(Tinh yếu của chương 1- Phần thứ nhất trong Phật Giáo Thánh Kinh
Tác giả: Dương Tú Hạc xuất bản bằng Hán văn vào mùa Phật Đản 1957
Dịch giả: HT Thích Trí Nghiêm hoàn thành bản tiếng Việt 15/12/1962)
Là Phật tử …
nhờ nghe pháp …thoát nhiều nghiệp tội
Nhất là khi phát nguyện Bồ đề tâm
Thấy ra nẻo chánh, không vướng sai lầm
Nuôi dưỡng lại chủng tử tốt… phước điền ruộng
Sẽ tăng dần thêm ích trí tối thượng
Là Phật tử …
Không kiêu mạn nhờ đức tin kiên định vững vàng
Tín là nguồn đạo …nuôi lớn các pháp lành
Nghe pháp …làm nhân cho lòng tin và ngược lại.
Nghe pháp khởi vui mừng… không còn nghi ngại
Được làm người đã khó….
…hiểu nghĩa lý Pháp càng khó hơn
Pháp của Như Lai trùm khắp hư không
Khi Tâm trong sạch… đáy sông Trăng hiện
Phật Pháp mênh mông như biển cả…
……. lấy gì làm phương tiện?
Giữ tín đạo căn bản, giới pháp làm thuyền
Vượt sông sinh tử… nghe pháp …phương thuốc tiên,
Thương ai chưa có bạn hiền chỉ dẫn cách nghe pháp
Vì một khi thông suốt …dễ giác ngộ, giải thoát.
Huệ Hương
———————
Kính xin ghi chép lại những đoạn trích yếu rất cao sâu theo tác giả trong Kinh, Luật Luận như sau:
Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Niềm tin là căn nguyên của Đạo là mẹ của mọi công Đức, nuôi lớn hết thảy các thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa người vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết Bàn.
Lại có câu: Nghe pháp khởi long tin vui mừng không nghi ngại, chóng thành đạo Vô Thượng, ngang bằng Như Lai.
1— Nên nhớ “Tin chơn lý thường trụ thì gọi là Lòng tin” (Kinh Lăng Nghiêm).
2— Đứng đầu tất cả hạnh là Đức Tin, vì cội gốc các công đức vậy (Kinh Phạm Võng).
3— Trong tất cả của báu, Đức Tin đứng đầu (Kinh Đại Trang Nghiêm).
4— Đức Phật dạy: Nghe Pháp hay chẳng quên, thấy kinh điển rất mừng ấy là bạn lành ta vậy (Kinh Vô Lượng Thọ).
5— Lòng Tin làm nhân cho nghe Pháp, nghe Pháp làm nhân cho lòng tin. Nghe được giáo pháp của Như Lai rồi, phải tinh tấn tu trì (Kinh Niết Bàn).
6— Dù cho một người đã trồng căn lành, nếu còn nghi thì Hoa chẳng nở… chỉ khi nào lòng tin được trong sạch. Hoa Bồ Đề nở được liền thấy Phật (Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa).
7— Có lòng tin mới gọi là Phật Tử, kẻ trí nên gần giũ những người có lòng tin (Kinh Bảo Tich).
8— Nhân duyên gần giũ được bạn lành ấy là do nhân duyên được nghe Pháp, đã có được nhân duyên nghe Pháp rồi phải suy nghĩ ra nghĩa lý của Pháp. Như vậy một lòng tin đầy đủ gồm 2 nhân duyên: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý Pháp (Kinh Niết Bàn).
Kết luận:
Phật tử muốn tu học và thành tựu theo giáo lý Đức Phật nhằm xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc, bền vững cho bản thân, gia đình, xã hội trước hết cần phải có niềm tin vào Tam bảo.
Đó là tin vào Đức Phật, tin vào những lời dạy của Phật (Pháp) và tin vào những tu sĩ thánh thiện của đạo Phật (Tăng). Đồng thời, dựa trên cơ sở niềm tin Tam bảo, Phật tử khơi dậy niềm tin vào chính mình (lòng tự tín).
Trong kinh Pháp Cú (kệ số 156) Đức Phật dạy: “Chính tự mình làm chỗ nương tựa cho mình, không nương tựa vào một ai khác. Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương tựa nhiệm mầu” (Niết Bàn).
Phật giáo chủ trương mỗi cá nhân phải trở về nương tựa chính mình, phải tự tin vào bản thân mình để tu tập. Ngoài nỗ lực bản thân ra, không ai có thể giác ngộ thay cho mình được.
Cũng trong kinh Pháp Cú (kệ số 261) Đức Phật dạy tiếp: “Các con hãy nỗ lực lên, Như Lai chỉ là người Thầy dạy con đường giác ngộ”.
Đức Phật xác nhận rằng Ngài là người thầy chỉ dạy con đường dẫn đến giác ngộ, còn muốn đi trên con đường đó thì mỗi người phải tự mình thực hành theo lời Phật dạy.
Vì thế cho nên quá trình tu tập giác ngộ, thành Phật là một chặng đường dài, nếu không có niềm tin vào bản thân, lấy đó làm chất liệu định hướng ban đầu và chất xúc tác cho suốt quá trình thực hiện tiến trình ấy, thì người Phật tử không thể theo đuổi mục đích đến cùng.