Ảnh Hưởng Của Đạo Phật Đối Với Chính Trị Triều Lý

3. Một vài đánh giá, nhận xét

Đạo Phật, một tôn giáo ngoại sinh đã nhanh chóng ăn sâu, bám dễ vào đời sống tinh thần của người dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội Việt Nam đặc biệt là triều Lý ( 1009 – 1010). Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật cùng truyền thống thương yêu đồng loại của dân tộc Việt Nam hun đúc nên chủ nghĩa nhân đạo, tính nhân văn trong ứng xử của con người Việt Nam. Tư tưởng ấy thẩm thấu vào đạo đức, tư tưởng của người cầm quyền, ảnh hưởng tới chính sách nội trị ngoại giao của nhà nước.

Lòng nhân ái, sự khoan dung, yêu dân như con đỏ của vua quan triều Lý là một trong những nhân  tố quan  trọng  làm cho nhân dân no ấm, kinh  tế, văn hóa được mở mang, đất nước thái bình thịnh trị, Nam bình Chiêm, Bắc phá Tống uy vũ biểu dương hiển hách.

Tôn  giáo  nói  chung,  đạo  Phật  nói  riêng  ra  đời  không  nhằm  phục  vụ mục  đích chính  trị, nhưng  trong  tay người  làm chính  trị đạo Phật đã phát huy vai  trò  tích cực. Đó là do triều Lý đã biết phát huy yếu tố tích cực, tiến bộ của đạo Phật để phục vụ cho công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc, chăm lo tới cuộc sống của nhân dân.

Bên cạnh những ảnh hưỏng  tích cực,  đạo Phật còn có những ảnh hưởng mang  tính chất không tiến bộ; nhiều khi các vua Lý bị chi phối bởi quan điểm duy tâm, việc xây dựng nhiều chùa, Tháp đã ảnh hưởng  tới quốc khố của nhà nước, nhiều sư sãi  làm  trái với điều răn của Phật, quy định của nhà nước, đôi khi còn lộng hành trên vũ đài chính trị làm rối loạn triều đình.

Trần Xuân Trí

http://thuvienhoasen.org/

_____________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, 1984.

2. Trần Bá Đệ (cb), Một số chuyên đề lịch sủ Việt Nam. Nxb Đại học quốc gia, 2002.

3. Phan Đại Doãn (cb), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1993.

4. Nguyễn Duy Hinh, Hệ tư tưởng Lý, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 1 năm 1986.

5. Nguyễn Duy Hinh, Tư tưởng Phật giáo Việt Nam, Nxb Hội nhà văn, 1999.

6. Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt – Lịch sử ngoại giao và tông pháp triều Lý, Nxb Quân đội nhân dân, 2003.

7. Phan Huy Lê, Vua Lý Thái Tổ và vương  triều Lý  trong  lịch sử dân  tộc, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6 năm 2000.

8. Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb Dân tộc, 1971.

9. Nguyễn Danh Phiệt, Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X – XV, Nxb Khoa học xã hội, 2002.

10. Lê Văn Siêu, Việt Nam văn minh sử lược, Nxb Lao động, 2003.

11. Nguyễn Thị Toan, Phật giáo và chính trị, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, 2002.

12. Lương Thị Thoa, Lịch sử ba tôn giáo thế giới, Nxb Giáo dục, 2002.

13. Văn Tạo, Pháp  luật Việt Nam  trong  lịch sử và di sản của nó, Tạp chí Nghiên cứu  lịch sử, số 3 năm 1991.

14. Văn Tân, Phật giáo trong lịch Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 162 năm 1975.

15. Nguyễn Tài Thư, Phật giáo và  thế giới quan người Việt  trong  lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu triết học, số 2 năm 1986.

16. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sủ văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2004.

17. Tìm hiểu xã hội thời Lý – Trần, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980.

18. Đào Tố Uyên, Nguyễn Cảnh Minh, Tìm hiểu tổ chức chính quyền trung ương ở nước ta thời

phong kiến, Tạp chí Nghiên cứ lịch sử, số 6 năm 1995.

19. Đặng Nghiêm Vạn, Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1998.

———

Tham luận này được phổ biến tại HỘI THẢO QUỐC TẾ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ BA “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”.

Nguồn: Đại Học Quốc Gia Hà Nội

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.