Đa Thư Loạn Tâm

Sau buổi trình pháp cách đây 2 năm với Thầy và trong một lần pháp đàm tôi được Thầy vừa khuyên vừa cười nhẹ nhàng bảo tôi “Con coi chừng đa thư loạn tâm đấy”.

Lời khuyên ấy đã theo tôi từ đấy, nhưng vì tâp khí lâu đời hơn 50 năm nay tôi luôn biện minh bằng rất nhiều lý do:

* Có lẽ Thầy sợ mình đọc nhiều rồi óc mệt và thân suy nhược sẽ làm tê liệt lòng ham muốn tọa thiền ?

* Nhưng mà đâu phải lúc nào cũng có Thầy kế bên để dẫn giải cho mình như sách?

* Thầy làm sao biết mình chỉ đọc những quyển sách hay …

Và từ đó ngựa quen đường cũ, ngày nào tôi cũng nghiền ngẫm ít nhất vài ba chục trang sách cho đến vài tháng trước đây tôi đã gặp nhiều thiền sư chỉ dạy trong những cuốn luận giãi và lời giải đáp đã rất bình đẳng nghĩa là lời Thầy dạy rất đúng và sự đọc sách của tôi cũng không sai.

Giờ đây tôi có thể dẫn chứng vài điều để các bạn có thể cùng phán xét nhé Emerson đã từng nói “Một quyền sách hay phải đưa tôi vào tâm thái làm việc”

Hoặc một thiền sư Tây tạng khác đã dạy “Nếu anh không có đạo sư ở kế bên thì tốt nhất là hãy đọc những gì tăng thêm sức mạnh cho niềm tin và xác tín”.

Hoặc thiền sư Kapleau trong cuốn “Đông Tây hợp lưu” đã giới thiệu một số sách Thiền hay cho một đệ tử hỏi sách Đạo và ngài đã định nghĩa một quyển sách hay như sau: Một quyển sách hay phải gồm đủ 3 yếu tố:

– Kích động trái tim
– Đốt lữa trí tưởng tượng
– Đưa đến quyết tâm không gì cản trở đến đường giác ngộ

Những dẩn chứng trên đã đem cho tôi một bàn thắng cho lý luận của mình rồi nhất là Ngài lại còn chêm vào một câu rất lý thú hợp với tâm trạng tôi khi đọc sách: “CÓ VÀI QUYỂN SÁCH MÌNH PHẢI NHẤM SÂU VÀ NUỐT LẤY MỘT CÁCH THÍCH THÚ NHƯ MỘT NGƯỜI ĐÃ NHIỀU NGÀY KHÔNG ĂN”

Còn khi học Duy thức thì dạy rằng mình phải Huân tập và Huân trưởng những tư tưởng tốt thường xuyên để nó thay thế cho những suy nghĩ viển vông lúc nhàn rỗi và làm sạch trắng đi trong A lại đã thức.

Riêng về phía bàn thắng cho Thầy tôi khi Ngài đã viết rằng: Nhưng quyển sách nào cũng cần dán một nhãn hiệu sau đây.

“CẢNH CÁO :CÓ THỂ TẠO THÀNH THÓI QUEN
Nguy hiểm : KHI UỐNG QUÁ LIỀU LƯỢNG”

Vì sao vậy? Theo Ngài sự đọc quá độ bất cứ loại sách nào cũng giống như những liều thuốc quá độ sẽ làm tâm nặng gánh và thui chột khả năng suy nghĩ sáng tạo của nó, hơn thế nữa “đọc mà không phân biệt cũng có thể nuôi dường lòng tham những sự kiện vô ích và tâm kiêu hãnh vì sở hữu những phẩm chất không dẫn đến tiến bộ tâm linh.

Cũng như một thiền sư khác chỉ rõ rằng chỉ vì tôi chưa được trọn vẹn với Thiền , vì một người Thiền sâu , sau khi tọa Thiền rồi , Tâm người ấy sẽ cảm thấy sạch sẽ và minh mẫn đến độ người ấy không muốn nó bị che mờ bởi đọc bất cứ cái gì ……

Chung cuộc thì tôi đã nhìn ra được vấn đề phải tu tập cho chính mình vì Thiền Sư Đạo nguyên cũng dạy.

“Học PhậtPháp là học chính mình
Học chính mình là quên chính mình
Quên chính mình là trở thành MỘT với ĐẠI TÂM vô biên”

Và để tự sách tấn cho chính mình tôi đã làm bài thơ Có và Không như sau

CÓ VÀ KHÔNG

Lời Thầy dạy ” Vô minh nhiều bậc cấp”
Nhận ra mình hạ trí , biết làm sao?
Sách kinh văn, ngôn tự cố nuốt vào
Hy vọng ngày sau , hiểu đâu LIỄU NGHĨA!!

Cũng từng nghĩ ” Kẻ thù dần bị tỉa”
Tam Độc tế , thô hiển lộ khó tường
Phiền não sản sinh , tội chướng khôn lường
Nghiệp bóng , hình theo muôn trò điên đảo

Bờ chưa tới , đừng bao giờ mộng ảo
Bỏ lại Bè , là chết giữa dòng sông
Thà thấy “Có” chớ sai hiểu chữ” Không ”
Trong Thực Tại , chỉ cầu mong SÁNG SUỐT

Hy vọng những gì tôi trình bày chắc cũng có nhiều bạn cảm thông và sẽ đóng góp quan điểm học của mình cho mọi người cùng tham luận . Rất trân trọng !!

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.