SỐ 1969a – QUYỂN 04 – Sa-môn Thạch Chi Tông Hiểu, ở đất Tứ minh biên soạn.
Loại Tạp Văn (Ba mươi ba bài).
Duy-ma sớ: Chỉ rõ bốn thứ cõi Phật do Thiên Thai Trí Giả Đại sư giảng.
Quán kinh sớ: Nói Tông chỉ của bốn cõi Tịnh Độ.
Vạn Thiện Đồng Quy Tập: Chọn bày Tây phương của Thiền sư Trí Giác Diên Thọ.
Di-đà Thông Tán: Riêng khen Tây phương của Pháp sư Từ Ân Khuy Cơ.
Tịch Chiếu Tập: Chọn ra yếu nghĩa Tây phương, xuất xứ từ Trực Chỉ Tịnh độ Quyết Nghi tập.
Tây Tư Sa. Chọn bày riêng khen ngợi Tây phương của Pháp sư Lô Sơn Trí Viên.
Thư thỉnh Pháp sư Tứ Minh trụ lại thế gian của Văn Công Dương Ức.
Trả lời thư thỉnh trụ lại thế gian của Dương Văn Công của Pháp sư Tứ Minh Trí Lễ.
Đáp lời hỏi của Dương Văn Công của Pháp sư Tứ Minh Trí Lễ.
Sớ Diên Khánh khuyên mọi người niệm Phật của Pháp sư Tứ Minh Trí Lễ.
Vãng sinh Tịnh độ Quyết Nghi môn của Từ Vân Sám chủ Tuân Thức.
Nghĩa Học Biên Luận Tịch Giải Phấn của Pháp sư Tịnh Giác Nhân Nhạc.
Giải đáp về tu nhân Tịnh độ của Pháp sư Tra Am Hữu Nghiêm.
Giải đáp về ma và Phật của Tịnh độ của Pháp sư Tra Am Hữu Nghiêm.
Nói về duy tâm Tịnh độ của Pháp sư Viên Biện Đạo Sâm.
Bài duy tâm Tịnh độ của Thiền sư Cô Tô Thủ Nột.
Nói về khuyên tu Tây phương của Pháp sư Giải Không Khả Quán.
Tịnh độ Lược Nhân của Đãi Chế Triều Thuyết Chi.
Các thuyết khác về Tịnh độ của Pháp sư Thảo Am Đạo Nhân.
Tịnh độ Tự Tín Lục Ký của Vô Công Tẩu Vương Điền.
Nói về chuyên tu và tạp tu Tịnh nghiệp của Tỳ-kheo Thiện Đạo ở kinh đô.
Luận rõ về Hoành xuất và Thụ xuất của Pháp sư Đồng Giang Trạch Anh.
Phép mười niệm buổi sáng của Thiên Trúc Sám Chủ Tuân Thức.
Phương pháp niệm Phật của Thiên Trúc Sám Chủ Tuân Thức
So sánh công đức niệm Phật của Thiên Trúc Sám Chủ Tuân Thức.
Pháp quán Thiền vãng sinh của Thiên Trúc Sám Chủ Tuân Thức.
Thuật niệm Phật tu tâm của Pháp sư Sơn Đường Ngạn Luân.
Luận Bảo Vương: Chọn bày nghĩa vãng sinh của Thiền sư Thảo Đường Phi Tích.
Niệm Phật phương tiện văn của Tư Gián Giang Công Vọng.
An tượng Phật A-di-đà ở viện Vô Thường, xuất xứ Vô Tân Đăng.
Lâm Chung Chánh Niệm Quyết của Tỳ-kheo Thiện Đạo ở kinh đô.
Khi sắp qua đời thỉnh tăng niệm Phật được cảm ứng xuất xứ trong Bảo Châu Tập.
Nhập Quán khi ngủ, phát nguyện thấy Phật, xuất xứ trong Đại Tạng Tập Chư Kinh Lễ Sám Nghi.
Khánh sáu lễ Phật hội sớ của Pháp sư Thảo Am Đạo Nhân.
1. Duy-ma kinh Sớ chỉ rõ bốn thứ cõi Phật do đại sư Thiên Thai Trí Giả Giảng:
Tướng các cõi Phật khác nhau vô lượng vô biên, ở đây nói sơ lược có bốn:
Cõi nhiễm tịnh, Phàm Thánh ở chung.
Cõi khác, người phương tiện ở.
Cõi quả báo, thuần là pháp thân ở.
Thường tịch quang, nơi bậc Diệu giác ở.
Hai thứ cõi trước thuộc về ứng là nơi ứng Phật ở, cõi thứ ba thuộc về ứng, vừa thuộc về báo, là nơi báo thân Phật ở. Cõi thứ tư chỉ thuộc về chân tịnh, chẳng thuộc ứng thân, chẳng thuộc báo thân, là nơi Pháp thân Phật ở.
-Cõi nhiễm tịnh: Có hai: Đồng cư uế và Phàm Thánh đồng cư.
Phàm Thánh đồng cư lại có hai loại:
-Phàm cư: Bốn đường, tức chúng sinh ác ở và cõi trời người tức chúng sinh thiện ở.
-Thánh cư: Bậc Thánh thật sự tức bốn quả Thanh văn, Bích-chiPhật, Thông giáo cho là lục địa, Biệt giáo cho là Thập trụ, Viên giáo cho là sau Thập tín. Thông giáo cho là ở đây kiết hoặc đã hết nhưng báo thân vẫn còn. Quyền Thánh: Nơi Pháp thân Bồ-tát và Diệu giác Phật vì lợi ích kẻ có duyên mà ứng sinh Đồng cư, đều là quyền.
Đây là các Phương tiện độ, Thật báo độ và Tịch quang độ. Vì cùng kẻ phàm ở chung nên gọi là Phàm Thánh đồng cư. Cùng ở với bốn đường chúng sinh nên gọi là cõi uế. Cõi Đồng cư Tịnh độ là nước Vô Lượng Thọ, tuy có quả báo thù thắng khó thể ví dụ nhưng vẫn là cõi Phàm, Thánh, nhiễm tịnh đồng ở. Vì sao? Tuy có bốn đường chúng sinh nhưng có trời ngươi, vì kẻ sinh về đó chưa hẳn hoàn toàn là kẻ đắc đạo, kinh nói: Kẻ phạm trọng tội, khi lâm chung biết sám hối, niệm Phật thì nghiệp chướng chuyển đổi liền được vãng sinh. Nếu chỉ là nơi bậc Thánh sống thì kẻ phàm phu nguyện sinh về được. Nên biết, tuy đủ các thứ mê hoặc, nhiễm trước nhưng cũng được ở chung. Cõi các bậc Thánh quyền thật cũng vậy. Chỉ cần không có bốn đường ác thì gọi là tịnh. Hỏi cõi uế chiêu cảm mười điều ác, bốn đường y, chánh lại chợt khác biệt. Đáp: Hai nơi tu nhân thiện tên gọi tuy đồng nhưng vì Tịnh độ tu nhân thiện tinh vi hơn nên y, chánh của Phàm Thánh khác hơn cõi uế.
-Cõi khác: Là nơi hàng Nhị thừa và ba loại Bồ-tát chứng đạo phương tiện ở. Vì sao? Nếu tu hai quán dứt hết các hoặc chung, hằng sa hoặc riêng vô minh chưa dứt hết, bỏ thân phần đoạn mà sinh cõi ngoài (ngoài ba cõi) nhận thân pháp tánh liền có chỗ ở của biến dịch thì gọi là cõi Hữu dư, cũng gọi là cõi Phương tiện, vì người hành phương tiện ở đấy. Cho nên luận Nhiếp Đại thừa nói bảy thứ sinh tử. Đây là phương tiện sinh tử thứ tư.
-Cõi Quả báo, tức là Hoa Tạng thuần Pháp thân các Bồ-tát ở đấy. Phá vô minh, hiển pháp tánh, được quả báo chân thật, mà vô minh chưa dứt, thấm nghiệp vô lậu nhận pháp tánh, Báo thân nên gọi là cõi Quả báo. Vì quán thật tướng phát chân vô lậu mà được quả báo nên gọi là thật, tu nhân vô định, sắc tâm vô ngại, cũng gọi là cõi Thật báo vô chướng ngại. Kinh Hoa Nghiêm nói thế giới Nhân-đà-la Võng là đó.
-Cõi Thường tịnh quang là bậc Diệu Giác trí tột cùng chiếu ra lý Như như Pháp giới gọi là cõi nước, cũng gọi là cõi Pháp tánh, đều là Chân như Phật tánh. Không phải thân không phải cõi mà nói thân, cõi, lìa thân không có cõi, lìa cõi không có thân. Gọi cõi ấy là một pháp mà hai nghĩa. Ngài Phổ Hiền quán Tỳ-lô-giá-na trụ xứ gọi là Thường Tịch Quang.
Hỏi: Kinh Hoa Nghiêm nói mười thứ cõi Phật thì bốn thứ này có bao gồm hết chăng?
Đáp: Đâu chỉ nhiếp đủ mười, cho đến có người nói kinh viết hai mươi bảy thứ cõi Phật. Cõi Vô Lượng Thọ (Cực lạc) chỉ là cõi thứ sáu.
Hiện bốn thứ nói trong văn này đều nhiếp hết tất cả.
Hỏi: Sao không y theo mười cõi và hai mươi bảy cõi?
Đáp: Có một văn xưa muốn mượn ý để đối với bốn giáo nên ý khó thấy.
Down load Lạc Bang Văn Loại – QUYỂN 04 pdf file