Thuyết Bốn Ðế – Phần III

Thuyết 12 nhơn duyên:

Trong kinh Nguyên thủy thuộc văn hệ Pàli, có đoạn văn giới thiệu 12 nhơn duyên như sau : “Này các tỷ kheo! Thế nào là duyên khởi ? Này các tỷ kheo! Duyên vô minh mà có hành, duyên hành mà có thức, duyên thức mà có danh sắc, duyên danh sảc mà có sáu xứ, duyên sáu xứ mà có xác, duyên xúc mà có thọ, duyên thọ mà có ai, duyên ái mà có thủ, duyên thủ mà có hữu, duyên hữu mà có sinh, duyên sinh mà có già chết, sầu bi khổ não sinh ra. Như vậy, là duyên khởi của tất cả mọi đau khổ.

Ngược lại, vô minh diệt cho nên hành diệt, hành diệt cho nên thức diệt, thức diệt cho nên danh sắc diệt… sáu xứ… xác… thọ.. ái… thủ… hữu… Hữu diệt nên sinh diệt sinh diệt nên già chết, và mọi sầu bi khổ não đều diệt. Như vậy, tất cả mọi đau khổ đều diệt.”

Trong 12 chi nhơn duyên, hai chi đầu vô minh và hành thuộc về nhân của thời quá khứ, năm chi thức danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ, là năm quả thuộc thời hiện đại. Ðó là lớp nhơn quả quá khứ và hiện tại (hai nhơn quả quá khứ và năm quả hiện tại).

Ái, thủ, hữu là ba nhân thuộc thời hiện tại. Sinh và già chết là hai quả thuộc thời vị lai. Ðó là một lớp nhân quả nữa : ba nhân hiện tai và hai quả vị lai. Ðó là lớp nhân quả thứ hai hiện tại và vị lai.

Biểu sau đây minh họa hai lớp nhân quả quá khứ hiện tại và hiện tại vị lai như sau :

Mười hai duyên khởi
Vô minh tức là hoặc
hai nhân thời quá khứ
Hành tức là nghiệp

Thức, danh sắc, sáu xứ, xúc, thọ…. năm quả thời hiện tại.

Trên đây là lớp nhân quả quá khứ hiện tại.
Ái thủ, hữu… Ba nhân thời hiện tại.
Sinh, già, chết… hai quả thời vị lai.
Là lớp nhân quả thứ hai : nhơn hiện tại quả vị lai.

Cho nên gọi thuyết 12 nhơn duyên gồm hai lớp nhơn quả, thuộc ba đời. Trong biểu,

1) Vô minh tức là phiền não thuộc đời trước;

2) Hành là các nghiệp thiện ác tạo ra trong thời quá khứ.

3) Thức: Là dạng đầu tiên nhứt (sát na dầu tiên) của thân năm uẩn trong thai mẹ.

4) Danh sắc: là tổ hợp thân tâm bắt đầu hình thành trong thai mẹ, trong bốn tuần dầu tiên.

5) Sáu xứ (cũng gọi là lục nhập) là sáu căn năng. Ðến tuần thứ năm thì bào thai đã có sáu căn đầy đủ.

6) Xúc : thai nhi lọt lòng mẹ, bắt đầu tiếp xúc với ngoại cảnh.

7) Thọ : là cảm xúc, vui, không vui…

8) Ái : thích thú đồ vật hoặc người thuộc giới tính khác.

9) Thủ : là vơ lấy nắm lấy làm của mình.

10) Hữu : cũng gỉống nghĩa chữ Hành, tứe là tạo ra các nghiệp thiện hay ác, dẫn tới quả vị lai.

11) và 12) Sinh và Già chết : do tạo nghiệp ở đời trước mà sinh ra ở đời này, với cái thân sẽ già, bịnh, chết với mọi khổ não kèm theo.

Quan niệm của phái Du Già tức học phái Duy Thức:

Phái Du Già xem 10 chi từ vô minh cho đến hữu là thuộc đời hiện tại. Hai chi sau, sinh và già chết là thuộc đời vị lai. Ðó là thuyết một lớp nhân quả trải qua hai đời.

Quan niệm của Hữu bộ:

Phái Hữu bộ (sarvastivada) quan sát lý 12 nhơn duyên theo 4 loại duyên khởi :

1/ Sát na duyên khởi : tức trong một sát na (đơn vị thời gian ngắn nhứt có thể tưởng tượng được) cả 12 chi nhơn duyên cùng tồn tạỉ một cách logic.

2/ Liên phược duyên khởi : khi quan sát 12 nhơn duyên được thể hiện cụ thể trong thân tâm con người, hàng giờ phút biến đổi, và cả hoạt động bình thường của con người hằng ngày cũng dựa vào 12 nhơn duyên đó.

3/ Phân vị duyên khởi: tức là 12 nhơn duyên chia thành hai lớp nhơn quả trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai.

4/ Viên tục duyên khởi : viễn tức là tiếp tục mãi, cho tới khi con người chứng được Niết bàn. Chuỗi 12 nhơn duyên này nối tiếp mãi không ngừng đời này sang đời khác cho tới khi đương sự chứng Niết bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

Giải thích các chi trong 12 nhơn duyên, theo kinh Nikàya Pàli và A Hàm:

1/ Vô minh : S.Avidya P.Avijja, tức là không biết, không hiểu đối với nhân sinh quan và thế giới quan đúng đắn, đối với thuyết bốn đế. Trái với vô minh là mục chánh kiến trong Bát chánh đạo.

2/ Hành: S.samskara P.sankhara, tức ba hành nghiệp ý, lời nói, thân. Do vô minh mà có hành động tạo nghiệp thiện, ác nơi ý nghĩ, lời nói và thân. Những nghiệp thiện ác này đều lưu lại dấu vết trong con người dưới dạng hạt giống, hình thành nhân cách, tập quán của con người đó.

3/ Thức: S.vijinana, P.Vinnana, thức là tâm thức phân biệt. Kinh A Hàm khi nói về “duyên thức mà có danh sắc”, phân biệt có: 1. Thức nhập thai; 2. Thức trong bào thai; 3. Thức sau khi lọt thai. Thức nhập thai kinh Pàli gọi là : Kiết sanh thứe.

4/ Danh sắc: S. và P. manarupa, danh là các hành tướng của tâm như thọ, tưỏng, hành… sắc chỉ sắc thân. Cũng có sách giải thích sắc là năm ngoại trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc. Nhưng có thể giải thích sắc là sắc thân thì đúng lý hơn.

5/ Sáu xứ: S. sad-ayatana P.salayatana, cũng gọi theo chữ Hán là lục nhập hay lục nhập xứ: Tức là sáu căn năng, qua đó, thân tâm tiếp xúc với ngoại cảnh.

6/ Xúc: S.aparsa P.phassa, tức là sự tiếp xúc của ba yếu tố căn, cảnh, và thức.

7/ Thọ: S. và P.vedana, tức là cảm thọ vui, buồn hay không vui, không buồn.

8/ Ái: S.trsna P.tanha, tức là sự thèm khát, cũng như khát thèm nước vậy. Như thấy cảnh vui, thì thèm muốn, gặp cảnh nghịch thì xa tránh.

9/ Thủ: S. và P. upadana, sau khi trong tâm khởi lên lòng thèm khát, thì ở nơi ý, lời nói và thân, cũng khởi lên hành vi cụ thể bám lấy, vơ lấy, và đó chính là tạo nghiệp.

Có thể phân biệt có:

– Dục thủ: là thèm muốn, bám vào năm đối tượng của dục vọng như sắc đẹp, của cải, danh vọng, ăn, ngủ.

– Kiến thủ: tức là bám lấy kiến giải mà mình vốn thích thú, dù là kiến giải sai.

– Giới cấm thủ: Tức là bám vào những giới diều vô lý, sai trái, như một số ngoại đạo cho rằng tắm nước sông Hằng thì được xóa sạch mọi tội lỗi, sống ép xác khổ hạnh cũng xóa bỏ được mọi tội lỗi quá khứ.

10/ Hữu: S. và P.bhava, tức là sự tồn tại. Vì tạo nghiệp trong quá khứ cho nên con người mới tồn tại, mới có thân năm uẩn, trong các cõi sống khác nhau. Nếu ở cõi Dục giới thì gọi là Dục hữu. Nếu là ở cõi Sắc giới thì gọi là Sắc Hữu, và nếu ở cõi Vô sắc thì gọi là Vô Sắc hữu.

11/ Sinh: S. và P. Jati, tức là loài hữu tình, do nghiệp tạo ra trong quá khứ mà sanh trong các cõi sống khác nhau, thành các loại chúng sinh khác nhau.

12/ Già chết: S. và P.Jara-marana. Trong kinh nguyên thủy, sau già, chết còn thêm sầu P.soka, bi P. parideva, Khổ P.dukkha, não P.upayasa, ưu P.domanassa.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.