Chân dung những phụ nữ quyền lực nhất lịch sử

Đó chính là nữ hoàng cuối cùng của Hawaii, Thủ tướng Israel Golda Meir, Thủ tướng Ấn Độ Indra Gandhi, Eva Peron và “Bà đầm Thép” Magaret Thatcher.

6. Nữ hoàng Liliuokalani (1838 – 1917)
Là người kế vị cuối cùng của Vương quốc Hawaii, nữ hoàng Liliuokalani đã chiến đấu nhằm thiết lập Hiến pháp giành lại quyền biểu quyết kinh tế cho người dân bản địa. Với chủ trương sử dụng văn hóa truyền thống và quyền lực dòng tộc để cai trị, bà được xem như mối đe dọa cho một số nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu thời đó. Bà bị bắt và bỏ tù vào năm 1895, sau đấy bị buộc phải thoái vị để giải phóng cho những người bị bắt trước đó vì ủng hộ bà.
Cuối cùng, Hawaii sáp nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1898 sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.
Nữ hoàng Liliuokalani đã từ bỏ ngôi vị để bảo vệ những người ủng hộ bà.
7. Golda Meir (1898 – 1978)
Là Bộ trưởng Bộ Lao động và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Israel, bà Golda Meir được bổ nhiệm thành Thủ tướng của Nhà nước Israel trong giai đoạn từ năm 1969 đến năm 1974 – khi tình hình chính trị nước này đang hết sức hỗn loạn. Bà là nhà đàm phán đầu tiên giữa người Do Thái Palestine và các nhà chức trách bắt buộc của Anh. Năm 1948, bà là một trong số 24 người kí kết bản Tuyên ngôn độc lập cho Israel.
Sau quãng thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác, bà yên nghỉ tại thành phố Jerusalem ở tuổi 80. Bà đã dành cả cuộc đời mình sống và làm việc vì nhân dân, đất nước.
Golda Meir dành cả cuộc đời mình cống hiến cho đất nước.
8. Indira Gandhi (1917 – 1984)
Indira Gandhi đảm nhận chức vụ Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ trong ba nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1966 đến năm 1977. Song những nhiệm kì bà lãnh đạo lại trùng với khoảng thời gian rất khó khăn bởi sự thay đổi quyền lực giữa các cơ quan Trung ương và các bang của Ấn Độ. Sau khi cuộc chiến chống lại Pakistan giành thắng lợi, bà quay trở lại làm việc và lập tức tham gia vào cuộc xung đột leo thang với những người theo chính sách ly khai ở Punjab.
Năm 1984, bà đã bị chính vệ sĩ riêng của mình ám sát. Indira Gandhi là nữ Thủ tướng đầu tiên và duy nhất của Ấn Độ cho tới ngày nay.
Indira Gandhi (giữa) chụp ảnh cùng gia đình.
9. Eva Peron (1919 – 1952)
Eva Peron từng phải sống trong cảnh nghèo khó và bị đối xử bạc đãi. Sau đó, bà gặp và kết hôn với Đại tá Juan Peron (người sau này trở thành Tổng thống Argentina). Là một người phụ nữ quyết đoán và mạnh mẽ, bà đã tranh cử chức Phó Tổng thống nhưng bị ngăn cản bởi Giới uy quyền cũng như sức khỏe của mình.
Bà chết vì căn bệnh ung thư khi ở độ tuổi còn rất trẻ. Lúc ấy, người ta đã trao cho bà danh hiệu danh dự: “Nhà lãnh đạo tinh thần của dân tộc”. Mặc dù Eva Peron đã qua đời nhưng nhà soạn nhạc Andrew Lloyd Webber đã làm cho bà trở nên bất tử bởi bản nhạc kịch nổi tiếng “Evita” (mà sau này đã được dựng thành bộ phim cùng tên, với sự tham gia của ca sỹ Madonna).
Phu nhân Tổng thống Argentina trong một bài diễn văn của mình.
Bài hát “Don’t cry for me Argentina” do Madonna thể hiện trong “Evita” – tác phẩm khiến nữ Tổng thống Eva Peron trở nên bất tử.
10. Margaret Thatcher (sinh năm 1925-2013)
Là con gái của một chủ tiệm tạm hóa, Thatcher chính thức bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình vào những năm 1950. Khi ấy, bà đã tham gia vào rất nhiều cuộc tranh cử khác nhau, từ những khu vực bầu cử nghị viện của tầng lớp lao động ở địa phương cho đến các cấp bậc cao hơn theo thời gian. Từ năm 1979 đến 1990, bà từng nắm giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Anh và cũng là nữ Thủ tướng đầu tiên của đất nước này.
Từ năm 1975 đến 1990, bà trở thành người phụ nữ duy nhất đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Bà đã giúp Tổng thống Mỹ Ronald Reagan xác định đường lối chính trị bảo thủ để lãnh đạo phương Tây hơn một thập kỉ qua.
Vẻ đẹp “thuần Anh” thủ tướng Margaret Thatcher.
This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.