, sân hận, si mê, được tẩy trừ, chừng đó con người không còn định huỷ diệt mình, huỷ diệt kẻ khác và chẳng còn đau khổ nữa.

Như thế Niết Bàn có thể thành đạt ngay trong kiếp hiện tại và thu hút bậc hiền triết biết nhận định bằng trí tuệ”.

A.III (53) – “Dập tắt tham dục, dập tắt sân hận, dập tắt si mê, đó là Niết Bàn vậy”.

A.VI (55) – “Người giới tử được giải thoát, tâm trí an tịnh thì không còn gì phải bồi bổ thêm nữa, vì người đã làm xong một việc phải làm. Một tảng đá to, nguyên vẹn vững chắc không hề bị giống tối lay chuyển được. Thì cũng như thế ấy, chẳng có sắc tướng, âm thanh, hương vị hay sự đụng chạm nào có thể làm rung động được giới tử đó, vì tâm tí người đã an tịnh và người đã được giải thoát rồi”.

A.III (32) -“Người có tâm thanh tịnh, không còn sân hận, Phiền Não tham vọng, nhìn xem các trạng huống tương phản (tốt xấu, lành dữ, lớn nhỏ, cao thấp, sang hèn …), mà vẫn thản nhiên không xao động, người ấy đã vượt khỏi những niềm đau khổ vì sanh tử, già nua, bệnh tật rồi vậy.”

TRIỀU ÐẠI BẤT DI DỊCH

U.VIII (1) – “Thật ra, có một vương quốc mà tại đó chẳng có những gì là: rắn chắc, lưu động, nung nóng, rung chuyển (tứ đại), không có quả địa cầu này hay quả địa cầu khác, không có mặt trời, mặt trăng, không cao, không thấp, không tới không lui, không sanh,không diệt, không tiến triểnkhông nền móng. Ðó là trạng thái chấm dứt sự thống khổ (Niết Bàn)”.

U.III (3) – “Có một trạng huống không căn nguyên, không sanh trưởng, không tạo tác, không hình thành. Nếu có chẳng có trạng huống đó thì tư cách giải thoát không sao thực hiện được.

Nhưng đã chứng minh rằng trạng huống không căn nguyên, không sanh trưởng, không hình thành có thật, vì vậy tư cách thoát ly rakhỏi thế gian phải thực hiện được”

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.