Châm Cứu và Thang Dược

Châm cứu thực hành”, chuyên về vấn đề chẩn đoán và trị bệnh bằng châm cứu. Tuy nhiên, trong một số “ca bệnh” nhất định nào đó, việc cho uống thuốc song song với châm cứu là một việc làm hợp lý. Hơn nữa trong quyển “Thái ất thần châm cứu” tác giả Lưu Khiết Thanh đã có cho chữa song song với châm cứu bằng những “cổ phương thang” gia giảm. Để giúp cho bạn đọc có những “cổ phương” nguyên trạng trong việc nghiên cứu xa hơn, xin trình bày lại các cổ phương tương ứng có nhắc đến trong danh sách.

1) Phương dược đặc chế cho ngải cứu của Thái ất Thần châm cứu (của Lưu Khiết Thanh)

Cam tùng

3g

Nhũ hương

12g

Một dược

12g

Nha tiêu

1g

Ngưu tất

12g

Xuyên ô

12g

Độc hoạt

12g

Tam lăng

5g

Thảo ô

1,5g

Bạch chỉ

12g

Khương hoạt

1,2g

Quế chi

6g

Bạc hà

6g

Ma hoàng

6g

Xuyên sơn chỉ

6g

Phòng phong

6g

Đỗ trọng

6g

Sửu ngưu

6g

Chương não

12g

Nam tinh

1,2g

Tế tân

6g

Minh hùng

45g

Toàn hạt

4,5g

Xạ hương

6g

Ngãi nhung

15g

Lưu hoàng

3g

Đinh hương

1,2g

Giáng hương

3g

Tần giao

6g

Tất cả 29 vị thuốc trên đây, cân đúng phân lượng xong, nghiền nát thành bột, hoà chung loại bỏ vào 1 cái lọ kính để dành. Khi trộn lại để sử dụng nên theo 1 tỉ lệ: 15 gr ngãi nhung (nghiền nát) + 15 gr thuốc bột (29 vị) + 3gr Xạ hương (mùa hạ chỉ dùng 1,5gr).

2. “Tiểu Thừa Khí Thang”

Sinh đại hoàng

14,4g

Hậu phác

12g

Chỉ thực

3 hạt to

a) Phép dùng: Đại hoàng (có nơi ghi là 5 tiền, có nơi ghi là 4 tiền); Hậu phác (có nơi ghi là 6 tiền hoặc 3 tiền, bỏ bì, nướng); Chỉ thực (3 quẻ to, sáo). Cho 3 vị trên vảo 4 thăng  nước, sắc còn 1,2 thăng, chia uống ấm 2 lần, uống lần đầu phải đi cầu, nếu không thì uống nốt lần 2, nếu đi cầu được thì thôi, đừng uống tiếp.

b) Công dụngtrị bệnh táo bón do bệnh Dương minh gây ra.

c) Luận phươngphương này dùng Đại hoàng để chống chế lại cái hại “kháng” cực, nó được “tá” bởi Chỉ thực và Hậu phác nhằm tuyên thông vùng bị khí trệ,… Đại thừa khí thang lấy Hậu phác kèm theo Đại hoàng, đó là lấy khí dược làm “thần”, vị ít mà tính hoà hoãn. Đại thừa khí thì nấu. Chỉ thực và Hậu phác trước, sau đó mới cho Đại hoàng vào làm cho khí được nhọn dễ vận hành.

Tiểu thừa khí thì cho 3 vị vào 1 lúc, không chia thứ tự trước sau, đó là muốn cho nó mang vai trò tấn công vào cái “cứng” không quá mạnh. Nói chung, đây không ngoài ý nghĩa 2 chữ “vi và hòa”.

3) On đởm Thang: (Thiên kim yếu phương):

Bán hạ 10g Chỉ thực 10g Trúc nhự 10g
Quýt bì 15g bỏ trằng Cam thảo 16g Bạch phục linh 28g

a) Phép dùng: có thang ghi thêm “Toan Táo nhân 2,5 tiền”, bỏ xác. Cắt nho, mỗi lần uống từ 1 tiền đến 4 tiền, dùng nước trong 1 chén rưỡi, cho thêm vào 5 đến 7 miếng gừng tươi, 1 trái táo, sắc còn 7 phân, uống nóng trước khi ăn. (gia giảm tùy bệnh…)

b) Công dụng: trị chứng Tâm đởm bị hư, dễ kinh sợ, hoặc mộng mị bất tường dễ giật mình kinh sợ, khí uất sinh nước bọt… khí ngăn thiếu sức, tự hãn, ói ra chất đắng, đàm khí nghịch lên, hồi hộp, mất ngủ.

c) Luận phương: Đởm thuộc “trung chính chi quan”, “thanh tĩnh chi phủ”, thích yên tĩnh, ghét phiền nhiễu, thích nhu hòa, ghét ủng uất. Nếu sau khi bệnh hoặc là bệnh lâu ngày bị đàm ẩm chưa tiêu, dư nhiệt ở hung cách chưa tận; nó sẽ làm thương đến hoà khí của Thiếu dương, tạo ra các chứng kinh phiền, lo sợ… Trong phương, ta thấy 2 vị Trần có vai trò trị mọi chứng đàm ẩm, gia thêm Trúc nhự làm thanh nhiệt, Sinh khương làm ngưng ói, chỉ thực làm phá được nghịch, tất cả làm tương tế cho nhau, tuy không thấy trị trực tiếp đến Đởm thế mà Đởm tự hòa, đó là cái mà ta gọi là đàm nhiệt của Đởm bị đẩy lùi vậy.  Phương này tuy có dùng chữ “ôn”, chữ này mang ý nghĩa “ôn thông”, nó không phải là “ôn lương”. Nếu nói rằng Đởm thật sự sợ hàn nên phải làm cho “ôn” thì không những trong phương không có vị nào ôn Đởm, thêm nữa lại có những vị “lương” Vị.

4) CƠN ĐÀM HOÀN: tên đơn giản của MÔNG THẠCH CƠN ĐÀM HOÀN trong sách “Dưỡng sinh chủ luận”.

Thanh mông thạch 10g Trần hương 10g Xuyên đại hoàng 10g
Bách dược tiền 80g Hoàng cầm 80g

a) Phép dùng: tán thành bột, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống từ 1 đến 3 tiền… tùy theo chứng mà gia giảm, người bị hư hàn và đàn bà có thai kỵ uống

b) Công dụng: trị thực nhiệt đàm lâu, kết hạch…

c) Luận phương: đây là 1 phương đàn anh trong việc trị những chứng đàm lâu. Cổn có nghĩa nước này, ví như đàm bị tan và chảy đi, “cổn đàm” là như thế; dùng Hoàng cầm làm thanh các nhiệt ở Trường Vị, Mông thạch mang tính táo và hung hãn, chuyên phá “tích khí”, dùng Trầm hương làm giáng lợi khí. Nhị hoàng ở đây là sự quét nhanh chứng đàm lâu ngày, đánh tận sào huyệt, làm cho những trọc khí ở ngực bị tán ra mà không còn giữ lại. Bách phương này làm cho đàm tan và cuối cùng “cổn: chảy” xuống dưới… “cổn đàm” là như thế.

5) Thiên hùng Tán

Thiên hùng

30g

Bạch truật

80g

Quế chi

60 g

Long cốt

30g

a) Phép dùng: đây là phương của Kim qũy yếu lược. Cả 4 vị tán nát ra, mỗi lần uống bằng cái muống 5 phân (tức phân nửa tiền) với rượu ấm, mỗi ngày uống 3 lần, chưa kết quả, có thể tăng thêm 1 lít…

b) Công dụng: trị Âm tinh bất cố (không vững).

c) Luận phươngđây là 1 phương có công dụng đại ôn, đại bổ, đại trấn nạp: Bạch truật nhập Tỳ để Tỳ nạp cốc, bởi vì “tinh” sinh ra từ cốc; Quế chi nhập Bàng quang để hóa khí, bởi vì “tinh” sinh ra từ khí; Long cốt nhiếp tinh để tinh quy vào Thận, đúng như Nan kinh đã nói: Bổ Thận để ích tinh…

6) Thận khí hoàn thang

Thận khí hoàn (thang số 1)

Cam địa hoàng

80g Sơn dược 40g Sơn thù du 40g
Phục linh 30g Đơn bì 30g Trạch tả 30g
Phụ tử 1 quả sao Quế chi 10g

a) Phép dùng: đây là phương của Kim qũy yếu lược. Tất cả các vị tán thành bột, luyện với mật thành hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống từ 15 hoàn đến 20 hoàn với rượu ấm, cách ngày uống.

b) Công dụngtrị chứng hư lao, đau lưng, đàn ông tinh kiệt, tiểu tiện nhiều, phụ nữ chuyển bào không tiểu được.

c) Luận phương: phương này dùng Thục địa, Sơn dược để tư Âm cho Thận, dùng Sơn du, Phụ tử để tráng Dương cho Thận, dùng Quế chi hoá khí cho phủ, dùng Phục linh để vận hành thủy đạo, dùng Đơn bì, Trạch tả để bài trừ độc chất trong huyết dịch, tất cả làm cho cơ năng của Thận được kiện, do đó mà giảm số lần đi tiểu nhiều, làm thông sự bí tiểu. Khi mà tinh huyết của Thận được sung thì sẽ trừ được chứng hư tổn và chứng đau lưng cũng khỏi.

Thận khí hoàn (thang số 2):

Thang này của sách Thiên kim phương, cũng dùng các vị thuốc và cân lương y như thang trong Kim qũy nhưng thay Quế chi bằng Quế tâm, Phụ tử và Quế tâm đều 2 lượng.

a) Phép chế và phép dùng : như ở thang Kim qũy

b) Công dụngtrị các chứng hư lao, bất túc…

c) Luận phương: phương này thay Quế chi bằng Quế tâm trong thang của Kim qũy; đối biểu tán bằng ôn hạ, thuần là 1 phương chuyên ôn bổ khí hạ nguyên, thích hợp với các chứng thuộc Cam Thận bị hư lao…

Thận khí hoàn (thang số 3): thang này của sách Tế sinh phương, có gia giảm

Thục địa hoàn 40g Phục linh 30g Sơn dược 20g
Sơn thù du 20g Đơn 13g Trạch tả 15g

Gia thêm

Ngưu tất 10g Xa tiền 10g Phụ tử 20g Nhục quế 20g

a) Phép chế và dùngchế như thang trên, dùng mỗi lần 15 viên, uống với nước muối nhạt trong lúc bụng trống, uống ngày 3 lần.

b) Công dụngtrị Thận khí không hoá được, tiểu tiện rít, nhiều lần.

c) Luận phương: phương này ra để trị chuyên làm “kiện, lợi” cho cơ năng của Thận, dùng lại phép của Thiên kim: giảm lượng Thục địa để phòng béo, dùng Phục linh để làm cho thủy được thấm, gia thêm Ngưu tất, Xa tiền để dẫn đạo cho Thận khiếu, đối với vấn đề chưng hoá và lợi thủy có 1 kết quả kỳ diệu. Nên để ý là Ngưu tất có vai trò làm hoạt tinh, nếu tinh bất cố thì không nên dùng.

7) Độc sâm thangNhân sâm

a) Phép dùngdùng Nhân sâm, phân lượng tùy theo người tùy theo chứng, chọn thứ tốt thượng đẳng, sắc với nước trong cho đến sệt lỏng để uống, chờ Dương khí phục hồi rồi tùy chứng gia giảm thêm…

b) Công dụng: trị nguyên khí hư nhược, ố hàn phát nhiệt, hoặc bị khát phiền táo, đàm suyễn khí ngắn, khí hư bất tỉnh, khẩu cấm hôn mê, lạnh tay chân, đàm nhớt kéo lên, hư lao thổ huyết… phụ nữ băng sản, thoát huyết. Đây là thang của Trương Cảnh Nhạc.

c) Luận phươngphương này độc dùng có Nhân sâm vài lượng sắc nhừ sệt lại uống cứu được bệnh nhân mà khí gần đứt, huyết sắp thoát, cứu hồi sinh mạng trong khoảnh khắc, không có vị nào thay thế được. Nếu gia thêm vị khác vào thì quyền lực của sâm không còn chuyên, kết quả sẽ khác đi, tùy theo sự gia giảm…

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.