Lục hòa

Lục hòa là 6 phương pháp căn bản được Đức Phật nói ra , lấy đó làm quy tắc trong nếp sống cộng đồng để các đệ tử tu học .Vì tinh thần sống lục hòa có năng lực nhiệm mầu hóa giải được mọi xung đột giữa cá nhân và cộng đồng tập thể. Trong cuộc sống thường ngày con người mất hòa khí ,bất hòa quan điểm ,cuộc sống sẽ trở thành địa ngục ,sự bất hòa là đầu mối đưa đến sự xung đột đổ vỡ trong cuộc sống do vậy chúng ta phải tự tu dưỡng bản ngã cá nhân của mình để thân tâm thường an lạc

Sống theo tinh thần lục hòa là chất keo gắn chặt lâu bền ,là nền tảng vững chắc,là sự đoàn kết ,hòa hợp ,đồng lòng của một tập thể sống chung trong ngôi nhà Phật giáo . Nếu xã hội áp dụng phương pháp sống đúng theo tinh thần lục hòa chắc chắn cuộc sống sẽ thanh bình an lạc

Thân hòa đồng trụ : nói về phần thân , sống trong cộng đồng mọi người phải biết nhẫn nhịn ,hòa hợp, đồng lòng ,biết hy sinh cho tập thể lấy sự thiệt thòi về phần mình ,đem lợi ích cho mọi người không vướng mắc thân tâm .Thân hòa sẽ tạo nên sức mạnh phi thường của sự đoàn kết ( Môt cây làm chẳng lên non ,ba cây chụm lại lên hòn núi cao )

Khẩu hòa vô tranh : nói về phần miệng ( lời nói ). Khi giao tiếp phải dùng lời lẽ ôn hòa ,nhẹ nhàng ,nhã nhặn lịch sự ,tôn trọng người khác ,khiến người nghe cảm thấy hoan hỉ dễ chịu ,không được tranh cãi hơn thua ,tự mình phải rèn luyện tinh thần hòa ái ,nói lời ái ngữ thương yêu khi bất đồng quan điểm không nổi nóng , to tiếng ,nhẫn nhịn giữ hòa khí vui vẻ ,không gây căng thẳng cho mọi người . Có khi chỉ một lời nói thiếu suy nghĩ đã xúc phạm người nghe, gây ra bao nỗi oan khiên ,tan nát ,nhiều thảm cảnh đau lòng cũng chỉ một lời nói

Phật dạy tất cả mọi hành động và lời nói đều do Tâm điều khiển ,Tâm làm chủ ,Tâm tạo tác tất cả , tâm con người ví như ngựa chạy không bao giờ ngừng nghỉ yên tĩnh .Miệng lưỡi con người cũng do tâm lăng xăng tạo thành ,nếu không biết kìm chế ,tu dưỡng nó sẽ tung hoành như ngựa bất kham thật vô cùng nguy hiểm.

3- Ý hòa đồng duyệt: con người có ý tưởng và suy nghĩ mỗi người đều khác nhau về quan điểm , phải tâm ý vui hòa, không có ý ngang ngạnh, chống đối, thù hằn nhau.đồng lòng cùng hoan hỉ , chúng ta thấy chỉ vì ganh nhau một chút mà ý không hòa, thì diễn tiến đến một hậu quả không lường sẽ làm cho nước mất nhà tan. Chính vì thế, đức Phật dạy ngoài thân hòa, khẩu hòa thì ý phải thật sự hòa, mới có thể sống chung xây dựng hòa bình hạnh phúc được.

Muốn ý hòa thì mọi người phải có tính khoan dung, cảm thông và tha thứ những lỗi lầm cho người khác. Khi có cảm thong tha thứ thì mới có sự hòa hợp được tâm ý.

Ý không hòa sinh ra ganh ghét, từ đó kéo theo không biết bao nhiêu là phiền não , mưu hại lẫn nhau. Do đó, chúng ta thấy rõ ý Hòa thì chuyện gì cũng thành công. Ý Hòa Đồng Duyệt, là ý hòa hợp mọi người đều vui vẻ hoan hỷ tán thành ,nhất trí những quyết định chung. Ý Hòa là yếu tố chính để san bằng những bất đồng, chúng ta thường cảm thấy hoan hỉ với 2 chữ ( Đồng ý )thật ngắn gọn và đầy ý nghĩa

4- Kiến hòa đồng giải: mỗi người có trí tuệ cao thấp ,có kiến thức và sự hiểu biết trong cuộc sống khác nhau , phải đem ra trao đổi giải thich để cùng thông cảm và vui vẻ với nhau. Chữ Kiến ở đây có nghĩa là những nhận thức, những kiến thức thấy biết, những kinh nghiệm tu học đã tự thân chứng nghiệm của từng cá nhân, được đem ra chia xẻ giải bày giúp nhau cho mau kết quả. Nhằm giải tỏa những thắc mắc, những nghi vấn, hay những vấn đề còn bế tắt chưa thông.

Trong Phật Giáo có những chia xẻ thân tình, không ích kỷ hẹp hòi ôm cái kiến giải của mình làm tài sản riêng tư. Luôn hòa hợp thông tin cho nhau biết những kinh nghiệm kiến thức trong cuộc sống ,

Trong tập thể hay quốc gia, mọi người cùng hài hòa sẵn sang chia xẻ những kinh nghiệm, chia xẻ những nhận thức, những khám phá mới thì xạ hội mới mau phát triển, mau cường thịnh.

Nhờ vào Kiến hòa đồng giải mà mỗi người thấy rõ nhược điểm của mình cần cố gắng, thấy rõ sự tiến bộ của mình cần phát triển. Nếu ý kiến bất đồng, không chịu tương nhượng hòa giải thì sẽ xảy ra nhiều chuyện khó khăn làm trở ngại mọi vấn đề đưa dến bế tắt và suy vong.

5- Giới hòa đồng tu: Về giới luật, Đệ tử Phật phải giữ giới làm căn bản , cố gắng cùng tu dưỡng thân tâm ,Nói tóm lại, trong một cộng đồng xã hội nếu không cùng nhau thực hiện tốt kỷ cương , luật pháp , quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống được với nhau được. muốn hòa hợp cùng nhau tu học ,sinh hoạt , thì mỗi người cần phải gìn giữ giới luật như nhau.

6- Lợi hòa đồng quân: tất cả tài sản ,tịnh tài ,phẩm vật của chung phải biết chia sẻ đều cho mọi người cùng hưởng lợi như nhau ,không lam tham giữ riêng cho minh phần nhiều hay thụ hưởng nhiều hơn. Dễ nảy sinh mâu thuẫn , Trong xã hội đó là sự công bằng đem lại hạnh phúc cho mọi người

Tinh thần sống lục hòa là mục đích Đức Phật giảng dạy cho các hàng đệ tử của Ngài trong nếp sống cộng đồng, làm thế nào để đem lại an vui hạnh phúc và những điều kiện cần phải nổ lực thực hành ,biết cách sống để không bị chia ly ,tan rã, đưa đến sự đau khổ cho nhau. Một tập thể nếu muốn duy trì cuộc sống an lành trong một cộng đồng thì trước hết phải tu dưỡng bản ngã cá nhân của mỗi người qua việc làm ,lời nói thương yêu mọi người chung quanh ,phát triển lòng từ bi hỉ xả Có như vậy mọi sự ái kính mới được phát triển và cuộc sống xã hội mới mong trở nên an lạc và hạnh phúc tiến về đạo giải thoát

Thiện Tâm

http://thientam.vn/index.php?nv=News&at=article&sid=1497

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.