Hôm nay nhân nghe bài pháp thoại của HT Viên Minh trong buổi lễ dâng y Kathina tai Tổ Đình Bửu Long
Mấy hôm nay tôi bỗng nghiệm ra cuộc đời không phải là quá khổ mà cũng không phải đẹp như những chuyện cổ tích dù thời thơ ấu cũng có những năm tháng tuyệt vời.
Nhất là khi nhận được tin em họ bạn dì tôi vừa qua đời dù nhỏ hơn tôi hai tuổi, nhưng trọn quảng đời từ lúc mới sanh cho tới ngày Dì Dượng tôi qua đời thì cậu ấy sống trên nhung lụa nhưng tâm linh thì phải nói thật là hoang vu và không có một định hướng nào …
Dù là con trai một của Dì dượng tôi, nhưng tiếc thay chỉ là con nuôi, được xin từ người chị bà con và thế là gia phả dượng tôi đã chấm dứt từ đây vì Anh ấy lại theo đạo Công giáo của vợ khi lấy bà hai, ngay sau Dì. Dượng tôi mất ( Cũng xin nói thêm là Dượng tôi rất nổi tiếng vì từng là Khoa trưởng của một viện Đại Học thời 1958 đến 1975… ).
Thật ngậm ngùi cay đắng dù hiện nay tôi vẫn có thờ cúng dì dượng vì lúc cha tôi phá sản vì tin người, tôi đã được dì dượng bảo trợ cho ăn học tiếp theo và sau này dì dượng thương tôi nhất trong anh chị em tôi.
Tôi chợt nghĩ đến làm thế nào mình có thể cùng nhau chia sẻ những gì mình đã học trong thời gian khá dài để ít nhất có thể một ai đó nghe qua tai và chuyển hóa ít nhiều tâm linh chớ đừng giống như cậu em tôi mà uổng phí một đời người và khi ra đi thì tiền đạo mang mang… và nhất là kinh nghiệm cho những ai chưa biết Phật Pháp như dượng tôi cho dù theo học tiến sĩ và du học Pháp Quốc từ thuở nhỏ nhưng cuối đời tư lưong chỉ là hai bàn tay trắng.
Sở dĩ tôi phải nói ra điều này vì tự trong thâm tâm tôi một tiếng vọng vang vang “ Điều gì có thể làm được hôm nay chớ để ngày mai “ vì còn bao lâu nữa mình cũng phải ra đi ?… Và tự nhiên câu nói của một giảng sư nào đó lại vang lên.
“ Sẽ không có thể có sự phát triển thật sự về mặt tâm linh nào nếu bạn không hiểu biết sâu sắc về những gì trong tâm mình ngay như chính mình đang là ”.
Cũng trong những giờ phút tâm tư còn mênh mông về quá khứ tôi lại nghe bài pháp thoại với sự truyền trao kinh nghiệm của Ngài Viên Minh với 57 năm trong việc hoằng pháp thì việc có Chánh niệm về tâm linh mình quả là một La Bàn định hướng đi cho chúng ta.
” Thức Tâm đạt bản nguyên” là điều cần nhất
Tam giới miên miên “chính là Dụng của Thiền
Thập phương hạo hạo “ ấy Thể của Đạo uyên nguyên
Chỉ cần luôn Tinh tấn Chánh Niệm Tỉnh giác
Đừng bám chấp lời Tổ vì biển pháp bao là bát ngát
Một liễu ngàn minh, tinh tấn nhiếp tâm
Chớ để một lần mê lại muôn kiếp sai lầm
Làm sao mỗi mỗi sát na canh chừng niệm ác ” ( Thơ của HH )
Và theo lời dạy của HT Viên Minh Trong mục hỏi đáp ngày 4/11/2020 nếu mỗi mỗi khoảnh khắc nào ta cũng giữ được Chánh niệm tỉnh giác thì theo thời gian… toàn bộ giáo pháp Như Lai trong Tứ Diệu Đế và Lý Duyên Khởi sẽ luôn nằm trong tâm ta. “ Khi tâm ta thực sự thanh tịnh không những ta thấy các pháp đều thanh tịnh mà còn Tịch tịnh vi diệu nữa ( santo panino ) “.
Dù biết rằng căn cơ của mỗi người mỗi khác nhưng việc tập dần thói quen để nghe các bài pháp thoại hầu giúp chúng ta có một hướng đi rõ ràng trong cuộc đời.
Ngài Thiền Sư Văn Ích đã có nói ” Thấy Đạo là gốc, Sáng Đạo là công “ do đó mình chỉ cần mỗi ngày dần dần sáng Đạo ra thì công Đức cho ngày sau hẳn là khó tưởng được.
Nhân nói về công đức nhờ nghe các bài pháp thoại nên nhờ đó sáng Đạo, ( liễu nghĩa thâm diệu các lời dạy của Đức Thế Tôn ) kính xin được tóm tắt 4 lời giải đáp của Đức Thế Tôn về giá trị cao thượng qua bài giảng của HT Thích Mình Hiếu trong các câu kệ về pháp cú kinh ( câu 7,8,9,10. ).
1- LÒNG TIN ( đức tin chân Chánh, tín tâm vào Tam Bảo ) là tài sản giá trị tối thượng
2- CHÁNH PHÁP KHÉO HÀNH TRÌ ( Tứ diệu đế – Bát Chánh Đạo – Lý duyên khởi ) sẽ đưa đưeesn CHƠN AN LẠC
3- VỊ GIẢI THOÁT là Vị ngọt tối thượng ( vì thấy được Chân lý )
4- Có TRÍ TUỆ là sống đời sống tối thượng
Hy vọng những ai muốn có một tư lượng cho ngày mai khi ra đi thanh thản hãy tập ngay bây giờ cho mình một cách chánh niệm thật đơn giản là chỉ cần THẬN TRỌNG CHÚ TÂM, QUAN SÁT bất cứ việc gì trong đời là đã tự sắm sửa cho mình một chiếc la bàn khi vào biển ( một mình ).
Trân trọng,
Huệ Hương – 7/11/2020