Chân dung những phụ nữ quyền lực nhất lịch sử

Phụ nữ, nửa còn lại của Thế giới, ngày càng đóng nhiều vai trò quan trọng hơn trong xã hội chứ không đơn thuần đảm nhiệm chuyện gia đình.

Bạn có biết rằng xuyên suốt chiều dài lịch sử nhân loại, không ít lần người nắm quyền điều hành đất nước lại là một phụ nữ? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tớ điểm lại chân dung những người phụ nữ quyền uy nhất trong lịch sử nhé!

1. Nữ hoàng Hatshepsut (Thời gian trị vì từ năm 1503 – 1482 TCN)

Nữ hoàng Hatshepsut là một trong những vị vua giỏi nhất từng trị vì đế chế Ai Cập cổ đại. Theo sự ghi chép trong những văn tự cổ, nhờ việc tuân thủ tuyệt đối các quy tắc tiến hành chiến dịch quân sự sớm, bà đã mang lại nền hòa bình lâu dài cùng sự phồn vinh cho đất nước.
Chính những thành công đó đã cho phép nữ hoàng bắt đầu những dự án xây dựng chưa từng có trước đây, kèm đẩy mạnh hoạt động nghệ thuật, kiến trúc trong thế giới cổ đại. Nổi bật nhất trong các công trình của bà, chúng ta có thể kể đến đài tưởng niệm tại đền thờ Karnak.

Chân dung nữ hoàng Hatshepsut theo nét vẽ của người Ai Cập cổ.

Còn đây là chân dung được mô phỏng lại nhờ công nghệ hiện đại.
Tượng nữ hoàng tại bảo tàng Cairo.
Một góc điện thờ Karnak nổi tiếng, một trong những công trình vĩ đại nhất của nữ hoàng.
2. Nữ hoàng Cleopatra (Thời gian trị vì từ năm 69 – 30 TCN)
Nhắc đến Ai Cập cổ đại, chúng ta không thể không nhắc đến cái tên nữ hoàng Cleopatra. Tuy nhiên, bạn cần phải biết thêm rằng có rất nhiều vị nữ hoàng đã sử dụng tên này song nổi tiếng nhất là Cleopatra VII, vị vua cuối cùng của đế chế hùng mạnh này. Cleopatra khiến người ta khâm phục vì tài trí của mình, đặc biệt là những phương pháp làm đẹp cho phụ nữ mà đến ngày nay vẫn được áp dụng rộng rãi trong các salon spa.
Tuy nhiên, một người phụ nữ như bà cũng khó lòng bảo vệ Ai Cập toàn vẹn trước sự hiếu chiến của người La Mã. Để bảo vệ đất nước, Cleopatra đã phải giả bộ có quan hệ tình cảm với Gaius Julius Caesar – vị lãnh đạo quân sự và chính trị nổi tiếng của đế chế kẻ thù. Và rồi sau khi Caesar bị ám sát, bà tiếp tục giữ mối quan hệ liên minh bằng cách chấp nhận cuộc tình với tướng Mark Antony.
Chân dung nữ hoàng Cleopatra.
Khi Ai Cập thất thủ, nữ hoàng đã tự sát để giữ gìn phẩm giá. Tương truyền, bà đã để một chú rắn độc cắn vào cổ mình nhưng cũng có tài liệu ghi rằng bà uống thuốc độc. Hiện nay, câu trả lời về nguyên do cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn là một ẩn số.

Chân dung của nữ hoàng đã được tái hiện trên búp bê Barbie nổi tiếng.

Tượng đồng nữ hoàng Cleopatra.

“Phiên bản” nữ hoàng trên màn bạc dưới sự thủ vai của minh tinh Elizabeth Taylor.
3. Nữ hoàng Theodora (Thời gian trị vì từ 500 – 548)
Sinh ra trong tầng lớp thấp nhất của xã hội Byzantine (phía Đông La Mã cổ), nữ diễn viên xinh đẹp Theodora đã kết hôn với Hoàng đế Justinian I. Khi trở thành hoàng hậu, bà tăng cường sức mạnh của các Giáo hội Đông Kitô rồi sau đó trở thành một vị thánh trong Giáo hội chính thống.
Bên cạnh đó, bà từng giành nhiều thời gian đấu tranh vì nữ quyền bằng cách thiết lập các hình phạt đối với tội cưỡng bức; cấp quyền cho phụ nữ trong các trường hợp ly hôn cũng như cho phép phụ nữ sở hữu, thừa kế tài sản.
Nữ hoàng Theodora cùng các tăng ni trong Giáo hội.
Bà là người sở hữu khuôn mặt rất thanh tú.
4. Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất (Thời gian trị vì từ năm 1533 – 1603)
Công chúa Elizabeth, con gái duy nhất của vua Henry VIII và nữ hoàng Anne Boleyn, được miêu tả là có tính cách hoàn toàn trái ngước với mẹ của mình. Lên ngôi ở tuổi 25, nữ hoàng được dân chúng tung hô và chào đón ở khắp mọi nơi. Thay vì đắm chìm trong các cuộc tình như những thành viên Hoàng gia khác, bà chỉ biết làm việc không ngừng nghỉ. Có lẽ cũng chính vì điều này mà nữ hoàng chưa từng kết hôn khi không có đủ thời gian cho bản thân.
Nữ hoàng Elizabeth là người có công lớn trong việc ngăn chặn ý đồ của Pháp khi chúng muốn biến Scotland thành thành trì quân sự; cũng như ngăn chặn các mối đe dọa từ Tây Ban Nha đối với vương quốc Anh.
Bức họa ghi lại dáng đứng uy quyền của nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất.
Với quy tắc hòa bình và thịnh vượng, bà đã góp phần tạo nên một thời kỳ hoàng kim cho các lĩnh vực kiến trúc, kịch nghệ, thi ca và âm nhạc. Đây cũng chính là thời kỳ mà tài năng của đại văn hào William Shakespeare và Christopher Marlowe đến độ chín mùi.
Hình ảnh của nữ hoàng khi lên phim.
5. Catherine Đại đế (Thời gian trị vì từ năm 1729 – 1796)
Trên cương vị hoàng hậu Nga, Catherine Đại đế đã mở rộng thành công biên giới đất nước mình thêm 200.000 dặm nữa. Nhờ khả năng nhạy cảm thiên bẩm trong các chiến dịch và đàm phán quân sự, bà đã đưa đế chế của mình lên địa vị thống trị ở vùng Đông Nam Châu Âu. Mặc dù Catherine Đại đế tin tưởng tuyệt đối vào chế độ quân chủ chuyên chế (nhà nước có quyền đặt ra mọi quy định trên tất cả các lĩnh vực) song chính sách của bà luôn khuyến khích sự khoan dung tôn giáo, sự tự do trong ngôn luận, nghệ thuật và giáo dục.
Nét đẹp thời thanh xuân của Catherine Đại đế.
… và khi đã có tuổi.

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.