Châm Cứu và Thang Dược

Bạch truật 10g Sơn dược 10g Nhân sâm 8g Bạch thược 20g
Xa tiền tử 12g Thương truật 12g Cam thảo 4g Trà bì 2g
Kinh giới tuệ 2g Sài hồ 2,4g

a) Phép dùng: đây là phương của Nữ khoa của Phó Thanh chú. Bạch truật thổ sao, Bạch thược tửu sao, Xá tiền tử tửu sao, Thương truật chế, Kinh giới tuệ sao đen. Sắc với nước uống, uống 2 tế thì giảm nhẹ, 4 tễ dứt, 6 tễ dứt hẳn.

b) Công dụng: trị Bạch đái hạ.

c) Luận phương: đây là phương đông trị 3 kinh Tỳ, Vị và Can, lấy cái bổ ở tán, lấy cái tiểu ở thăng mở nâng cái khí của Can Mộc, như vậy Can huyết sẽ không bị táo, làm sao có thể đi xuống đến phía dưới để khắc được Tỳ Thổ? Nó bổ ích cai “nguyên khí” của Tỳ Thổ như vậy Tỳ khí sẽ không bị Thấp, như vậy rất dễ làm tiêu thủy khí. Còn như nói rằng đây là bổ Tỳ kiêm luôn bổ Vị, đó là chữa đi từ lý ra đến biểu…

33) Bổ trung ích khí thang

Hoàng kỳ

4g

Nhân sâm

1,2g

Cam thảo

2g

Đương qui thân

0,8g

Quýt bì

0,8g

Thăng ma

0,8g

Sài hồ

0,8g

Bạch truật

1,2g

 a) Phép dùng : Hoàng kỳ nướng mật, Nhân sâm, nếu bị ho thì không dùng, nếu khí hư thì có thể thêm đến 1 tiền, Cam thảo chích, có thể tăng lên đến 1 tiền, Đương quy thân chế với rượu, có phương ghi là thổ sao, Bạch truật thổ sao, nếu dưới sườn bị đau, đó là có ứ huyết, nên dùng sống. Sắc với nước thêm 3 miếng gừng, 2 trái táo, bỏ xác, uống nóng bụng trống (tùy chứng gia giảm).

b) Công dụng : đây là phương của Lý Đông Viên. Phương này trị khí hư, khí thiếu, khí cao, khí suyễn, nội thương lao nhọc mệt mỏi, Âm hư phát nhiệt, đầu thống, miệng khát, biểu nhiệt tự hạn, sợ gió, sợ lạnh, lười biếng nói, ít ăn, ăn không mùi vị, Tâm phiền, mạch đại. Nói chung thuộc Tỳ Vị hư nhược, nguyên khí bất túc…

c) Luận phương : phương này chuyên trị sự lao nhọc làm thương Tỳ, cốc khí bất thắng, Dương khí hãm xuống, Âm trung phát nhiệt. Khí phong hàn làm thương bên ngoài đối với ‘hình’ gọi là Hữu dư, Tỳ Vị làm thương bên trong, đối với ‘khí’ gọi âm bất túc. Vì thế nên, chúng ta tuân theo lời nói của Nội kinh : Lao thì ôn, tổn thì ích… Dùng Hoàng kỳ giúp bì mao, làn vững tấu lý, dùng Nhân sâm bồi bổ trung cung để bổ ‘nguyên khí’; dùng Bạch truật để Kiện Tỳ ; dùng Đương quy để hành huyết ; lại dùng Trần bì để thông ; dùng Cam thảo để hòa. Nếu như thanh khí trong Vị bị hạ hãm thì dùng Thăng ma, Sài hồ, tức là dùng loại khí khinh, vị bạc để thăng. Đối với thang ‘bổ trung’ thì ‘sâm’ đóng vai trò ‘phát biểu’ vậy mà trung khí an ; đối với thang ‘ích khí’ thì ‘sâm’ đóng vai trò thanh khí để rồi khí được bồi bổ thêm. Phàm khi Tỳ Vị bị bất túc thì nó ưa cam ghét khổ, ưa bổ ghét công ‘đánh nhau’, ưa ôn ghét hàn, ưa thông ghét trệ, ưa thăng ghét giáng, ưa táo ghét thấp. Thang này rất thích hợp cho những điều vừa kể trên. Duy thang này không thích nghi với Can và Thận. Đó là vì Âm hư ở dưới không lên làm cho thăng lên, Dương hư ở dưới lại càng không nên (tối kỵ). Nếu như mạch ở lưỡng xích bị hư, vi hoặc trong Thận bị thủy kiệt, hoặc Mệnh môn hỏa suy, mà chúng ta dùng nhầm thang này thì ví như cây to đang lung lay mà ta chắt đứt cái gốc của nó. Ngoài ra, như biểu không kín, vững (cố), hạn không liễn hoặc bên ngoài không có biểu tà. Âm hư mà phát nhiệt hoặc Dương khí vô căn, hoặc Tỳ Phế hư, khí dồn dập mà thủy kém hỏa ‘kháng’, ói máu, hoặc tứ chi quyết nghịch. Dương hư đang muốn thoát… tất cả các chứng này đều không thể dùng phương này.

34) Thần hiệu thác lý tán

Hoàng kỳ 180 g Nhân đông đàng điệp 180g
Đương qui 57,6g Cam thảo 32g

a) Phép dùng : tất cả nghiền thành bột, mỗi lần dùng 5 tiền, sắc với 1 chén rượu còn 1 chén. Nếu bệnh ở trên thì uống sau khi ăn, nếu bệnh ở dưới thì uống trước khi ăn, lấy xác đắp lên bên ngoài… Đây là phương của Ngoại khoa tinh yếu.

b) Công dụng : trừ mủ, trị ung thư, phát bối, trương ung thư, phát bối, trường ung, nhũ ung, các loại vô danh ung độc ghét hàn phát nhiệt.

35) Tử tô tán

Tử tô diệp 36g Tang bạch bì 36g
Xích phục linh 36g Tân lang 36g
Mộc thông 36g Cam thảo 30g
Tử uyển 28g Tiền hồ 30g
Bạch hợp 30g Hạnh nhân 30g

a) Phép dùng : Xích phục linh bỏ bì, Mộc thông bỏ bì, Cam thảo chích, Tiền hồ bỏ lô, Hạnh nhân bỏ bì và đầu nhọn. Sắc với 1 chung rưỡi nước, mỗi lần uống 8 tiền, bỏ thêm 5 miếng Sinh Khương, sắc còn 1 chung, bỏ xác, uống ấm không kể giờ.

b) Công dụng :  đây là phương của Chứng tri chuẩn thằng. Nó trị cước khí thượng xung, Tâm hung ung tắc, bứt rứt, ngủ không yên giấc…

36) Sâm Tô Ẩm

Nhân sâm 30g Tử tô ngang diệp 30g
Căn cát 30g Tiên hồ 30g
Bán hạ 30g Xích phục linh 30g
Chi xác 20g Trần bì 20g
Khổ cát cánh 20g Cam thảo 20g

a) Phép dùng : đây là phương của sách Dị-giản. Cát-cát tẩy, Tiền-hồ bỏ lô, Bán-hạ rửa bằng nước nóng 7 lần. sao bằng nước gừng, Xích Phục-linh bỏ bì, Chỉ-xác bỏ múi, sao với trấu, Trần-bi bỏ bạch, Khổ Cát-cánh bỏ lô, sao, Cam-thảo chích. Có phương có Mộc-hương, 5 tiền, có phương bỏ Nhân-sâm gia Xuyên-khung.

b) Công dụng : trị cảm mạo Phong hàn, Đầu thống phát nhiệt ổ hàn, kinh Phong phiền muộn, ói, đàm nhiệt làm co rút, ho khí nghịch, chảy nước mũi,  mạch nhược không mồ-hôi, sán hậu cảm mạo, ho. Sắc với nước, cho thêm 2 miếng gừng, 1 trái táo, sắc 1 chén còn 7 phân, bỏ xác uống nóng không kể giờ, nhằm lấy mồ-hôí .

c) Luận phương : phương này chính là sự thay đổi từ phương Khung-tô tán bỏ Xuyên-khung, Sài-hồ lấy Nhân-sâm Tiển-hồ. Phong-hàn cám mạo tại Phế-kinh, dùng thang này để tán bì mao bên ngoài, tuyển-thông Phế-khí bên trong. Khi tà khí đánh vào thì khí sẽ hư. Vì thế đùng cái bổ của Nhân-sâm làm “quân”; dùng cái tán của Tô-diệp, Cát-căn, Tìên-hồ làm “thần”; dùng Chỉ, Xác, nhị Trần để làm tá, dùng Khuông, Táo để điều biểu-khí. Khi mà biểu lý được hòa thì anh tự trừ. Người xưa có thuyết cho rằng “dùng Khung-tô tán mà không giải được thì dùng Sâm-tô ấm”, ý muốn nói rằng Nhân-sâm có công-năng kiêm bổ. biết đâu rằng nó lại có 2 đường đi cà khí lẫn huyết.

37. Bổ Huyết Thang

Hoàng kỳ 10g  Đương qui 20g

a) Phép dùng : đây là phương của sách Nghiêm-phương Hoàng-kỳ nướng, dùng nước sắc sệt ra, gia Trầm-hương 5 phân (mài thành trâu).

b) Công dụngtrị thái khiếu xuất huyết.

38) Trư đề thang

Hoàng cầm Khương hoạt Lọ phong phòng
Đương qui Sinh cam thảo
Xích thược dược Hương bạch chỉ

a) Phép dùng: đây là phương của sách Chứng tri chuẩn thằng. Hoàng cầm bỏ tâm, Hương Bạch chỉ không cho gần lửa, Lộ phòng phong nếu có ong con nhiều càng tốt. Nghiền thành bột, tùy chứng lớn nhỏ mà dùng dược nhiều hay ít, dùng 1 cái giò heo trước, cho vào 6 chén nước nấu cho đến khi mềm mới thôi, lọc lấy nước trong bỏ xác, thổi gạt ra lớp mỡ trên mặt, lúc bấy giờ dùng 1 lượng thuốc bột cho vào trong nước tráp, xong rồi lại dùng lửa riu riu nấu sôi hơn 10 dạo, loại bỏ xác… (tùy chứng mà sử dụng)…

b) Công dụng: trị ung thũng, thoát nhục, các ung độc có mủ, làm sống lại cơ nhục bị hủ, thối…

39) Sinh hóa thang

Đương qui 32g Xuyên khung 12g Đào nhân 14 hột
Hoắc hương 2g Cam thảo 2g

a) Phép dùngđây là phương của Phó Thanh chủ. Đào nhân bỏ bì, góc nhọn, nghiền nhỏ, Cam thảo chích. Uống với rượu hoặc sắc.

40) Tục mệnh thang

Ma hoàng 30g Nhân sâm 30g Quế chi 30g
Can khương 30g Thạch cao 30g Đương qui 30g
Xuyên khung 15g Hạnh nhân 40 trái Cam thảo 30g

a) Phép dùngcó phương thay Quế chi bằng Quế tâm, Cam thảo chích, thay Hạnh nhân bằng Bạch truật. Có phương không có Nhân sâm, có Phòng Phong, Hoàng cầm, Thược dược. Dùng nước 1 đấu sắc còn 4 thang, uống ấm 1 thăng ra mồ hôi nhẹ, nếu không thì uống thêm, đừng ra gió.

b) Công dụngđây là phương trong Cổ kim lục nghiêm phương, trị trung Phòng làm cho thân thể khó có duỗi, miệng không nói được, không nằm được, ho nghịch khí nghịch, mặt mắt bị thũng…

c) Luận phươngđây là thang chủ phương trị về trung Phong. Trúng Phong có hư, có thực. Hư do từ ấm thực, phòng lao, thất tình… Thực do từ Phong hàn thử Thấp làm thương, cảm… Phép trị không thể sai lầm được. Nay gọi là “Trúng phong phi”, đó là nói đến “thực tả” ở vinh vệ. Bệnh này do phương này làm chủ, nhằm khử Phong, giải biểu, an bên trong mà xua bên ngoài, từ trên xuống dưới. Trong phương, dùng Ma hoàng, Quế chi, Can khương, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo nhằm làm phát Phong tả ở phần cơ biểu, kiêm liệu lý cái nhiệt đang uẩn súc bên trong. Ngoài ra còn dùng Đương quy để hòa huyết, Nhân sâm để ích khí, dùng Xuyên khung để hành huyết tán Phong, Ma hoàng và Thạch cao còn xuyên qua cân cốt, thông kinh lạc, điều vinh vệ, ra tà khí ở cơ biểu, làm cho khí bên trong đạt ra đến ngoài, xoay chuyển trong toàn thân, xua đuổi tà khí 1 cách chu đáo. Sở dĩ gọi tên là “Tục mệnh thang”, dụng ý rất sâu sắc, còn như nói rằng nó còn kiêm chữa được chứng ho nghịch thương khí, trị được diện mục phù thũng thì đó cũng là vai trò sơ giải cho Phế kinh mà thôi. Phương này còn được ghi trong các sách Chứng trị chuẩn thằng và Thâm sư.

41) Bảo hòa hoàn

Sơn tra nhục 20g Bán hạ 10g
Thần khúc 10g Mạch nha 10g
Bạch phục linh 10g Liên kiều xác 20g
Lá bặc tử 20g Hoàng liên 20g

a) Phép dùngđây là phương của Chu Đan Khê. Sơn tra nhục ngâm với nước gừng, Bán hạ chế gừng, Quýt hồng sao, Thần khúc sao, nếu đại tiện ra huyết nên dùng Hoàng liên sao với nước gừng. Có phương không có Hoàng liên, có phương không có Phục linh, Liên kiều xác, La bặc tử. Nghiền thành bộtluyện thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi lần uống 2 đến 3 tiền.

b) Công dụnghòa huyết, bổ huyết, trị thực tích, tửu tích, đàm ẩm, hung cách bĩ mãn, ợ chua, tiết tả bụng và ngược ly.

c) Luận phươngtrong phương ta có Mạch nha làm thương Thận, La bặc tử làm thương khí của Phế và Vị, e rằng nó không phải là loại có thể uống lâu dài, nên đổi lại là Chỉ thực và Hương phụ tử, công dụng không khác nhau mà không đến nỗi làm phạm đến chân khí của Tiên thiên và Hậu thiên.

42) Giải độc hoàn

Bản lam căn 40g Sinh cam thảo 10g
Quán chúng 10g Thanh đại 10g

a) Phép dùngđây là phương của Tam nhân cực nhất bệnh chứng. Bản lam căn khô thì rửa sạch rồi phơi khô lại. Quán chúng bỏ lông, nghiền tất cả thành bột, luyện mật thành hoàn to như hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng khoảng 15 viên. Có nhiều phương cùng tên.

b) Công dụngtrị chứng ăn nhầm loại rau cỏ có độc.

http://www.cimsi.org.vn/CIMSI.aspx?action=Detail&MenuChildID=53&Id=552

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.