Hành Trình Tới Các Cõi Bên Kia Cái Chết – Phần I

[81] Một phép ẩn dụ về sự hợp nhất các phương tiện thiện xảo và trí huệ siêu việt.

[82] Từ Phạn ngữ samsara và nirvana biểu thị một cách tương ứng trạng thái không giác ngộ, có điều kiện của sự hiện hữu bình phàm đối nghịch với trạng thái giác ngộ, không điều kiện của giác tánh của một vị Phật.

[83] Tuyên bố này cho thấy Dawa Drolma không thực sự chết, mà phải trở lại thân xác bà trong cõi người. Mặc dù vào lúc này Đức Tara muốn nói tới các cõi thuần tịnh khác thuộc các cấp độ giác ngộ Báo thân và Pháp Thân, nhưng tất cả những sự kiện trong chương này, bao gồm những sự kiện từ lúc này trở đi, xảy ra trong cõi thuần tịnh Hóa Thân Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ.

[84] Năm điều chắc chắn này là những đặc tính tiêu biểu của Báo Thân – đó là luôn luôn có một vị thầy toàn hảo, có quyến thuộc, hoàn cảnh, giáo lý và cơ hội.

[85] Một tính ngữ chỉ Đức Avalokiteshvara, Bồ Tát của lòng bi mẫn.

[86] Đó là Đức Phật Pháp Thân Samantabhadra (Phổ Hiền).

[87] Một trong mười bảy tantra chính của ati yoga, hay Đại Viên Mãn, sự tiếp cận của phái Nyingma.

[88] Bà cảm nhận rõ ràng rằng những lợi ích trong việc thuật lại kinh nghiệm của bà đã làm nặng nề thêm những hậu quả của việc vi phạm huấn thị của Đức Tara.

[89] Theo Chagdud Rinpoche, điều này có thể ám chỉ mạn đà là năm phương diện của Đức Padma T’hod T’hreng Tzal.

[90] Đức Samantabhadra (Phổ Hiền) được nhắc tới trong ẩn dụ nổi tiếng này về hành vi cúng dường trong tư tưởng thì không phải là Phật Pháp Thân, mà là một Bồ Tát nổi danh trong các Kinh điển về khả năng tạo ra các vật cúng dường theo ý muốn bằng những năng lực thể nhập thiền định của Ngài.

[91] Các vị trời trong cõi trời này thuộc dục giới trong vòng luân hồi (tên theo nghĩa đen có nghĩa là “Những Hóa thân Hỉ lạc”) có nhiều công đức to lớn khiến họ có thể hóa hiện bất kỳ thú vui cảm giác nào họ muốn mà không cần nỗ lực.

[92] Chĩa ba là một biểu tượng của sự thành tựu ba thân.

[93] Đây là một ẩn dụ thông thường về sự không tương xứng giữa ngôn ngữ bình thường và những ý niệm để diễn tả kinh nghiệm trực tiếp về chân tánh của ta.

[94] Bậc duy trì ba cấp độ của sự thệ nguyện trong thực hành Phật Giáo – các giới luật của con đường Tiểu thừa dành cho sự giải thoát cá nhân, các giới nguyện Bồ Tát của con đường Đại thừa, và samaya Mật thừa của con đường Kim Cương thừa.

[95] Srongtzan Gampo là một nhà cai trị của xứ Tây Tạng trong thế kỷ thứ bảy. Phật Giáo được du nhập vào Tây Tạng trong triều đại của Ngài, mặc dù sự củng cố một truyền thống Phật Giáo Tây Tạng đã xảy ra vài thế kỷ sau này. Nub Namnying (hay Namkhai Nyingpo) là một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết nhất của Đức Padmasambhava ở Tây Tạng. Dagpo Daod (1079-1153) thường được biết nhiều hơn với tên Gampopa, đệ tử chính của Milarepa và là một nhà sáng lập phái Kagyud của Phật Giáo Tây Tạng.

[96] Đó là lúc Dawa Drolma quen biết Ngài trong cõi người trước khi Ngài mất.

[97] Một vị thầy và terton hầu như sống trọn đời ở Sikkim. Ngài sống từ 1597 tới khoảng 1650.

[98] Tu viện Dzaga là một tu viện Nyingma rộng lớn khoảng một ngày du hành từ Tu viện Tromge ở quê hương của Dawa Drolma miền T’hromt’har. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa hai trung tâm. Một con trai hay con gái tâm huyết là một đệ tử rất thân cận.

[99] Bốn thị kiến là những giai đoạn chứng ngộ trong sự tiếp cận Đại Viên Mãn. Những từ “sự thuần tịnh nguyên thủy” và “sự hiện diện tự nhiên” ở đây ám chỉ hai giai đoạn thực hành trong Đại Viên Mãn, được gọi là t’hregchhod và t’hogal trong tiếng Tây Tạng.

[100] Từ nương tự trong tiếng Tây Tạng có thể ám chỉ các xương đùi người được làm thành kèn trum pét và ám chỉ những nhạc cụ tương tự làm bằng đồng thau hay đồng đỏ.

[101] Đó là phái Nyingma. Nghi lễ được ám chỉ là một phần của giáo khóa terma chính yếu được Nyang Nyima Odzer khám phá vào thế kỷ thứ mười hai.

[102] Phép ẩn dụ được dùng để diễn tả chuyển động nhanh chóng và quả quyết trong một chiều hướng đặc biệt.

[103] Sự được và mất, danh tiếng và ô danh, khen và chê, và sướng và khổ.

[104] Đây là những nguyên âm Phạn ngữ.

[105] Một nghi lễ trong đó cái chết của một đạo sư cao cấp được nhắc lại bằng một cách tượng trưng, với những vật cúng dường và một hình nộm được đưa ra nhân danh vị đạo sư để làm vừa lòng các thế lực mà nếu không thì có thể đe dọa thọ mạng của vị đạo sư. Một yếu tố chính trong nghi lễ là vũ điệu của năm dakini, được thực hiện bởi năm thiếu nữ, là những vị được nhận lại những vật cúng dường hơn là được cho phép hướng dẫn tâm thức của vị đạo sư tới một cõi thuần tịnh.

[106] Đó là: “Chừng nào Ngài tái sanh trong cõi người?”

[107] Các giáo lý được hệ thống hóa bởi Chetzun Sengge Wangkhyug (thế kỷ mười một tới thế kỷ mười hai) dựa trên sự thành tựu “thân cầu vồng” của Ngài vào năm 125 tuổi. Chúng được Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) khám phá.

Thân cầu vồng là sự thành tựu cao nhất từ viễn cảnh của sự tiếp cận Đại Viên Mãn hay Dzogchen, trong đó thân hữu hình của hành giả chuyển hóa thành một thân ánh sáng cầu vồng, nó có thể sử dụng như một lực dẫn dắt duy nhất cho những bậc có sự thành tựu tâm linh vĩ đại nhất và duy trì cho tới khi vòng luân hồi không còn chúng sinh.

[108] Bởi làm như thế sẽ có nguy cơ gây nên cái chết thực sự cùng hậu quả là tâm thức của bà không thể trở lại thân xác.

[109] Những viên thuốc được hiến cúng trong những buổi lễ đặc biệt và chúng trao truyền những ân phước cho những ai dùng chúng.

[110] Một repa là một yogin chỉ mặc một y phục mỏng bằng vải trắng (như Milarepa).

[111] Đây là một bài kệ nổi tiếng từ bản dịch tiếng Tây Tạng của Bodhicharyavatara (Bồ Tát Hạnh), một tác phẩm nổi tiếng thuộc Phật Giáo Đại thừa của Shantideva xứ Ấn Độ.

[112] Nghĩa đen: “bằng miệng hay bàn tay”.

[113] Theo Chagdud Rinpoche, đây có thể là một ám chỉ người gác cổng hung dữ mà Dawa Drolma có thể gặp trong hành trình trở về cõi người của bà; hạt gạo là một hình thức của sự bảo vệ.

[114] Xem chú thích 111 ở trên.

[115] Lantza là một loại chữ trang trí được người Tây Tạng dùng trên đầu đề các trang sách và làm các câu khắc trên những bánh xe cầu nguyện và v.v..; nó là một loại chữ miền bắc Ấn Độ mà nhờ những chữ tiêu đề (uchen) của mẫu tự Tây Tạng được đặt nền tảng. Chữ Wardhu (Wartula Gupta) là loại chữ bắc Ấn Độ khắc trên đó những chữ “không tiêu đề” (umed) của Tây Tạng được đặt nền.

[116] Một quận ở tỉnh Dagpo miền nam Tây Tạng.

[117] Đây là cá nhân cũng được nhắc tới là Jatrul; xem chú thích 7 ở trên.

http://tuvien.com/chet_va_tai_sinh

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.