Mẹ Và Con

Sau bữa tiệc tối, cành đàn ông chúng tôi tụ tập với nhau tán gẫu trong căn phòng dành riêng cho người hút thuốc. Câu chuyện xoay quanh những khoảng thừa kế không mong đợi và những di sản kỳ lạ. Thê rồi ông Brument, người khi thì gọi là vị ‘luật sư lỗi lạc’, lú thì được coi là ‘vị thẩm phán nổi tiếng’. bước đến nhập bọn, đứng quay lưng vào lò sưởi.

Ông nói: “Tôi vẫn đang phải tìm kiếm một người thừa kế mất tích theo một trong những trường hợp đau buồn hết sức kỳ lạ. Đó là một trong những bi kịch khủng khiếp và ngớ ngẩn của cuộc sống thường nhật, một điều có thể xảy ra hàng ngày, nhưng lại là một trong những điều đau lòng nhất mà tôi được biết”.

“Cách đây khoảng 6 tháng, tôi được triệu tới trước giường của người phụ nữ đang hấp hối. Bà ấy bảo tôi: “Thưa ông, tôi muốn đặt niềm tin vào ông về một chuyện vô cùng tế nhị, một điều hết sức khó khăn và là một sứ mệnh phiền muộn nhất mà người ta có thể chấp nhận. Ông hãy vui lòng chú ý tới tờ di chúc của tôi được đặt trên mặt bàn đây. Một khoảng tiền  5.000 phật lăng được dành cho ông  như là chi phí trong trường hợp  ông không hoàn tất công việc, và nếu ông thành công thì khoảng tiền là 100,000 phật-lăng. Tôi muốn ông tìm kiếm đứa con trai của tôi sau khi tôi qua đời’. Bà ấy yêu cầu tôi đỡ dậy ngồi hẳn trên giường để bà có thể nói một cách dễ nghe hơn, vì giọng nói của bà ta, ngắt quảng và hổn hển, cứ như rít lên từ lồng ngực”.

Nơi đó là cơ sở kinh doanh rất thịnh vượng, căn phòng sang trọng, giản dị một cách thanh nhã, được phủ một lớp vải dầy như những tấm vách mà trên mặt là những hoa văn mềm mại trông thật thích mắt”.

“Người phụ nữ đang hấp hối nói tiếp: ‘Ông là người đầu tiên được nghe kể về câu chuyện đau buồn khủng khiếp này của tôi. Tôi sẽ có đủ sức mạnh để hết cho ông nghe. Ông cẩn biết hết mọi chuyện, để rồi, với tư cách một người mà tôi được biết là có trái tim nhân hậu. Ông cò thể thực lòng có ý muốn giúp tôi bằng tất cả năng lực của mình. Ông hãy nghe tôi nói đây’.

‘Trước khi lập gia đình, tôi có yêu một người đàn ông. Lời cầu hôn của ông ấy bị gia đình tôi từ chối thẳng thừng chỉ vì so với gia đình tôi, gia đình ông ấy không môn đăng hộ đối. Chẳng bao lâu sau, tôi kết hôn với một người đàn ông khác rất giàu có. Tôi lấy ông này hoàn toàn không có chút hiểu biết nào  về ông ta, hoàn toàn vì vâng lời, hoàn toàn lãnh đạm, giống như mọi người con gái thời ấy lập gia đình. Chúng tôi có với nhau một đứa con trai. Nhưng chỉ vài năm sau ông chồng tôi qua đời”

‘Người đàn ông mà tôi yêu trước kia cũng lập gia đình. Biết tôi thành góa phụ, anh ấy đã bị dẳn vặt khủng khiếp khi tự hiểu rằng mình không còn tự do. Anh đến thăm tôi và khóc như mưa bấc; điều đó làm lòng tôi mềm đi. Ban đầu, anh ấy đã đến thăm tôi chỉ như một người bạn. Lẽ ra tôi đã không  được phép tiếp anh ấy, nhưng tôi  còn có thể làm thế nào? Tôi chỉ có một mình, hết sức buồn khổ cô đơn như thế, vô vọng đến như thế! Và tôi vẫn còn yêu anh ấy. Phụ nữ chúng tôi đôi khi phải chịu đựng những nỗi đau khổ đến như thế đấy!”.

‘Bố mẹ tôi cũng qua đời. Tôi chỉ còn có anh ấy trong cuộc đời. Anh ấy đả đến thăm tôi thường xuyên hơn; anh ấy ngồi với tôi suốt cả buổi chiều. Lẽ ra tôi đã không nên để cho anh ấy đến  với tôi thường xuyên như vậy, dù sao anh  ấy cũng đang có gia đình. Nhưng quả thật tôi không có đủ nghị lực để ngăn cản anh ấy đến thăm tôi’.

‘Làm thế nào tôi có thể nói được điều này nhỉ, việc anh ấy đã trở thành người tình của tôi? Chuyện ấy đã xảy ra như thế nào? Làm sao tôi có thể giải thích được? Có ai có thể giải thích được những sự việc như thế không? Ông có thề nghĩ rằng sự việc cần phải xảy ra theo cách khác, khi hai con người bị hút vào nhau bởi sức mạnh không gì cản nổi của tình yêu  đối với nhau như thế? Thưa ông, ông có luôn luôn tin vào sức mạnh của chúng ta có thể mãi mãi  tranh đấu để không nhượng bộ những lời cầu nguyện, những sự nài nỉ, những giọt nước mắt và những lời lẽ bay bổng, những câu cầu khẩn thốt ra trên những đôi chân đang quỳ, cùng những cảm xúc của cơn mê, mà người đàn ông  được chúng tôi hâm mộ vẫn cứ theo đuổi, người mà chúng tôi muốn làm hài lòng ngay cả những ước mơ tầm thường nhat16cua3 ông ấy, người mà chúng tôi mong muốn dành cho tất cả hạnh phúc có thể có được, người mà nếu như chúng tôi được hướng dẫn bởi sự khôn ngoan của danh dự thì chúng tôi phải làm cho họ thất vọng? Sức mạnh nào mà điều đó không cần đến? Sự từ bỏ hạnh phúc nào? Sự hy sinh nào? Và kể cả cái tiết hạnh ích kỷ nào? Nói tóm lại, thưa ông, tôi đã là tình nhân của anh ấy, và tôi hạnh phúc. Tôi đã trở nên – và đây mới chính là điều nhu nhược lớn lao nhất của tôi – tôi đã trở thành bạn của anh ấy’.

‘ Chúng tôi cùng nuôi dưỡng đứa con trai của tôi, chúng tôi đã tạo thằng bé thành môt người đàn ông, một người đàn ông đúng nghĩa, thông minh mẫn cảm và quả quyết theo một mẫu mực lý tưởng rộng rãi và hào phóng. Thằng bé đã đến tuổi 17’.

Thằng bé đứa con trai tôi, rất hâm mộ người…tình của tôi, có thể nói nó cũng hâm mộ anh ấy chẳng kém gì tôi, vì cháu đã được yêu mến, chăm sóc bởi cả hai chúng tôi. Cháu thường gọi anh ấy là ‘người bạn lớn’ và kính trọng anh ấy gần như là tuyệt đối, chẳng bao giờ nhận được từ anh ấy điều gì khác hơn những lời khuyên khôn ngoan và mẫu mực của sự chính trực, danh dự và đáng tin cậy. Cháu vẫn thấy anh ấy là người bạn cũ  tận tâm và trung thành với mẹ cháu, một kiểu người cha tinh thần, người giám hộ, người bảo vệ – tôi phải diễn tả như thế nào nhỉ?’

‘Có lẻ lý do khiến cháu không đặt bất kỳ câu hỏi nào là vì cháu đã quen với việc nhìn thấy người đàn ông ấy ở trong nhà tôi ngay từ những ngỳ đầu đời của cháu, luôn luôn ở bên cạnh tôi, bên cạnh cháu, luôn luôn quan tâm đến cả hai mẹ con tôi’.

‘Một buổi tối, cả 3 người chúngtôi  sẽ cùng ăn tối với nhau – đó là niềm vui lớn nhất của tôi- và tôi đã chờ đợi hai người, tự hỏi xem ai sẽ về nhà trước. Cửa mở ra, chính là anh ấy, người tình của tôi, tôi bước về phía anh ấy với đôi tay dang rộng; và anh ấy đặt lên đôi môi tôi một nụ hôn ngọt ngào’.

‘ Thình lình, một tiếng động nhỏ, một tiếng sột soạt thật nhẹ nhàng, mà linh cảm cho chúng tôi biết có sự hiện diện của  một người  khác nữa, khiến chúng tôi lập tức quay lại. Jean, con trai tôi đang đứng đó, mặt tím lại, mắt nhìn chòng chọc vào chúng tôi’.

‘Đã có một khoãnh khắc của sụ hiểu lầm tai hại, khủng khiếp. tôi lùi lại, đưa tay về phía con trai mình như để cầu khẩn; nhưng tôi không thể thấy cháu nữa, cháu đã bỏ đi’.

‘Chúng tôi – tôi và người tình – đứng lại đó nhìn mặt nhau, rũ xuống không ai thốt được lời nào. Tôi buông mình xuống chiếc ghế dựa có tay vịn, cảm thấy mong muốn mơ hồ nhưng mãnh liệt, muốn thoát ra khỏi cuộc đời, muốn đi ngay trong đêm, biến mất mãi mãi. Thế rồi tiếng nức nở co thắt  trào ra cổ họng, và tôi khóc, run lên với những cơn co giật, trái tim tôi tan nát, thần kinh của tôi nhão ra với cảm nhận tê tái của nỗi bất hạnh không thể nào sửa chữa đượcm cùng với cảm giác xấu hổ đến chết người mà  trong  những khoảnh khắc  như thế luôn luôn choán ngập trái tim của người mẹ.

‘Anh ấy nhìn tôi với một thái độ hoảng hốt, không dám đến gần, để an ủi tôi, để xoa dịu tôi vì sợ thằng bé quay lại. Cuối cùng anh ấy bảo anh ấy sẽ đi tìm thằng bé, để nói chuyện với nó, để giải thích mọi chuyện cho nó hiểu ; chắc chắn anh ấy phải gặp được thằng bé để cho nó biết rõ rằng…Thế rồi anh ấy vội vàng bỏ đi’.

‘Tôi chờ đợi, chờ đợi trong tâm trí rối bời, run rẩy trước bất kỳ tiếng động nào dù nhỏ bé, giật mình vì sợ hãi và vì những cảm xúc không thể dung thứ và kỳ lạ đến nỗi không thể nói được ngay cả khi thoáng nghe tiếng lách tách  của ngọn lửa liếm  vào tấm ghi lò sưởi’.

‘Tôi chờ môt tiếng đồng hồm rồi hai tiếng, cảm thấy trái tim mình tan nát vì khiếp đảm, một sự khiếp đảm mà tôi chưa từng cảm nhận  bao giờ, một sự đau đớn đến nỗi ngay cả với một kẻ phạm tội nguy hiểm nhất tôi cũng không muốn y phải chịu đựng sự nất hạnh  đến thế trong khoảng 10 phút. Con tôi  bây giờ ở đâu? Nó đang làm gì?

‘Khoảng nửa đêm, một người đưa tin mang đến cho tôi một mẫu giấy từ người tình của tôi. Tôi còn nhớ rành rành những gì  được viết trong mẫu giấy đó: “Con trai em có quay về chưa? Anh không tìm thấy nó. Anh đang ở dưới này, nhưng anh không muốn lên gặp em ngay bây giờ’.

‘Tôi viết trả lời bằng bút chì ngay trên mảnh giấy ấy: “Jean chưa về, anh phải tìm nó bằng được.”

‘Suốt đêm, tôi ngồi chớ trên ghế  dựa có tay vịn ấy. Tôi cảm tưởng tôi đang điên. Tôi chỉ muốn chạy cuồng lên, lăn lộn trên mặt đất. Thế nhưng tôi vẫn không nhúc nhích mà cứ thế tiếp tục ngồi chờ hàng giờ. Điều gì đang xảy ra. Tôi cố hết sức tưởng tượng để đoán mò. Nhưng tôi không thể hình thành bất kỳ một ý niệm nào, mặc dù cho những cố gắng của mình, mặc cho sự đau đớn cùng cực trong tâm hồn’.

‘ Thế rồi tôi lại sợ  rằng hai người ấy  có thể đã gặp nhau.Trong trường hợp ấy , họ sẽ làm gì? Tâm hồn tôi quằn quại với những  nỗi ngờ vực  đáng sợ, với những giả thiết khủng khiếp’.

Thưa ông luật sư, ông có thể hiểu được những cảm xúc của tôi chứ, phải không ông? Người hầu phòng của tôi, không hề biết điều gì xảy ra, thỉnh thoảng lại vào phòng, tin rằng – cũng tự nhiên thôi – tôi đã mất trí. Tôi bảo chị ta ra ngoài, khi thì thốt nên lời khi thì chỉ đưa tay ra hiệu. Chị ta vội đi tìm bác sĩ, ông này cho rằng tôi bị đau thần kinh. Tôi bị đặt vào nằm trên giường. Tôi bị sốt não’.

‘Khi tỉnh lại sau một trận ốm, tôi thấy bên cạnh tôi là người tình của tôi, một mình’

‘tôi hỏi: Con em đâu? Con đâu?

‘Anh ấy không trả lời’

‘Tôi lắp bắp, “Chết, chết…hay là nó tự tử rồi?”

Không đâu, không đâu, Anh thề mà. Tuy nhiên mặc cho những cố gắng của mình, bọn anh vẫn chưa nhìn thấy thằng bé”.

‘Thế rồi, thình lình tôi nổi điên  lên và cả vì phẩn nộ nữa, vâng, phụ nữ luôn luôn là nạn nhân của sự bộc phát những cơn giận  vô lý và không thể giải thích được như vậy, tôi nói: “Tôi cấm anh lại gần tôi hoặc đến thăm tôi lần nữa trừ khi anh tìm được thằng bé. Anh đi đi!’

‘Anh ấy đi luôn’

‘Kể từ đó, tôi chưa bao giờ thấy lại ai trong số hai người đó, và cứ thế, tôi lại sống suốt hai chục năm còn lại của đời tôi’

‘Ông có thể tưởng tượng được tất cả những chuyện ấy có ý nghĩa  thế nào với tôi không? Ông có thể hiểu được sự trừng phạt ghê gớm ấy, sự dày vò mãi mãi và chậm chạp lên trái tim một người mẹ, sự chờ đợi vô tận khủng khiếp ấy? Vô tận, có phải tôi nói thế không nào? Không, chuyện ấy đang kết thúc, vì tôi đang chết. Tôi đang chết mà chẳng bao giờ thấy được một người nào trong số hai người ấy, cả đứa con lẫn người tình!’

‘Anh ấy, người tôi đã từng yêu, vẫn viết thư cho tôi hằng ngày trong suốt hai mươi năm qua; nhưng tôi, tôi khôn bao giờ chấp nhận gặp lại anh ấy, dù chỉ  một giây đồng hồm vì tôi co cảm giác hết sức lạ lùng, rằng nếu anh ấy đến gặp tôi ở đây, con trai tôi cũng sẽ có mặt ngay trong thời điểm ấy. Ôi trời! Con trai tôi! Con trai tôi! Phải chăng nó đã chết? Hay là nó vẫn còn sống? Thế thì nó trốn ở đâu? Có lẽ ở đâu đó bên kia đại dương chăng, ở một xứ xa lạ nào mà ngay cả tên của đất nước ấy, tôi cũng không hề biết tới? Nó có nghĩ gì đến tôi không? Chao ôi! Nếu như nó biết được! Đứa con nào mà tàn nhẫn đến thế! Nó có hiểu rằng vào lúc tôi còn đang trong độ tuổi thanh xuân nó đã ném tôi vào nỗi đau khổ cùng cực đến thế nào, vào sự tuyệt vọng sâu sắc tới mức nào, vào sự dày vò tàn nhẫn đến độ nào, và nó để mặc tôi chịu đựng khổ sở đến tận ngày nay, đến tận lúc tôi đang chết, tôi, mẹ của nó, người mẹ vẫn thương yêu  nó với tất cả tình thương yêu của một người mẹ? Ôi! Có phải như thế là tàn bạo không?’

‘Ông luật sư, ông sẽ nói với con tôi tất cả những điều đó chứ, được không thưa ông? Ông sẽ lặp lại cho nó lời cuối cùng của tôi, “Con yêu. Con yêu của mẹ, con hãy bớt khắt khe với những người phụ nữ đáng thương! Cuộc đời đã đủ dã man và tàn bạo trong việc đối xử với họ. Con yêu của mẹ, hãy nghĩ đến sự tồn tại của người mẹ đáng thương của người con ra sao kể từ ngày con bỏ bà ấy mà đi. Con yêu của mẹ, hãy tha thứ cho bà mẹ ấy, và hãy tội nghiệp cho bà mẹ ấy, vào lúc này, khi bà đã chết, vì bà ấy phải chịu đựng sự ăn năn khủng khiếp nhất mà một người phụ nữ từng phải chịu đựng”

‘Bà ấy thở hổn hển, run lên như thế bà đang nói những lời trăn trối cuối cùng với con trai mình và như thể đang đứng trước giường bà ấy chính là đứa con trai. Chỉ một lát sau, bà nói thêm: “Ông cũng sẽ nói với nó rằng tôi chưa bao giờ gặp lại người đàn ông kia”.

‘Một lần nữa, bà ấy ngừng nói, cuối cùng bằng một giọng đứt quãng, bà bảo: “Hãy bỏ mặc tôi,  tôi van ông. Tôi muốn chết một mình, vì họ không có ở đây với tôi”.

Ông Brument kết thúc câu chuyện: “Tôi rời khỏi  ngôi nhà ấy, thực sự cảm thấy xót xa và khóc như một thằng điên, đến nỗi người đánh xe phải quay đầu lại ngạc nhiên nhìn tôi trừng trừng. Và cứ nghĩ xem, những thảm kịch như thế vẫn diễn ra hàng ngày quanh cuộc sống của chúng ta. Tôi không tìm ra người con trai ấy, vâng, bình phẩm anh ta như thế nào thì tùy ý thích của quý vị, nhưng đối với tôi thì đó là một thằng con trời đánh”

GUY DE MAUPASSANT – TRẦN KHIẾT (dịch) – Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo Số 111 – Vu Lan

 

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.