Châm Cứu và Thang Dược

Hậu phác 50g Trà bì 10g Cam thảo 10g Thương truật 80g

a) Phép dùng: đây là phương của sách Thái bình Huệ dân hòa tễ cục. Hậu phác bỏ bì, sao với nước gừn; Cam thảo chích; Thương truật tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ bì, sao vàng. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống từ 2 tiền đến 4 hoặc 5 tiền, cho thêm Sinh khương 3 miếng, Đại táo 2 trái, dùng nước sắc, uống ấm lúc bụng trống, mỗi ngày 3 lần (tùy chứng gia giảm…)

b) Công dụngtrị chứng chấp trệ ở Tỳ Vị, không vận hóa được, tích ẩm, bĩ cách, không muốn ăn uống, Tâm và phúc bị trướng thống, miệng đắng, khí thở ngắn, phản Vị, bợn Tâm, ợ nước chua, mắt vàng, hình thể gầy, toàn thân bị thống, thích nằm, nóng nhiều, chuyển cân, hoặc điều khí, ấm Vị, tiêu hóa, tiêu đàm ẩm, tránh được khí bất chính của 4 mùa.

 c) Luận phươngđây là phương làm chủ trong việc làm kiện vận cho Tỳ Vị, tránh được khí thấp trệ. Trong phương, người ta chú trọng đến việc sử dụng “truật” xem như “táo” thấp, “kiện” Tỳ, Tỳ được táo thì không bị trệ, do đó mà “kiện vận” để được bình; Bạch truật thì tính nhu hoãn, Thương truật thì tính hung hãn. Phương này chú trọng việc phát hãn trừ Thấp, do đó nên dùng “Thượng truật là quân”; Hậu phác màu xích, khổ ôn, có khả năng trợ hỏa để sinh “khí”, đóng vai trò “tá”. Do khí bất hành mà có Thấp, nếu khí hành thì hết Thấp, vì thế dùng “Trần bì làm tá”. Cam nhập Tỳ, nếu Tỳ được bổ thì sẽ “kiên vận”, do đó dùng chích Cam thảo làm “sứ”. Tên gọi là “Bình vị”, nhưng chính là “hóa thấp”, “điều trường.”

24) Lục vị địa hoàng thang

Địa hoàng 80g Sơn thù du nhục 40g Can sơn dược 10g
Đan bì 30g Bạch phục linh 30g Trạch tả 30g

a) Phép dùngThục địa hoàng cửu chưng, cửu sái; Sơn thù du nhục tẩm rượu sao; Can sơn dược sao; Đơn bì tẩy rượu sao nhẹ; Bạch phục linh chế với sữa người; Trạch tả sao với muối và rượu. Tất cả nghiền thành bột luyện thành hoàn như hạt ngô đồng, mỗi ngày uống 70 đến 80 hoàn, hoặc sắc với nước uống như các thang khác.

b) Công dụng: trị Thận tinh bất túc, hư hỏa bốc lên trên, mặt sinh đóm, đầu mắt bị hoa, yết hầu táo, thống miệng lưỡi bị nứt nẻ, tai điếc răng lung lay, thắt lưng và chân bị đau buốt, gót chân đau, tiểu tiện bị bất cấm, di tinh mộng tinh, thủy dâng lên thành đàm, tự hãn, đạo hãn, vọng huyết tiêu khát, mạch xích bị hư đại, phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, trẻ con bị hư tổn…

c) Luận phươngthận hư tinh tiểu, hư Hỏa vọng hành, như vậy ắt trên thực dưới hư, trăm bệnh sinh ra từ đó. Phương này thoát thai từ Thậm khí hoàn, bỏ tinh tân nhiệt của Quế, Phụ mà chú trọng đến điền bổ: Địa hoàng Sơn du bổ huyết ích tinh nhằm làm cho thủy được tráng; Sơn dược Phục linh làm kiện Tỳ thẩm Thấp nhằm bồi dưỡng cho cái nguồn của thủy (bởi vì Tỳ vượng thì có thể vận hóa thức ăn để sinh ra tinh huyết); Đơn bì và Trạch tả làm thành huyết, bỏ độc, làm sơ thông cái trệ của thủy đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dụng Thục địa thủ đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dùng Thục địa hoàng làm “quân”; nếu hoạt tinh thì dùng Sơn thù du làm “quân” nếu tiểu tiện hoặc nhiều hoặc ít, hoặc xích hoặc bạch thì dùng Phục linh làm “quân”; nếu tiểu tiện lâm hoặc sáp thì dùng Trạch tả làm “quân”; nếu Tâm ý bất túc thì dùng Đơn bì làm quân; nếu bì phu bị khô rít thì dùng Hoài sơn dược làm “quân”: vai trò này tứ thông bát đạt, tùy cung đều thích hợp…

25) Thanh nga hoàn

Bồ cốt chỉ

40g

Đỗ trọng

40g

Hồ đào nhục

30 trái

Đại can

40g

a) Phép dùngđây là phương của Thái bình huệ dân hoa tễ cục. Bồ cốt chỉ xoa với rượu và muối, Hồ đào nhục dùng luôn cả bì. Dùng mật luyện thành hoàn to, mỗi lẫn uống 1 hoàn và uống với rượu ấm khi bụng đói.

b) Công dụngích tính, trợ Dương, làm đen tóc, làm cho chân mạnh thêm, trị thận hư, đau lưng, phụ nữ có thai đau lưng, đau bụng…

26) Long đờm tả can thang

Long đởm thao 4g Sài hồ 4g Trạch tả 4g Mộc thông 2g
Xa tiền tử 4g Sinh địa hoàng 2g Đương quy vĩ 2g Chi tử 2g
Hoàng cầm 2g Cam thảo 2g

a) Phép dùng: đây là phương của Lý Đông Viên. Long đởm thảo sao rượu, Xa tiền tử sao, Sinh địa hoàng sao rượu, Đương quy vĩ tẩm rượu, Chi tử sao, Hoàng cầm sao rượu, có phương không dùng Sài hồ và Chi tử, có thêm Xích thục linh hoặc Sinh khương. Dùng 3 ly lớn nước sắc còn 1 ly, uống nóng xa bữa ăn.

b) Công dụngtrị Can kinh Thấp nhiệt bất lợi, hông sườn thống, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, cân nuy, Âm hộ thấp, nhiệt làm ngứa Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, hoặc trong bụng bị đau, tiểu tiện rít…

c) Luận phươnghông sườn đau, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, tất cả đều thuộc chứng của Can hỏa; Cân nuy Âm hộ bị thấp, nhiệt làm ngứa sưng Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, tất cả đều là bệnh của Can kinh, vì thế dùng Long đởm thảo để tả cái hỏa của Can và Đởm, lại dùng Sài hồ làm phép dẫn đạo, dùng Cam thảo làm hòa hoàn, hoặc sắc với nước uống như các thang khác.

d) Công dụngtrị Thận tinh bất túc, hư hỏa bốc lên trên, mặt sinh đóm, đầu mắt bị hoa, yết hầu táo, thống miệng lưỡi bị nứt nẻ, tai điếc, răng lung lay, thắt lưng và chân bị đau buốt, gót chân đau, tiểu tiện bị bất cấm, di tinh mộng tinh, thủy dâng lên thành đàm, tự hãn, đạo hãn, vong huyết tiêu khát, mạch xích bị hư đại, phụ nữ bị kinh nguyệt không đều, trẻ con bị hư tổn…

e) Thận hư tinh tiểu, hư Hỏa vọng hành, như vậy ắt trên thực dưới hư, trăm bệnh sinh ra từ đó. Phương này thoát thai từ Thận khí hoàn, bỏ tính tân nhiệt của Quế, Phụ mà chú trọng đến việc bổ: Địa hoàng, Sơn du bổ huyết ích tinh nhằm làm cho thủy được tráng; Sơn dược Phục linh làm kiện Tỳ thấm Thấp nhằm bồi dưỡng cho cái nguồn của thủy (bởi bì Tỳ vượng thì có thể vận hóa thức ăn để sinh ra tinh huyết); Đơn bì và Trạch tả làm thanh huyết, bỏ độc, làm sơ thông cái trệ của thủy đạo. Nếu như huyết hư, Âm suy thì dùng Thục địa hoàng làm “quân”; nếu hoạt tinh thì dùng Sơn thù du xích hoặc bạch thì dùng Phục linh làm “quân”; nếu tiểu tiện lâm hoặc sáp thì dùng Trạch tả làm “quân”; nếu Tâm ý bất túc thì dùng Đơn bì làm quân; nếu bi phu bị khô rít thì dùng Hoài sơn dược làm “quân”; vai trò này tứ thông bát đạt, tùy dùng đều thích hợp…

26) Long đởm tả can thang

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.